Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 5 ( gồm 4 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 6 đó là Thấu nhiệt cao tần (Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt, Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị…). Chương 6 gồm 7 bài đó là:
Bài 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt
Bài 29: Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị
Bài 31: Ứng dụng thấu nhiệt cao tần trong lâm sàng
Bài 32: Thận trong trong thấu nhiệt cao tần
Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm
Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần
Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 30: Thấu nhiệt vi sóng (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo)
Bài 30: Thấu nhiệt vi sóng
Thấu nhiệt vi sóng thường có hai tần số thiết kế là 2456 MHz (bước sóng 12 cm) và 915 MHz (bước sóng 33 cm). Vi sóng có tần số lớn hơn và bước sóng ngắn hơn so với sóng ngắn. Thiết bị thấu nhiệt vi sóng tạo điện trường mạnh và từ trường tương đối nhỏ.
Với thiết kế phù hợp, sự mất mát năng lượng của thiết bị vi sóng không quá 10%. Vi sóng tạo nhiệt nhờ dao động nội phân tử của các phân tử độ phân cực cao. Nếu lớp mỡ dưới da dày hơn 1 cm, nhiệt độ mô mỡ sẽ tăng quá cao trước khi các lớp tổ chức sâu hơn tăng nhiệt. Thấu nhiệt vi sóng vùng tần số 915 MHz ít gặp vấn đề đó hơn, nhưng các thiết bị vi sóng thường thấy trên thị trường chỉ có tần số 2456 MHz. Nếu lớp mỡ dưới da không quá 0,5 cm, vi sóng có thể xuyên tới độ sâu 5 cm. Xương là tổ chức hấp thụ sóng ngắn và vi sóng mạnh hơn các tổ chức khác.
1. Thiết bị thấu nhiệt vi sóng:
Thiết bị thấu nhiệt vi sóng gồm một nguồn điện cung cấp năng lượng cho bộ dao động magnetron và mạch điều khiển. Mạch điều khiển kiểm soát công suất ra bằng cách thay đổi điện thế nuôi magnetron, còn bộ dao động magnetron dùng từ trường để tạo các dòng điện cao tần (hình 6.13).
Hình 6.14 biểu diễn bảng điều khiển của thiết bị vi sóng điển hình. Công suất ra có thể điều chỉnh theo sự dung nạp của bệnh nhân. Đồng hồ đầu ra chỉ công suất đầu ra tương đối. Có hai loại đèn chỉ thị: đèn hổ phách cho biết thiết bị đang khởi động; còn đèn đỏ chứng tỏ thiết bị đã sẵn sàng làm việc.
2. Điện cực thấu nhiệt vi sóng:
Điện cực thấu nhiệt vi sóng được gọi là tấm áp. Năng lượng vi sóng chỉ có thể truyền tới từng mặt một trên tấm áp. Bề mặt tấm áp phải phẳng, nếu không một phần năng lượng không nhỏ sẽ bị phản xạ.
Thiết bị thấu nhiệt vi sóng làm việc tại tần số 2456 MHz cần có lớp không khí ngăn cách giữa tấm áp và da. Gợi ý của nhà sản xuất thiết bị về khoảng cách và mức công suất ra cần được tuân thủ chặt chẽ. Một ăng-ten định hướng được gắn với tấm áp sao cho nó vuông góc với bề mặt da, đảm bảo chùm vi sóng có góc tới thích hợp (định luật cosine).
Có hai loại tấm áp dùng trong thấu nhiệt vi sóng: hình tròn và hình chữ nhật. Tấm áp hình tròn có đường kính 10 hoặc 15 cm. Với loại tấm áp này, sự tăng nhiệt lớn nhất xảy ra tại vùng ngoại vi của trường bức xạ (hình 6.15A).
Tấm áp chữ nhật có kích thước khoảng 11 x 13cm hoặc 13 x 50cm; nó tạo sự tăng nhiệt cực đại tại tâm vùng chiếu (hình 6.15B).
Nếu thiết bị phát sóng tại tần số 915 MHz, tấm áp cần đặt cách bề mặt da khoảng 1cm, để giảm sự phản xạ năng lượng.
3. Kỹ thuật ứng dụng vi sóng:
Thiết bị thấu nhiệt vi sóng cần có thời gian khởi động. Đó là thời gian thích hợp để kỹ thuật viên chuẩn bị điện cực và bệnh nhân (hình 6.16). Tấm áp cần được điều chỉnh sao cho chùm vi sóng vuông góc với bề mặt da. Thấu nhiệt vi sóng thích hợp để điều trị các bệnh lý tại vùng ít mỡ dưới da, như gân bàn tay, bàn chân, cổ tay, cùng nhiều vùng khớp trên cơ thể.
Một cách tổng quát, có một số khác biệt rõ rệt giữa hai phương pháp thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt vi sóng mà nhà điều trị cần lưu tâm. Chúng bao gồm:
- Thấu nhiệt vi sóng tạo điện trường sinh nhiệt do dao động của các lưỡng cực trong màng tế bào. Sóng ngắn chủ yếu tạo từ trường.
- Thấu nhiệt vi sóng tạo sự tăng nhiệt nông tốt hơn thấu nhiệt sóng ngắn.
- Thấu nhiệt vi sóng không thể xuyên qua lớp mỡ dày như thấu nhiệt sóng ngắn (vi sóng chỉ xuyên qua lớp mỡ bằng 1/3 so với sóng ngắn)
- Không được đặt dụng cụ hoặc miếng kim loại trong vòng bán kính 1,3 m xung quanh thiết bị vi sóng, vì sự nhiễu sóng.
- Giữa tấm áp vi sóng và da cần có khoảng cách; trong khi điện cực sóng ngắn có thể đặt trực tiếp trên lớp khăn bao vệ da.
- Thấu nhiệt sóng ngắn dường như an toàn hơn thấu nhiệt vi sóng.
Đọc tiếp: Bài 31: Ứng dụng thấu nhiệt cao tần trong lâm sàng ( Bấm để đọc )
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!
Tôi là Lê Khắc Thuận, Co-founder của Công nghệ Y Khoa MDT. Mong rằng những sản phẩm và kiến thức về trị liệu có thể giải đáp những thắc mắc, cải thiện sức khỏe của bạn như mong muốn.
Đối với các chủ phòng khám và các bác sĩ, các nhà vật lý trị liệu, tôi hiểu rõ những thách thức mà bạn phải đối mặt trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Công nghệ Y Khoa MDT cam kết hỗ trợ bạn trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa quy trình làm việc của phòng khám. Chúng tôi cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, đào tạo chuyên sâu và hỗ trợ kỹ thuật liên tục để đảm bảo bạn luôn đi đầu trong lĩnh vực vật lý trị liệu. Hãy để chúng tôi trở thành đối tác đáng tin cậy trong hành trình phát triển chuyên môn và mở rộng dịch vụ của bạn.
Hotline: 090.282.3651