Bài 33:  So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 5 ( gồm 4 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu. Cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 6 đó là Thấu nhiệt cao tần (Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt, Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị…). Chương 6 gồm 7 bài đó là:

          Bài 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt

          Bài 29: Thiết bị sóng ngắn và kỹ thuật điều trị

          Bài 30: Thấu nhiệt vi sóng

          Bài 31: Ứng dụng thấu nhiệt cao tần trong lâm sàng

          Bài 32: Thận trong trong thấu nhiệt cao tần

          Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm

          Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 33: So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm

Siêu âm điều trị sẽ được thảo luận trong chương 7 tiếp theo. Cả sóng ngắn và siêu âm đều là các phương pháp hiệu quả. Để tăng nhiệt tại các tổ chức bề mặt và tổ chức dưới sâu. Tuy nhiên siêu âm có độ phổ dụng cao hơn sóng ngắn. Thống kê tại Canada và Australia cho thấy. Chỉ có 0,6 và 8% kĩ thuật viên vật lý trị liệu dùng sóng ngắn hàng ngày. Trong khi con số với siêu âm là 94 và 93%.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651

Một số nghiên cứu mới cho thấy, thấu nhiệt sóng ngắn hiệu quả hơn siêu âm trong nhiều loại bệnh lý. Để khảo sát tốc độ tăng nhiệt trong liệu trình thấu nhiệt sóng ngắn xung và sự giảm nhiệt độ sau đó. Một nhiệt kế 23 mức chia độ được cấy sâu 3 cm trong vùng trước cơ tam đầu giữa trái được gây tê của 20 người tình nguyện (hình 6.17). Thấu nhiệt sóng ngắn xung được dùng trong 20 phút tại tần số 800 Hz, độ rộng xung 400 μs, công suất 150 W. Sự thay đổi nhiệt độ được ghi sau mỗi 5 phút trong quá trình điều trị (hình 6.18).

Nhiệt độ nền trung bình ghi được là 35,8oC. Và nhiệt độ đạt giá trị cực đại 39,8oC sau 15 phút. Trước khi giảm đi 0,3oC trong 5 phút cuối cùng. Sau khi chấm dứt điều trị, nhiệt độ trong cơ giảm 1oC trong 5 phút đầu và giảm tiếp 1,8oC tại phút thứ 10. Những số liệu đó cho thấy, thấu nhiệt sóng ngắn xung có khả năng tạo nhiệt tương đương siêu âm 1 MHz (với mật độ công suất 1 W/cm2, nhiệt độ tăng 4oC sau 12 phút tại độ sâu 3 cm trong cơ) (hình 6.19).

Hình 6.17: Nhiệt kế 23 mức chia độ được cấy trong cơ tam đầu.
So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm
Hình 6.18: Dùng điện cực dạng trống trên vùng cơ cấy nhiệt kế.
So sánh thấu nhiệt sóng ngắn và thấu nhiệt siêu âm
Hình 6.19: Sự thay đổi nhiệt độ trong cơ với sóng ngắn và với siêu âm 1 MHz. Sự tăng nhiệt độ như nhau với hai mô thức, nhưng nhiệt độ cơ dưới tác dụng của sóng ngắn được duy trì lâu hơn siêu âm 2 – 3 lần.

Tuy nhiên thấu nhiệt sóng ngắn có ưu thế so với siêu âm trong một số tình huống như sau:

  1. Vì bề mặt điện cực trống trong thấu nhiệt sóng ngắn lớn hơn diện tích đầu phát siêu âm. Nên sóng ngắn có thể làm nóng một vùng tổ chức lớn hơn khá nhiều (diện tích tăng nhiệt của điện cực trống tiêu chuẩn khoảng 200 cm2. Lớn hơn của siêu âm tới 25 lần).
  2. Không giống siêu âm có tốc độ làm nóng thay đổi do đầu phát di chuyển liên tục trên bề mặt da. Điện cực sóng ngắn đặt cố định nên có thể tác động vùng cần can thiệp một cách ổn định.
  3. Nhiệt độ tổ chức sau can thiệp bằng thấu nhiệt sóng ngắn giảm chậm hơn sau siêu âm 2 – 3 lần. Điều đó cho phép kỹ thuật viên thực hiện kéo giãn, mát-xa ma sát. Hoặc kéo nắn khớp trước khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức hiệu quả.
  4. Thấu nhiệt sóng ngắn không đòi hỏi phải theo dõi thiết bị và bệnh nhân thường xuyên như siêu âm. Do đó nhà trị liệu có thể điều trị nhiều bệnh nhân trong cùng một thời gian. Qua đó giúp tăng hiệu suất công việc.

Đọc tiếp: Bài 34: Hướng dẫn sử dụng an toàn thấu nhiệt cao tần ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn