Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 10 ( gồm 10 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 11 đó là Phương hướng và triển vọng của điện trị liệu (Các lĩnh vực nghiên cứu…). Chương 11 gồm 2 bài đó là:
Bài 66: Các lĩnh vực nghiên cứu
Bài 67: Phương pháp luận nghiên cứu
Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 66: Các lĩnh vực nghiên cứu (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo)
Bài 66: Các lĩnh vực nghiên cứu
Không thể bỏ qua một thực tế là việc ứng dụng điện trị liệu trong lâm sàng chưa căn cứ đầy đủ vào các nghiên cứu đáng tin cậy (các nghiên cứu RCT tiêu chuẩn). Mà dựa khá nhiều vào kinh nghiệm và sở thích cá nhân của nhà trị liệu. Đó là một thực tế khách quan. Vì việc tổ chức các nghiên cứu RCT trong điện trị liệu không đơn giản. Với hóa trị liệu, có thể dễ dàng bào chế các giả dược (placebo) hoàn toàn giống thuốc thật để thực hiện các nghiên cứu mù đôi. Nhưng với điện trị liệu, thuyết phục bệnh nhân đang nhận một can thiệp giả (sham) rằng họ đang thực sự được điều trị là một việc vô cùng khó khăn.
Do kinh nghiệm và sở thích cá nhân của nhà trị liệu đóng vai trò quan trọng trong điện trị liệu. Nên sự chấp nhận đối với một số kỹ thuật điều trị nhiều khi phụ thuộc vào không gian địa lý. Chẳng hạn tại châu Âu, dòng giao thoa hoặc sóng ngắn được dùng nhiều hơn hẳn tại Mỹ. Trước thực tế đó, không thể bỏ qua nhận xét rằng. Hoặc bệnh nhân châu Âu phải chịu một số can thiệp không hiệu quả. Hoặc bệnh nhân Mỹ không được nhận một số kỹ thuật có ích. Trong trường hợp đó, chỉ các nghiên cứu đáng tin cậy về mặt lâm sàng mới có thể cho biết. Can thiệp nào hiệu quả và hiệu quả trong trường hợp nào.
Ngoài ra các nghiên cứu đó cũng có thể cung cấp thông tin về mức độ tiện dụng, hiệu quả kinh tế và xã hội. Cũng như sự chấp nhận của bệnh nhân và cộng đồng đối với một kỹ thuật điều trị cụ thể. Qua đó giúp bệnh nhân, nhà trị liệu, nhà sản xuất thiết bị và giới hoạch định chính sách y tế có các lựa chọn và quyết sách đúng đắn.
Có nhiều lĩnh vực mà các nghiên cứu tương lai có thể giúp cải thiện hiệu quả lâm sàng của điện trị liệu. Chúng bao gồm tính chất vật lý và tác dụng của các mô thức điều trị. Tác dụng sinh học của chúng, khả năng ứng dụng lâm sàng. Cũng như chống chỉ định, phòng ngừa và tác hại của điện trị liệu (nếu không dùng đúng cách). Ngay với các can thiệp đã được nghiên cứu tương đối toàn diện. Chẳng hạn TENS, cũng cần tiếp tục nghiên cứu để tối ưu hóa qui trình ứng dụng.
Nói chung thuộc tính vật lý và tác dụng sơ cấp của các mô thức điện trị liệu đã được tìm hiểu tương đối kỹ. Tuy nhiên tương tác của chúng với tổ chức sinh học và tác dụng trên các hệ thống chức năng của cơ thể còn ít được nghiên cứu.
1. Tính chất và tác dụng vật lý của các mô thức điện trị liệu – Các lĩnh vực nghiên cứu.
Mặc dù thuộc tính vật lý của hầu hết các tác nhân điện vật lý đã được tìm hiểu và mô tả tương đối kỹ. Nhưng các nghiên cứu tương lai vẫn cần làm rõ bản chất và biên độ của các tác dụng vật lý trên cơ thể sống. Chẳng hạn, mặc dù đã biết rằng, với các mô thức nhiệt, nhiệt năng xuất hiện do sự ma sát giữa các hạt. Nhiệt lượng tăng tỷ lệ thuận với chuyển động tương đối của các hạt. Và nhiệt lượng cần thiết để thay đổi nhiệt độ của một chất phụ thuộc vào nhiệt dung riêng của chất đó. Nhưng nếu không tiếp tục nghiên cứu, sẽ không thể dự đoán chính xác sự tăng nhiệt độ. Và phân bố nhiệt trong cơ thể tương ứng với một can thiệp cụ thể được dùng trong lâm sàng.
Hãy xét hai trường hợp cụ thể là thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt vi sóng. Hai mô thức tạo nhiệt và có các tính chất vật lý đã biết. Tuy nhiên các số liệu hiện hành khá mâu thuẫn về phân bố nhiệt do chúng tạo ra tại các loại tổ chức khác nhau. Nhất là khi chúng được dùng với các điện cực khác nhau. Nghiên cứu tương lai có thể giải quyết mâu thuẫn đó. Do đó làm tăng hiệu quả và độ an toàn của các mô thức khá phổ dụng này.
