Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có gì giống & khác nhau, nên chọn cái nào?

Bài viết này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu là một mảng nằm trong Phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu giúp giảm đau, trị viêm, phục hồi cho cơ, các khớp. Còn Phục hồi chức năng ngoài vật lý trị liệu thì còn nhiều mảng khác nhằm phục hồi chức năng toàn diện cho người bệnh. 

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu (VLTL) là một phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, điều trị các vấn đề về cơ xương khớp, thần kinh cơ và các rối loạn vận động thông qua các phương pháp vật lý. Mục tiêu chính của vật lý trị liệu là giảm thiểu triệu chứng đau, phục hồi chức năng cơ bắp, duy trì hoặc tăng tầm vận động khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị tổn thương cơ xương khớp, chấn thương thể thao, bệnh lý thần kinh hoặc các tình trạng y tế khác.

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh

Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

Mục đích:

  • Giảm đau và viêm
  • Cải thiện sức mạnh cơ bắp
  • Tăng cường tầm vận động khớp
  • Phục hồi chức năng sau chấn thương hoặc phẫu thuật
  • Cải thiện thăng bằng và điều hợp

Đối tượng điều trị:

Người bị chấn thương thể thao

Bệnh nhân sau phẫu thuật

Người mắc các bệnh về xương khớp

Bệnh nhân đột quỵ cần phục hồi chức năng

Người bị đau lưng, đau cổ mãn tính

 

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng (PHCN) là ngành rộng giúp người bệnh phục hồi và cải thiện các chức năng của cơ thể đã bị suy giảm hoặc mất đi do bệnh tật, chấn thương hoặc các khuyết tật bẩm sinh. Đây là một quá trình toàn diện. Phục hồi chức năng bao gồm nhiều mảng chuyên biệt, mỗi mảng tập trung vào một lĩnh vực cụ thể bao gồm:

phục hồi chức năng cho bệnh nhân
Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu (Physical Therapy):

  • Phục hồi chức năng vận động
  • Điều trị đau cơ xương khớp
  • Tập luyện sức mạnh và dẻo dai
  • Cải thiện thăng bằng và phối hợp

 

Hoạt động trị liệu (Occupational Therapy):

  • Tập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Cải thiện kỹ năng tự chăm sóc
  • Thích nghi với môi trường sống
  • Hướng nghiệp và đào tạo nghề

 

Ngôn ngữ trị liệu (Speech Therapy):

  • Điều trị rối loạn ngôn ngữ
  • Cải thiện khả năng nói
  • Điều trị rối loạn nuốt
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp

 

Phục hồi chức năng thần kinh:

nhà trị liệu tập nói cho người bệnh
Phục hồi chức năng ngôn ngữ
  • Điều trị sau đột quỵ
  • Phục hồi chấn thương sọ não
  • Điều trị bệnh Parkinson
  • Phục hồi tổn thương tủy sống

 

Phục hồi chức năng hô hấp:

  • Tập thở
  • Vỗ rung long đờm
  • Tăng cường sức mạnh cơ hô hấp
  • Cải thiện dung tích phổi

 

Phục hồi chức năng tim mạch:

  • Tập luyện sức bền
  • Kiểm soát huyết áp
  • Phục hồi sau nhồi máu cơ tim
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch

 

Phục hồi chức năng nhi khoa:

  • Kích thích phát triển vận động
  • Điều trị bại não
  • Hỗ trợ trẻ chậm phát triển
  • Can thiệp sớm các rối loạn phát triển

 

Phục hồi chức năng tâm thần:

  • Điều trị rối loạn tâm lý
  • Phục hồi nhận thức
  • Cải thiện kỹ năng xã hội
  • Hỗ trợ hòa nhập cộng đồng

 

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có điểm gì giống nhau?

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là những điểm giống nhau chính:

Tập Vật lý trị liệu cho bệnh nhân
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh

Mục tiêu điều trị:

  • Phục hồi chức năng vận động
  • Giảm đau và cải thiện triệu chứng
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Giúp bệnh nhân độc lập trong sinh hoạt

Phương pháp điều trị:

  • Sử dụng các bài tập vận động
  • Áp dụng các kỹ thuật trị liệu bằng tay
  • Sử dụng thiết bị và dụng cụ hỗ trợ
  • Kết hợp nhiều phương pháp điều trị

Đối tượng điều trị:

  • Người bị chấn thương
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật
  • Người mắc bệnh cơ xương khớp
  • Bệnh nhân thần kinh

Tính chất công việc:

  • Cần tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
  • Đòi hỏi kiên trì, lâu dài
  • Cần đánh giá và theo dõi thường xuyên
  • Làm việc theo kế hoạch cá nhân hóa

Yêu cầu chuyên môn:

  • Kiến thức y học nền tảng
  • Kỹ năng thực hành chuyên sâu
  • Cập nhật kiến thức liên tục
  • Kỹ năng giao tiếp tốt

Vật lý trị liệu là một phần của phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng có phạm vi rộng hơn, bao gồm nhiều chuyên ngành khác như hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, v.v

hình ảnh các hoạt động trong phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân

Sự khác nhau của Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Phạm vi điều trị:

Vật lý trị liệu:

Tập trung chủ yếu vào hệ cơ xương khớp

Điều trị các vấn đề vận động cụ thể

Tập trung vào các kỹ thuật điều trị vật lý

Phục hồi chức năng:

Bao quát nhiều lĩnh vực hơn

Điều trị toàn diện nhiều hệ cơ quan

Kết hợp nhiều chuyên ngành khác nhau

Phương pháp điều trị:

Vật lý trị liệu:

Chủ yếu sử dụng các phương pháp vật lý

Tập trung vào bài tập, máy móc, thiết bị

Kỹ thuật điều trị bằng tay

Phục hồi chức năng:

Kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

Bao gồm cả điều trị tâm lý, ngôn ngữ

Sử dụng đa dạng công cụ và thiết bị

Thời gian điều trị:

Vật lý trị liệu:

Thường ngắn hạn hơn

Tập trung vào vấn đề cụ thể

Có thể kết thúc khi đạt mục tiêu

Phục hồi chức năng:

Thường dài hạn hơn

Quá trình liên tục và toàn diện

Có thể kéo dài suốt đời

Đội ngũ chuyên gia:

Vật lý trị liệu:

Chủ yếu là kỹ thuật viên vật lý trị liệu

Bác sĩ chuyên khoa VLTL

Phục hồi chức năng:

Đội ngũ đa chuyên ngành

Kết hợp nhiều chuyên gia khác nhau

Bác sĩ PHCN điều phối chung

Mục tiêu cuối cùng:

Vật lý trị liệu:

Khôi phục chức năng vận động

Giảm đau và các triệu chứng

Cải thiện vấn đề cụ thể

Phục hồi chức năng:

Phục hồi toàn diện các chức năng

Hòa nhập cộng đồng

Nâng cao chất lượng cuộc sống tổng thể

 

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng nên chọn cái nào?

hình ảnh kết nối các bàn tay cùng làm việc
Sự phối hợp các chuyên ngành trong Phục hồi chức năng

Nếu đã hiểu rõ về Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Vật lý trị liệu phục hồi chức năng nên chọn cái nào?”

Tóm lại Vật lý trị liệu là 1 phần của Phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng bao hàm nhiều chuyên ngành khác và trong đó có cả Vật lý trị liệu. Khi bạn gặp một vấn đề nào đó cụ thể thì nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị sớm. Việc chỉ định điều trị  chuyên khoa nào, phòng nào thì do bác sĩ chỉ định.

Các bác sĩ khám, chỉ định điều trị sao cho phù hợp nhất. Ví dụ như bạn bị yếu cơ sau gãy xương, bị cứng khớp, đau vai  thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn Vật lý trị liệu. Còn nếu bị rối loại ngôn ngữ sau tai biến, sau mổ… thì bác sĩ sẽ chỉ định Âm ngữ trị liệu. Cần can thiệp các hoạt động hằng ngày như cầm thìa ăn cơm, rót nước uống, đi cầu thang thì sẽ có Hoạt động trị liệu.

Bệnh nhân sau phẫu thuật tim thì cần phục hồi chức năng tim mạch. Bé bị chậm vận động hay bại não thì cần can thiệp Phục hồi chức năng nhi khoa…

hỉnh ảnh mô tả các hoạt động phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Một số trường hợp bệnh nhân tùy theo tình trạng bác sĩ có thể chỉ định nhìu mảng trong chuyên khoa phục hồi chức năng. Ví dụ bệnh nhân tai biến có thể được chỉ định cho cả Vật lý trị liệu, Âm ngữ trị liệu và Hoạt động trị liệu, Nhiều trường hợp nhi cần can thiệp cả vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu..

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, chuyên ngành nào cũng quan trọng cả. Phục hồi chức năng toàn diện bao hàm cả vật lý trị liệu và nhiều chuyên khoa khác. Quan trọng là bệnh lý của mình cần phục hồi về chuyên khoa nào thì bác sĩ sẽ cho chỉ định về khoa đó. Có thể là Vật lý trị liệu hoặc các mảng khác: âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, tâm lý trị liệu…sao cho phù hợp nhất với bệnh lý cần phục hồi của người bệnh.

Trang fanpage chia sẻ thông tin về Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng hữu ích

Thông tin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần TM Công Nghệ Y Khoa MDT

Địa chỉ cơ sở 1: Số 172 Đường Nguyễn Trọng Tuyển (Lầu 2), Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ cơ sở 2: A6 – 01 – CC An Bình City, 232 Phạm Văn Đồng, P. Cổ Nhuế 1, Q. Bắc Từ Liêm TP. Hà Nội
Điện thoại: 090.282.3651
Website: https://congngheykhoa.com/
Email: khacthuan.le@gmail.com

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay