Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 8 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 10 đó là Tác dụng của điện trị liệu trên các hệ thống chức năng (Tiếp cận hệ thống, Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng…). Chương 10 gồm 9 bài đó là:
Bài 65: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng
Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 65: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo)
Bài 65: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng
1. Cơ sở lý thuyết – Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng
Để nâng cao hiệu quả điều trị, các phương pháp điện trị liệu thường được dùng kết hợp với nhau. Với các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Cũng như với các trị liệu tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn khác. Chẳng hạn hóa trị liệu hoặc tâm lý liệu pháp. Bằng cách đó, có thể tối ưu hóa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng phương pháp.
2. Ứng dụng lâm sàng – Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng
Từ các cơ chế nền tảng về quá trình bệnh lý và tác dụng sinh học của các mô thức điện trị liệu, có thể đưa ra một số lựa chọn nổi bật trong lâm sàng như sau:
Kích thích lành vết thương:
Để khuyến khích lành vết thương và tái sinh mô, cần đặt ra các mục tiêu: ngăn ngừa chấn thương thứ cấp và giảm chảy máu, làm sạch vết thương, giảm cứng khớp, kiểm soát đau, tăng tuần hoàn, tăng phân chia tế bào, khôi phục tính linh động và sức mạnh, và giảm tạo sẹo. Các mô thức thích hợp với các mục tiêu đó được đưa ra trong bảng 10.1 (hình 10.1):
Kiểm soát đau:
Nhiều mô thức điện trị liệu kiểm soát đau rất hiệu quả. Bảng 10.2 dưới đây là một tổng kết dựa trên các bằng chứng lâm sàng.
Trương lực cơ bất thường:
Cùng với vận động liệu pháp, điện trị liệu là một phương pháp bổ trợ hiệu quả trong kiểm soát các bất thường trương lực cơ. Bảng 10.3 minh họa cho tính hiệu quả đó (hình 10.2).
Hạn chế vận động:
Cũng như trương lực cơ bất thường, các hạn chế vận động có thể điều trị hiệu quả nhờ kết hợp đúng đắn vận động liệu pháp với các mô thức điện trị liệu. Bảng 10.4 đưa ra một số chỉ dẫn về sự kết hợp đó trong lâm sàng.
Các chỉ định và phản chỉ định tổng quát của vật lý trị liệu nói chung, điện trị liệu nói riêng có thể tìm thấy trong bảng 1.3, chương 1.
TỔNG KẾT:
- Tiếp cận hệ thống là một tiếp cận được cả nhà trị liệu, bệnh nhân và các hãng bảo hiểm y tế chấp nhận.
- Tiếp cận hệ thống quan tâm tới tác dụng sinh học của các mô thức điều trị trên bảy hệ thống chức năng của cơ thể, nên có cơ sở khoa học vững chắc.
- Các mô thức điện trị liệu thường được dùng kết hợp với nhau, với các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hoặc các điều trị tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn khác.
- Với các chỉ định đặc trưng như lành vết thương, giảm đau, kiểm soát trương lực cơ hoặc hạn chế vận động, điện trị liệu đã chứng tỏ được sự hiệu quả trong lâm sàng, cả khi dùng riêng rẽ hoặc khi kết hợp với các can thiệp khác.
Đọc tiếp: Bài 66: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng ( Bấm để đọc )
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!