Một lĩnh vực nghiên cứu khác là nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng các thiết bị mới. Cũng như phát triển các mô thức mới. Hầu hết các thiết bị mới trong thời gian gần đây chỉ tạo ra các dạng năng lượng tương tự như các thiết bị từng có trong quá khứ. Tuy những tiến bộ công nghệ cho phép chúng hoạt động hiệu quả và an toàn hơn. Cũng như chuyển tải các dải năng lượng với cường độ và tần số linh hoạt hơn.
Nghiên cứu hoàn thiện chúng cả trên phương diện lý luận và thực hành. Đồng thời cố gắng phát triển các tác nhân điện vật lý mới là một phương hướng nên khuyến khích. Việc phát triển và ứng dụng sóng xung kích siêu âm trong các bệnh cơ xương khớp trong thập kỷ qua là minh họa điển hình cho phương hướng đó.
Laser công suất thấp cũng là một mô thức tương đối mới trong vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Thiết bị laser tạo ra chùm năng lượng điện từ với các đặc trưng rất khác biệt như độ đơn sắc, sự định hướng hoặc tính kết hợp cao. Hiện tại các thiết bị laser chỉ tạo được các bức xạ với độ xuyên sâu khá thấp khi tương tác với cơ thể (từ vài mm tới vài cm). Tạo ra các chùm laser công suất thấp có khả năng xuyên sâu hơn là một đòi hỏi hợp lý từ thực tiễn lâm sàng.
Siêu âm sóng dài là một tác nhân khác đang được giới nghiên cứu quan tâm. Nó có bước sóng dài hơn và tần số thấp hơn các loại siêu âm đang dùng trong vật lý trị liệu. Do đó có độ xuyên sâu tốt hơn. Loại siêu âm này được thiết kế để tác động lên các cấu trúc nằm sâu trong cơ thể. Tuy nhiên phân bố năng lượng của nó trong các tổ chức sinh học là bài toán đang gây tranh cãi. Do có độ phân kỳ cao, nên tuy đạt tới các độ sâu lớn hơn. Mức năng lượng siêu âm có thể không còn đủ lớn để tạo ra hiệu ứng mong muốn (nguyên lí Arndt – Schultz).
Do đó nghiên cứu phân bố năng lượng trong các loại tổ chức sinh học khác nhau. Và phát triển các kỹ thuật hội tụ chùm bức xạ trở nên rất cần thiết để phát huy ưu điểm của loại siêu âm đầy tiềm năng này.
2. Tác dụng sinh học của các mô thức điện trị liệu – Các lĩnh vực nghiên cứu.
Mặc dù nghiên cứu về tính chất vật lý có thể tạo thuận lợi cho những tiến bộ trong lâm sàng. Với mục đích tối ưu hóa quá trình can thiệp và chăm sóc bệnh nhân. Nghiên cứu về tác dụng sinh lý và điều trị của các tác nhân điện vật lý vẫn có vai trò quyết định. Các nghiên cứu đó cần khảo sát tác dụng của tác nhân lên tính chất vật lý của mô. Như độ đàn hồi của cơ hoặc gân và tính thấm màng tế bào. Cũng như lên các quá trình sinh lý, như lành vết thương hoặc độ dẫn xung thần kinh. Và các trạng thái bệnh lý, chẳng hạn loét loạn dưỡng hoặc nhiễm khuẩn.
Nghiên cứu trong các lĩnh vực này có thể giúp tìm được biên độ của các hiệu ứng. Cũng như các tham số điều trị tối ưu. Các nghiên cứu đó cũng có thể dẫn dắt các ứng dụng lâm sàng chuyên biệt. Như dùng dòng điện hoặc siêu âm đưa thuốc qua da và khuyến khích lành vết thương. Hoặc dùng các mô thức hồng ngoại và kích thích điện để giảm đau.
Để thu được các kết quả lâm sàng giầu tính dự báo hơn, các nghiên cứu về cơ chế vi mô của các tác dụng sinh học vĩ mô đóng vai trò quan trọng. Những tiến bộ khoa học và công nghệ gần đây tạo điều kiện cho giới nghiên cứu can thiệp được tới mức phân tử và dưới phân tử. Cho phép các nghiên cứu đó có thể trở thành sự thật.
3. Ứng dụng lâm sàng của các mô thức điện trị liệu – Các lĩnh vực nghiên cứu.
Tuy các nghiên cứu về tính chất vật lý và tác dụng sinh học của các mô thức có thể cho biết loại can thiệp nào hiệu quả. Và hiệu quả trong trường hợp nào. Cũng như cơ chế khả dĩ của các can thiệp đó. Các nghiên cứu RCT tiêu chuẩn vẫn mang ý nghĩa quyết định trong việc đạt được các mục tiêu điều trị. Cần nhấn mạnh rằng, từ tác dụng sinh học dương tính trong điều kiện thí nghiệm đến kết quả điều trị có lợi trong bối cảnh lâm sàng vẫn còn là một khoảng cách không nhỏ.
Laser công suất thấp là một minh họa cho nhận định nói trên. Khi tại Mỹ, FDA chưa cấp phép cho bất cứ một ứng dụng lâm sàng nào. Mặc dù các tác dụng sinh học đã được làm rõ trong nhiều thí nghiệm trên qui mô quốc tế.
Nghiên cứu lâm sàng cũng có thể đề xuất và xác nhận các qui trình và tham số điều trị tối ưu. Như phương thức can thiệp, thời gian, mức độ và tần suất can thiệp. Chẳng hạn khi dùng kích thích điện để giảm đau. Hàng loạt tham số cần được nhận chân như loại dòng (TENS hoặc dòng giao thoa; TENS kinh điển hoặc TENS kiểu châm cứu;…), tần số và độ rộng xung, cường độ dòng, cách đặt điện cực. Thời gian cho một lần điều trị, tần suất và số lần điều trị… Không phải ngẫu nhiên mà các nghiên cứu lâm sàng nhiều khi cho kết quả mâu thuẫn nhau.
Vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn khi cần chọn mô thức can thiệp thích hợp cho một tình trạng bệnh lý cụ thể. Chẳng hạn vết thương hở. Hiện tại sự lựa chọn (kích thích điện, siêu âm phi nhiệt, các mô thức hồng ngoại…) phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sở thích cá nhân của nhà trị liệu. Nhưng trong tương lai, các nghiên cứu RCT qui chuẩn cần có tiếng nói quyết định.
4. Phản chỉ định, phòng ngừa và tác hại của các mô thức điện trị liệu.
Mặc dù nghiên cứu ứng dụng lâm sàng không chỉ cho biết hiệu quả chữa bệnh. Mà còn cả những tác dụng không mong muốn của điện trị liệu. Nhưng các nghiên cứu về phản chỉ định, phòng ngừa và tác hại của các tác nhân điện vật lý cũng cần thiết để xác định các cảnh báo hiện hành có phù hợp hay không. Cũng như để đảm bảo việc sử dụng an toàn các tác nhân đó trong điều trị. Hiện tại, phản chỉ định của điện trị liệu dựa trên các tác hại có thể có. Và kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước hơn là các thử nghiệm qui chuẩn (RCT). Tức dựa trên sự suy lý hơn là bằng chứng khách quan.
Điều đó một mặt có thể dẫn tới việc không ngăn chặn một ứng dụng không an toàn. Mặt khác lại có thể hạn chế một ứng dụng có tiềm năng. Chẳng hạn một số tác giả ít dùng siêu âm cho bệnh nhân loãng xương. Vì lo ngại khả năng phá vỡ sự cố kết của các cấu trúc xương. Mặc dù điều đó giúp giảm thiểu khả năng gây hại có thể có. Nhưng nó cũng không cho phép bệnh nhân nhận được một can thiệp có thể có ích.
Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, rất khó thực hiện các nghiên cứu cho phép thu được bằng chứng quyết định về phản chỉ định. Cảnh báo và tác hại của các tác nhân điện vật lý. Trong nhiều trường hợp, như mang thai hoặc ung thư ác tính. Các thử nghiệm lâm sàng về tác hại của điện trị liệu không chỉ bất khả trên khía cạnh chuyên môn. Mà còn bị cấm trên phương diện đạo lý. Vì thế, nghiên cứu in vitro, nghiên cứu trên động vật và các trường hợp lâm sàng (case report) là cần thiết để nhận chân các nguy cơ tiềm ẩm của việc ứng dụng các tác nhân điện vật lý.
Do được ngoại suy từ thực nghiệm và các trường hợp lâm sàng điển hình. Nên có thể các phản chỉ định hoặc cảnh báo về tác hại của điện trị liệu có phần quá chặt chẽ (chẳng hạn mang thai là một phản chỉ định của kích thích điện. Trong khi thai phụ có thể dùng TENS kinh điển để giảm đau). Tuy nhiên khi chưa có các nghiên cứu RCT khẳng định điều ngược lại. Nhà trị liệu vẫn phải tuân theo các phản chỉ định hiện hành.
Nghiên cứu tác hại của điện trị liệu cũng góp phần đưa ra các ứng dụng mà trong quá khứ được xem là không an toàn. Chẳng hạn vật ghép kim loại từng là phản chỉ định của siêu âm. Vì quan niệm tác nhân này có thể tạo sự quá nhiệt tại vật ghép. Giống như với thấu nhiệt cao tần. Hoặc làm giảm sự vững chắc của vật ghép.
Tuy nhiên các nghiên cứu RCT đã chỉ ra rằng. Siêu âm phản xạ trên vật ghép kim loại chứ không làm nóng nó. Do đó cũng không ảnh hưởng tới độ bền vững của nó. Vì thế hiện siêu âm được chỉ định cả cho các tổ chức có vật ghép kim loại. Chẳng hạn siêu âm có thể dùng để tăng tầm vận động tại các vùng mô mềm bị co. Do ghép các dụng cụ kim loại để cố định vết gãy xương.
Đọc tiếp: Bài 67: Phương pháp luận nghiên cứu ( Bấm để đọc )
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!