Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 5 ( gồm 4 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu. Cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 6 đó là Thấu nhiệt cao tần (Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt, Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị…). Chương 6 gồm 7 bài đó là:

          Bài 29: Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị

          Bài 30: Thấu nhiệt vi sóng

          Bài 31: Ứng dụng thấu nhiệt cao tần trong lâm sàng

          Bài 32: Thận trong trong thấu nhiệt cao tần

          Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm

          Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần

          Bài 35: Siêu âm như một mô thức nhiệt

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần

Nhà trị liệu có kiến thức về vật lý và lý sinh của phương pháp. Cũng như khả năng ứng dụng phương pháp trong lâm sàng. Nhiều khả năng sẽ đạt được kết quả khả quan.

Các hướng dẫn sau có thể giúp cho việc ứng dụng phương pháp thấu nhiệt cao tần trở nên an toàn và hiệu quả:

  1. Hỏi bệnh nhân (phản chỉ định và các điều trị đã sử dụng).
  2. Chuẩn bị tư thế bệnh nhân (thoải mái, tiện lợi).
  3. Kiểm tra vùng điều trị (viêm, vết thương hở…).
  4. Nếu có chỉ định, đắp khăn lên vùng cần tác động.
  5. Đặt trống điện cực trên vùng điều trị.
  6. Bật thiết bị.
  7. Chọn độ rộng xung.
  8. Chọn tần số xung.
  9. Điều chỉnh công suất ra.
  10. Đặt thời gian điều trị (15 – 30 phút).
  11. Bật nút phát sóng.
  12. Định kỳ hỏi bệnh nhân về cảm giác nhiệt trong quá trình điều trị.
  13. Khi đồng hồ ngưng, dừng điều trị và điều chỉnh mọi nút điều khiển về vị trí zero.
  14. Đánh giá hiệu quả điều trị (kiểm tra vùng can thiệp, hỏi bệnh nhân).
  15. Ghi chép tham số và kết quả điều trị.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651

TỔNG KẾT – Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần

  1. Thấu nhiệt cao tần là phương pháp ứng dụng năng lượng điện từ tần số cao để tăng nhiệt tại tổ chức sinh học. Thấu nhiệt cao tần bao gồm thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt vi sóng. Thấu nhiệt sóng ngắn có thể được phát với chế độ liên tục và chế độ xung.
  2. Tác dụng sinh lý của thấu nhiệt cao tần chế độ liên tục chủ yếu là tác dụng nhiệt. Do dao động cao tần của các phân tử. Thấu nhiệt sóng ngắn xung cũng dùng các tác dụng phi nhiệt để điều trị một số chấn thương và vết thương mô mềm.
  3. Thiết bị thấu nhiệt sóng ngắn tạo ra các dòng điện cao tần. Do đó sinh ra điện trường và từ trường tại tổ chức cần can thiệp. Tỷ số giữa điện trường và từ trường phụ thuộc vào đặc trưng của thiết bị và của các điện cực.
  4. Kỹ thuật điện dung, dùng điện cực kiểu tụ điện (tấm cách không khí và điện cực tấm), tạo điện trường mạnh hơn từ trường.
  5. Kỹ thuật cảm ứng, dùng các điện cực kiểu cuộn cảm (điện cực cáp và điện cực trống), tạo từ trường mạnh hơn điện trường. Nó tác động tổ chức bằng các dòng điện thứ cấp định xứ, gọi là dòng xoáy.
  6. Thấu nhiệt sóng ngắn xung được tạo ra bằng cách ngắt quãng thấu nhiệt liên tục tại các thời điểm nhất định. Thiết bị sóng ngắn xung thường dùng điện cực trống để truyền năng lượng tới vùng điều trị thông qua việc tạo từ trường.
  7. Thiết bị thấu nhiệt vi sóng tạo điện trường mạnh và từ trường tương đối yếu qua các tấm áp hình tròn hoặc hình chữ nhật.
  8. Thấu nhiệt cao tần được dùng để điều trị nhiều bệnh lý cơ xương khớp, như căng cơ, bầm dập, giãn dây chằng, viêm khớp, đau bán cấp và đau mạn…
  9. Có nhiều phản chỉ định và phòng ngừa đối với thấu nhiệt vi sóng hơn bất cứ một tác nhân điện vật lý nào khác.
  10. Để ứng dụng thấu nhiệt cao tần thành công, cần thực hành ứng dụng và điều chỉnh thiết bị theo yêu cầu điều trị của từng bệnh nhân.
  11. Bốn ưu thế của thấu nhiệt sóng ngắn so với siêu âm là vùng tăng nhiệt lớn hơn, sự tăng nhiệt đồng nhất hơn, cửa sổ kéo giãn cơ dài hơn và kỹ thuật viên có nhiều thời gian hơn.

Đọc tiếp: Bài 35: Siêu âm như một mô thức nhiệt ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn