Bài 45: Cơ chế truyền nhiệt

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 7 ( gồm 10 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 8 đó là Các mô thức nhiệt bề mặt (Cơ chế truyền nhiệt, Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt…). Chương 8 gồm 6 bài đó là:

          Bài 45: Cơ chế truyền nhiệt.

          Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt.

          Bài 47: Ứng dụng các phương pháp nhiệt bề mặt trong lâm sàng.

          Bài 48: Lạnh trị liệu.

          Bài 49: Nhiệt trị liệu.

          Bài 50: Kết luận.

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 45: Cơ chế truyền nhiệt (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo).

Bài 45: Cơ chế truyền nhiệt

Trong các phương pháp điều trị trình bày trong cuốn sách này, các mô thức nhiệt bề mặt (các mô thức hồng ngoại) có lẽ là nhóm can thiệp phổ biến nhất. Như đã nhận xét tại chương 3, vùng hồng ngoại của phổ điện từ nằm giữa vùng vi sóng và vùng ánh sáng nhìn thấy. Nói chung giới trị liệu hiểu chưa đúng về các mô thức hồng ngoại. Theo truyền thống, hồng ngoại thường gắn với đèn hồng ngoại, với tư cách một nguồn phát xạ nhiệt.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, hầu hết các mô thức nhiệt và lạnh, như túi đắp nóng và lạnh, paraphin, tắm xoáy nóng và lạnh, túi chườm đá hoặc đèn hồng ngoại đều tạo ra năng lượng có tần số và bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại của phổ sóng điện từ (xem bảng 3.1, chương 3). Chương này sẽ thảo luận về các mô thức phổ biến đó.

Theo định nghĩa, nhiệt là đại lượng đặc trưng cho chuyển động hỗn loạn của các phân tử vật chất trong một vật thể. Nhiệt có thể truyền từ vật này sang vật khác nhờ ba cơ chế: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Cơ chế truyền nhiệt thứ tư là biến đổi, đã được thảo luận trong các chương 6 và 7.

bảng cơ chế truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ, biến đổi
Bảng 8.1: Cơ chế truyền nhiệt của các mô thức nhiệt.

Dẫn nhiệt xảy ra khi một vật tiếp xúc với vật nóng hoặc lạnh hơn. Đối lưu xảy ra khi các hạt (không khí hoặc nước) chuyển động dọc theo vật, dẫn tới sự biến đổi nhiệt độ. Bức xạ là sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh qua môi trường trung gian. Chẳng hạn qua không khí trong trường hợp đèn hồng ngoại. Còn biến đổi là hình thức truyền nhiệt của sóng cao tần và siêu âm. Khi năng lượng điện từ và cơ học biến đổi thành nhiệt năng qua một số cơ chế đặc trưng (xem chương 6 và chương 7). Các mô thức nhiệt bề mặt truyền nhiệt nhờ dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Qua đó làm thay đổi nhiệt độ tại vùng tổ chức tác động. Bảng 8.1 đưa ra cơ chế truyền nhiệt cho các mô thức khác nhau.

Đọc tiếp: Bài 46: Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn