Bài 60: Lạnh trị liệu

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 9 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 10 đó là Tác dụng của điện trị liệu trên các hệ thống chức năng (Tiếp cận hệ thống, kích thích điện…). Chương 10 gồm 9 bài đó là:

          Bài 57: Tiếp cận hệ thống

          Bài 58: Kích thích điện

          Bài 59: Ion di

          Bài 60: Lạnh trị liệu

          Bài 61: Nhiệt trị liệu

          Bài 62: Siêu âm điều trị

          Bài 63: Thấu nhiệt cao tần

          Bài 64: Laser công suất thấp

          Bài 65: Tích hợp các phương pháp trong lâm sàng

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 60: Lạnh trị liệu (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 60: Lạnh trị liệu

1. Cơ sở lý thuyết – Lạnh trị liệu

Các mô thức hồng ngoại tác động cơ thể qua sự tăng hoặc giảm nhiệt độ mô khi sử dụng các kỹ thuật nhiệt hoặc lạnh trị liệu.

Lạnh trị liệu có tác dụng giảm nhiệt độ mô, do đó giảm dòng máu tuần hoàn và tốc độ chuyển hóa. Điều đó dẫn tới giảm chảy máu và các triệu chứng viêm cấp như sưng hoặc đau. Lạnh cũng làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, do đó tăng ngưỡng đau.

2. Tác dụng trên các hệ chức năng – Lạnh trị liệu

Hệ tim phổi:

Lạnh làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương do tác dụng co mạch ngoại biên (tăng tổng trở thủy động ngoại biên). Nhịp tim và nhịp hô hấp giảm.

Hệ nội tiết:

Khi áp lạnh, sự phóng thích các chất giãn mạch như histamine hoặc prostaglandin giảm. Tốc độ chuyển hóa cũng giảm, dẫn tới giảm các sản phẩm và nhiệt chuyển hóa. Ngoài tác dụng ức chế tạo histamine, nhiều người tin rằng, co mạch là một phần của phản ứng để cơ thể duy trì nhiệt độ hằng định sâu trong cơ thể (phản ứng thần kinh tự động) nhờ tăng tiết norepinephrine và epinephrine khi áp lạnh.

Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:

Lạnh có thể gây các phản ứng trái ngược nhau tại hệ tiêu hóa. Phóng thích hemoglobin vào nước tiểu từ các hồng cầu bị phân hủy có thể dẫn tới chứng tăng hemoglobin niệu kịch phát do lạnh. Lạnh cũng có thể giảm dòng máu tới đường tiêu hóa, dẫn tới giảm hoạt tính tiêu hóa qua tác dụng giảm co cơ.

Hệ da:

Khi áp lạnh, nhiệt độ da và vùng tổ chức bên dưới giảm đi. Tính thấm tế bào giảm kèm với sự hoạt hóa các sợi thần kinh tạo adrenaline giao cảm do phản xạ, dẫn tới sự co hệ mạch máu da. Có thể xuất hiện đỏ da do tăng lượng oxyhemoglobin trong máu. Lạnh kéo dài có thể gây thiếu oxy mô. Khi nhiệt độ giảm, dòng máu động mạch và tĩnh mạch cũng giảm. Điều đó gây ra sự tích tụ các sản phẩm chuyển hóa và thán khí. Lượng CO2 tăng làm da trở nên tím tái.

Hệ cơ xương khớp:

Khi áp lạnh vùng tổn thương, co thắt cơ sẽ giảm do giảm các sản phẩm chuyển hóa tại chỗ. Hoạt tính các đơn vị vận động giảm, nhưng độ nhớt của cơ và gân trong cơ tăng. Độ cứng khớp và sự co rút cơ tăng. Lạnh cũng làm giảm chứng loét cơ do ít vận động.

Hệ thần kinh cơ:

Lạnh giảm độ nhạy cảm và hoạt tính thoi cơ, do giảm phóng lực tại các tận cùng thần kinh. Lạnh có tác dụng giảm triệu chứng co cứng cơ do giảm hoạt tính nơ-ron vận động gamma, phản xạ đơn xy-náp và tốc độ hoạt tính hướng tâm. Tuy nhiên với cơ bình thường, lạnh làm tăng hoạt tính nơ-ron vận động gamma. Dưới 20oC, được xem là ngưỡng giới hạn của cảm giác đau, hoạt tính thần kinh dần suy giảm và sự điều chỉnh mang tính bảo vệ tại hệ mạch được kích thích. Tại 9oC, tốc độ dẫn truyền xung thần kinh giảm; và tại 5oC, xuất hiện các triệu chứng liệt thần kinh ngoại biên.

Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:

Khi áp lạnh, hệ mạch ngoại biên chịu tác động vì sự hoạt hóa các thụ thể lạnh trong da, dẫn tới phản ứng co cơ trơn thành mạch. Điều đó dẫn tới co mạch và giảm tốc độ tuần hoàn do độ nhớt máu tăng. Lạnh cũng làm giảm khả năng khử kết hợp giữa oxy và hemoglobin, do đó giúp kiểm soát chảy máu và phù nề.

Đọc tiếp: Bài 61: Nhiệt trị liệu ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn