Bài 59: Ion di

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 9 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 10 đó là Tác dụng của điện trị liệu trên các hệ thống chức năng (Tiếp cận hệ thống, kích thích điện…). Chương 10 gồm 9 bài đó là:

          Bài 57: Tiếp cận hệ thống

          Bài 58: Kích thích điện

          Bài 59: Ion di

          Bài 60: Lạnh trị liệu

          Bài 61: Nhiệt trị liệu

          Bài 62: Siêu âm điều trị

          Bài 63: Thấu nhiệt cao tần

          Bài 64: Laser công suất thấp

          Bài 65: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 59: Ion di (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 59: Ion di 

1. Cơ sở lý thuyết – Ion di

Ion di là quá trình đưa các ion có tác dụng điều trị qua da bằng dòng điện. Nó được dùng để điều trị viêm cơ xương khớp, giảm đau, giảm mô sẹo, lành vết thương và điều trị nề, thiếu canxi và chứng tăng tiết mồ hôi. Tác dụng của ion di liên quan trực tiếp với loại ion hoặc loại dung dịch đưa vào cơ thể.

2. Tác dụng trên các hệ chức năng – Ion di

Hệ tim phổi:

Tác dụng tim phổi liên quan trực tiếp với loại thuốc được vận chuyển. Chẳng hạn lidocaine gây giãn mạch trong khi epinephrine tạo sự co mạch.

Hệ nội tiết:

Đỏ da sau điều trị dường như do phóng thích histamine.

Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:

Ion di chống chỉ định đối với thai phụ.

Hệ da:

Da được xem là trung hòa về điện. Dòng ion di làm thay đổi độ pH của da, vốn nằm trong giới hạn sinh lý 3 – 4. Với phản ứng axít hóa, độ pH xuống dưới 3, còn trong sự kiềm hóa, nó lớn hơn 5. Bỏng hóa học có thể xuất hiện tại vị trí đặt điện cực. Nó thường xuất hiện tại cực âm, nơi tích tụ natri hydroxít. Đỏ da có thể xuất hiện sau điều trị. Phản ứng kiềm hóa thường gây hoại tử. Thay đổi độ pH là nguyên nhân kích thích da sau liệu trình ion di.

Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:

Không giống các con đường thâm nhập khác, nồng độ thuốc sau ion di tập trung tại các vùng can thiệp cục bộ. Điều đó dẫn tới tác dụng tối thiểu hóa nồng độ hệ thống qua quá trình tuần hoàn ngoại biên.

Đọc tiếp: Bài 60: Lạnh trị liệu ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn