Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 5 ( gồm 4 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 6 đó là Thấu nhiệt cao tần (Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt, Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị…). Chương 6 gồm 7 bài đó là:
Bài 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt
Bài 29: Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị
Bài 31: Ứng dụng thấu nhiệt cao tần trong lâm sàng
Bài 32: Thận trong trong thấu nhiệt cao tần
Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm
Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần
Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo)
Bài 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt
Thấu nhiệt cao tần là phương pháp dùng năng lượng điện từ tần số cao chủ yếu để sinh nhiệt trong các tổ chức sinh học. Nhiệt được sinh ra do sức kháng của tổ chức đối với dòng năng lượng đi qua nó. Sóng điện từ cao tần cũng có thể tạo ra một số hiệu ứng phi nhiệt.
Thấu nhiệt cao tần được chia làm hai loại: thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt vi sóng. Thấu nhiệt sóng ngắn có thể hoạt động với chế độ liên tục hoặc chế độ xung. Thấu nhiệt sóng ngắn liên tục đã được dùng trong lâm sàng từ lâu. Trong khi thấu nhiệt sóng ngắn xung là một ứng dụng tương đối mới. Khoảng 20 – 30 năm trước, tại các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Canada hoặc Úc, thấu nhiệt cao tần ít được dùng trong lâm sàng. Tại đó một số nhà vật lý trị liệu trẻ thậm chí chưa từng thấy một thiết bị cao tần.
Tuy nhiên, khoảng 5 – 10 năm nay, xuất hiện sự quan tâm mới tới phương pháp. Với nhiều nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí uy tín. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng đưa ra nhiều mẫu thiết bị xung. Giúp phương pháp trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Hiệu quả của thấu nhiệt cao tần phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm và khả năng của nhà trị liệu. Cụ thể hơn, thành công của phương pháp đòi hỏi sự đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và sự thấu hiểu hình thái tạo nhiệt từ các loại điện cực khác nhau. Tuy biết độ xuyên sâu của sóng điện từ cao tần lớn hơn các mô thức hồng ngoại, nhưng nhiều nhà trị liệu không rõ nó có đủ sâu để điều trị các tổn thương cơ xương khớp hay không. Trên thực tế, những nghiên cứu mới cho thấy, thấu nhiệt sóng ngắn xung tạo được cùng mức tăng nhiệt tại cùng một độ sâu như siêu âm 1 MHz.
1. Hiệu ứng nhiệt – Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt
Các phương pháp thấu nhiệt cao tần không thể khử cực màng tế bào và tạo sự co cơ vì bước sóng quá nhỏ. Tác dụng sinh lý cơ bản của thấu nhiệt liên tục là hiệu ứng nhiệt. Xuất hiện do dao động cao tần của các phân tử, nhất là phân tử nước.
Chính vì vậy, lợi ích cơ bản của thấu nhiệt cao tần liên quan trực tiếp với nhiệt. Như tăng nhiệt độ tại tổ chức chịu tác động, tăng tuần hoàn ngoại biên, giãn mạch, tăng khả năng lọc và khuếch tán qua màng tế bào và các vách ngăn, tăng tốc độ chuyển hóa, thay đổi một số phản ứng enzyme, thay đổi các tính chất vật lý của tổ chức sợi (như tại gân, khớp và sẹo), giảm cứng khớp, tạo thư giãn cơ, tăng ngưỡng đau và kích thích lành vết thương.
Liều điều trị trong thấu nhiệt cao tần không cần kiểm soát thật chính xác. Và lượng nhiệt do cơ thể hấp thụ cũng không thế đo đạc hoặc tính toán thật cụ thể.
Nhiệt xuất hiện tỷ lệ thuận với bình phương mật độ dòng và trở kháng của tổ chức:
Nhiệt = (Mật độ dòng)2 x Trở kháng
Từ 1965, Lehmann đã thấy rằng, nhiệt độ tăng 1oC có thể giảm viêm nhẹ và tăng chuyển hóa. Còn tăng vừa phải, khoảng 2 – 3oC, có thể giảm đau và giảm co thắt cơ. Nhiệt tăng khoảng 3 – 4oC làm tăng độ kéo giãn tổ chức. Cho phép điều trị các tổn thương mô liên kết mạn tính.
Cần lưu ý rằng, không có sự đồng thuận về mức nhiệt cần thiết để tăng độ đàn hồi tổ chức. Một quan điểm cho rằng, nhiệt độ tổ chức phải cao hơn 38 – 40oC. Trong khi quan điểm khác nhấn mạnh, mức tăng 3 – 4oC trên mức nền là tối ưu. Mặc dù chưa có nghiên cứu khẳng định ưu thế của quan điểm nào. Cần thấy rằng, mức nhiệt càng tăng thì độ đàn hồi của collagen càng lớn.
Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:
Nguyên nhân một số bệnh lý đáp ứng tốt hơn với thấu nhiệt cao tần so với các dạng nhiệt sâu khác. Chẳng hạn siêu âm, chưa được hiểu rõ. Có thể nó liên quan với kỹ năng ứng dụng của nhà trị liệu hoặc tác dụng tâm lý (sham) hơn là bản thân phương pháp can thiệp.
2. Hiệu ứng phi nhiệt – Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt
Thấu nhiệt sóng ngắn chế độ phát xung cũng có thể tạo các hiệu ứng phi nhiệt trong cơ thể. Với cơ chế giả định xuất hiện ở mức điện thế màng tế bào. Các tế bào tổn thương bị khử cực, dẫn tới các rối loạn chức năng như giảm khả năng phân chia và di cư tế bào. Do đó giảm khả năng tái sinh. Sóng ngắn xung được cho là có khả năng tái phân cực tế bào, giúp khôi phục các chức năng sinh lý bình thường.
Cũng có giả thuyết cho rằng ion Na+ có xu hướng tích tụ trong tế bào vì hoạt tính bơm Na+-K+ giảm trong quá trình viêm, tạo nên một môi trường gian bào âm hơn bình thường. Khi có mặt từ trường do sóng ngắn xung, bơm Na+-K+ tái hoạt hóa, cho phép tế bào khôi phục sự cân bằng ion lành mạnh.
Đọc tiếp: Bài 29: Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị ( Bấm để đọc )
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!