Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 7 ( gồm 10 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 8 đó là Các mô thức nhiệt bề mặt (Cơ chế truyền nhiệt, Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt…). Chương 8 gồm 6 bài đó là:

          Bài 45: Cơ chế truyền nhiệt.

          Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt.

          Bài 47: Ứng dụng các phương pháp nhiệt bề mặt trong lâm sàng.

          Bài 48: Lạnh trị liệu.

          Bài 49: Nhiệt trị liệu.

          Bài 50: Kết luận.

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt 

Các mô thức nhiệt bề mặt được sử dụng dựa trên lợi ích lâm sàng mà chúng có thể mang lại.

Các kỹ thuật tăng nhiệt độ trong lâm sàng được gọi là nhiệt trị liệu. Nhiệt trị liệu được ứng dụng khi tăng nhiệt độ tổ chức là mục tiêu điều trị. Việc dùng lạnh, hoặc lạnh trị liệu, mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn cấp của quá trình lành vết thương, khi giảm nhiệt độ mô là mục đích cần hướng tới. Thuật ngữ thủy trị liệu có thể áp dụng cho bất kỳ một kỹ thuật nhiệt hoặc lạnh trị liệu nào dùng nước làm môi trường trao đổi nhiệt.

Trong phổ sóng điện từ có một vùng tương đối rộng là vùng hồng ngoại (bảng 3.1, chương 3). Vùng hồng ngoại cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ. Độ xuyên sâu của năng lượng tùy thuộc vào nguồn phát. Tuy nhiên chúng đều có tác dụng bề mặt.

Mặc dù chương này chỉ thảo luận các mô thức hồng ngoại. Nhưng một số mô thức nhiệt khác (thấu nhiệt cao tần và siêu âm) cũng có tác dụng sinh học tương tự. Nói chung tác dụng của nhiệt và lạnh trị liệu thảo luận trong chương này có thể áp dụng cho một mô thức thay đổi nhiệt độ mô bất kỳ.

Nhiệt nóng và nhiệt lạnh có thể điều trị các vết thương và chấn thương cấp rất hiệu quả. Nhà trị liệu cần hiểu cơ chế bệnh lý và tác dụng sinh học của nhiệt và lạnh để thiết lập các qui trình điều trị thích hợp.

Đọc tiếp: Bài 47: Ứng dụng các phương pháp nhiệt bề mặt trong lâm sàng ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn