Bài 63 + 64: Thấu nhiệt cao tần + Laser công suất thấp

>>>Tham khảo nội dung liên quan:

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 63+64: Thấu nhiệt cao tần + Laser công suất thấp (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 63+64: Thấu nhiệt cao tần + Laser công suất thấp

THẤU NHIỆT CAO TẦN:

1. Cơ sở lý thuyết – Thấu nhiệt cao tần

Nếu cần tăng nhiệt tại một vùng tổ chức rộng, nằm sâu dưới da, thấu nhiệt cao tần sẽ là lựa chọn ưu tiên. Nó gồm hai kỹ thuật: thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt vi sóng. Sóng ngắn thường dùng trong lâm sàng với các tần số 27,12 MHz (bước sóng 11 m) và 13,56 MHz (bước sóng 22 m); còn vi sóng với các tần số 2456 MHz (bước sóng 12 cm) và 915 MHz (bước sóng 33 cm). Thấu nhiệt cao tần làm tăng nhiệt độ trong cơ thể nhờ sự biến đổi năng lượng điện từ thành nhiệt năng. Điều đó dẫn tới các tác dụng điển hình của nhiệt trị như giãn mạch, giảm đau, tăng chuyển hóa, kích thích lành vết thương…

Do đó tác dụng của thấu nhiệt cao tần trên các hệ thống chức năng hầu như tương tự siêu âm, cũng là một kỹ thuật tăng nhiệt sâu. Dưới đây là một số ưu điểm của thấu nhiệt cao tần so với các kỹ thuật nhiệt trị khác, kể cả siêu âm.

2. Tác dụng trên các hệ chức năng

Hệ da:

Nếu da và tổ chức dưới da nhạy cảm và không dung nạp với tấm đắp ẩm, gel siêu âm hoặc áp lực từ đầu siêu âm, cần chọn thấu nhiệt cao tần.

Hệ cơ xương khớp:

Khi cần điều trị một vùng một diện tích lớn hoặc bề mặt không bằng phẳng, như vùng bả vai hoặc khớp gối, thấu nhiệt cao tần là chọn lựa thích hợp hơn siêu âm. Ngoài ra sự cung cấp nhiệt lượng hằng định hơn và sự giảm nhiệt sau điều trị chậm hơn cũng là các ưu thế của sóng ngắn và vi sóng.

Hệ thần kinh cơ:

Ngoài các cơ chế giảm đau thông thường của một mô thức nhiệt trị, thấu nhiệt cao tần còn có tác dụng tâm lý nổi trội so với một số kỹ thuật khác.

LASER CÔNG SUẤT THẤP:

1. Cơ sở lý thuyết:

Laser được ứng dụng trong điều trị chủ yếu dựa trên các tác dụng kháng viêm, giảm đau và kích thích lành vết thương. Có ba kỹ thuật ứng dụng là chiếu ngoài, châm cứu và nội tĩnh mạch, mỗi kỹ thuật có ưu nhược điểm riêng. Với hai kỹ thuật sau, laser có thể can thiệp lên một số rối loạn hệ thống. Với tư cách một mô thức còn tương đối đối mới, laser vẫn tiếp tục được thử nghiệm trong lâm sàng.

2. Tác dụng trên các hệ chức năng:

Hệ tim phổi:

Với kỹ thuật châm cứu và nội mạch, laser công suất thấp có thể giãn động mạch vành, giảm độ nhớt máu hoặc chống kết tập tiểu cầu, dẫn tới tăng lượng máu nuôi tim. Sự trao đổi oxy tại phổi và dung nạp oxy mô tăng. Laser châm cứu có tác dụng trợ giúp các bệnh nhân hen phế quản.

Hệ nội tiết:

Laser tham gia điều hòa chức năng nội tiết. Nó kích thích hoạt tính của một số enzyme kháng oxy hóa như catalase hoặc superoxide dismutase (SOD).

Hệ da:

Laser tăng tạo collagen, giúp cải thiện cấu trúc da bệnh lý. Vi tuần hoàn da cũng cải thiện rõ rệt dước tác dụng của laser

Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:

Qua nội soi, laser có thể điều trị loét dạ dày và tá tràng. Viêm phần phụ cũng có thể can thiệp nhờ loại laser với kỹ thuật ứng dụng thích hợp.

Hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh cơ:

Điều trị vết thương lâu lành và loét cơ do loạn dưỡng là ưu thế nổi bật của laser. Viêm khớp gối, khớp cổ chân và các khớp khác bằng laser hồng ngoại cũng là các chỉ định ưu tiên.

Đọc tiếp: Bài 65: Tích hợp các phương pháp lâm sàn ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay