Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 6 ( gồm 7 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 7 đó là Siêu âm điều trị (Siêu âm trị liệu) (Siêu âm như một mô thức nhiệt, Tác dụng sinh học của siêu âm…). Chương 7 gồm 10 bài đó là:

          Bài 35: Siêu âm như một mô thức nhiệt

          Bài 36: Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học

          Bài 37: Vật lý siêu âm điều trị

          Bài 38: Tác dụng sinh học của siêu âm

          Bài 39: Kỹ thuật điều trị siêu âm

          Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

          Bài 41: Siêu âm di

          Bài 42: Kết hợp siêu âm với các mô thức khác

          Bài 43: Thận trọng khi dùng siêu âm

          Bài 44: Hướng dẫn sử dụng an toàn

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Siêu âm được xem là một trong những mô thức tiện dụng và hiệu quả nhất để điều trị nhiều loại tổn thương mô mềm và xương. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỷ trước, có rất ít các nghiên cứu tiêu chuẩn (các nghiên cứu RCT) về siêu âm điều trị được công bố trên y văn thế giới. Tuy tình hình đã được cải thiện rõ rệt trong thập kỷ qua, việc ứng dụng siêu âm vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân của giới nghiên cứu. Bảng 7.7 dưới đây là những ứng dụng chủ yếu của siêu âm trong lâm sàng.

Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng bảng chỉ định của siêu âm điều trị
Bảng 7.7: Chỉ định của siêu âm điều trị.

1. Lành vết thương và sửa chữa mô mềm – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Quá trình lành vết thương và sửa chữa mô mềm có thể được tăng cường nhờ cả siêu âm nhiệt và phi nhiệt. Quá trình đó gồm ba giai đọan: viêm, tăng sinh và tái sinh. Siêu âm không có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên nó có thể gia tốc giai đoạn viêm của quá trình lành vết thương.

Các nghiên cứu chứng tỏ, chỉ một lần điều trị siêu âm duy nhất cũng có thể kích thích tế bào mast phóng thích histamine. Cơ chế tác dụng có thể là sự tạo khoang và dòng chảy vi mô làm tăng sự vận chuyển ion canxi qua màng tế bào. Histamine thu hút bạch cầu hạt đa nhân, với chức năng “dọn dẹp” vết thương. Và bạch cầu đơn nhân với chức năng phóng thích các tác nhân hóa ứng động và các yếu tố tăng trưởng để kích thích nguyên bào sợi. Và tế bào nội mô hình thành các cấu trúc giầu mạch máu, nhiều collagen, chuẩn bị để phát triển các mô liên kết mới vốn có vai trò chìa khóa trong quá trình sửa chữa.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

6.000.000 

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm trị liệu mini Roscoe UP1

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm ấn độ 02 đầu dò

16.000.000 

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm trị liệu Enraf 190

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Như vậy siêu âm có thể hiệu quả trong việc tạo thuận phản ứng viêm. Do đó quá trình lành vết thương, nếu được dùng ngay khi ngưng chảy máu, Trong vòng vài giờ sau chấn thương, tức trong giai đoạn viêm sớm. Các tham số điều trị tiêu chuẩn bao gồm cường độ 0,5 W / cm2, chế độ xung với chu trình hoạt động 20% trong 5 phút. Hoặc siêu âm liên tục với cường độ 0,1 W/cm2.

Các qui trình đó có ý nghĩa để gia tốc quá trình sửa chữa đối với viêm cấp tính. Nhưng bị nghi ngờ trong điều trị viêm mạn tính. Nếu vẫn còn các kích thích gây viêm, như sự quá tải, siêu âm không gây được ấn tượng.

Phù lõm cũng là một thách thức đối với siêu âm trị liệu. Có thể điều trị tổn thương đó bằng siêu âm 3 MHz, cường độ 1 – 1,5 W/cm2. Nhiệt có thể làm tan chảy các mảnh vụn tế bào dạng gel. Sau đó cần treo chi, mát-xa hoặc dùng kích thích điện để bơm chất lỏng và tăng cường khả năng tiêu hút của hệ bạch huyết.

Trong giai đoạn tăng sinh, các mảng mô liên kết sẽ được hình thành để tân mạch có thể bò tới. Nguyên bào sợi đóng vai trò chính yếu trong quá trình này. Siêu âm có thể kích thích nguyên bào sợi tăng sinh collagen, giúp mô liên kết thêm vững chắc. Chính sự thay đổi tính thấm màng đối với ion canxi (do sự tạo khoang và dòng chảy vi mô) dẫn tới tăng tổng hợp protein và sức bền mô liên kết. Các nghiên cứu cho thấy, siêu âm nhiệt kết hợp với kéo giãn hiệu quả hơn từng mô thức riêng biệt trong việc tăng độ đàn hồi của các khối mô liên kết dầy.

Siêu âm không hiệu quả trong hồi phục sức cơ sau tập luyện hoặc trong điều trị loét cơ. Siêu âm xung cũng không có tác dụng rõ rệt tới hình thái tái sinh cơ.

2. Mô sẹo và cứng khớp – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Trong quá trình tái sinh, hệ collagen sắp xếp dọc các đường sức của sức căng, tạo nên mô sẹo. Quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Trong mô sẹo, collagen không bao giờ tổ chức được các cấu trúc giống như trong mô lành trước chấn thương. Sức mạnh và độ đàn hồi của chúng cũng kém hơn. Mô sẹo tại gân, dây chằng và bao khớp có thể làm cứng khớp, dẫn tới hạn chế tầm vận động. Nhiệt độ mô tăng làm tăng độ đàn hồi và giảm độ nhớt của hệ collagen. Vì các mô quanh khớp giầu collagen. Nên siêu âm là một trong những điều trị được chọn.

Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác dụng của siêu âm trong điều trị mô sẹo và cứng khớp. Siêu âm có thể tăng độ mềm dẻo khi sẹo đang hình thành. Tăng nhiệt tổ chức bằng siêu âm trước khi căng cơ giúp tăng sức mạnh mô, đi kèm với giảm chấn thương do vận động liệu pháp. Độ co giãn mô cũng tăng khi dùng siêu âm mức sinh nhiệt mạnh. Các cấu trúc quanh khớp và mô sẹo trở nên đàn hồi hơn sau trị liệu siêu âm với cường độ 1,2 – 2,0 W/cm2. Mô sẹo mềm mại hơn nếu được can thiệp sớm bằng siêu âm.

Phần lớn các nghiên cứu đều nhấn mạnh tác dụng của siêu âm nhiệt, chế độ liên tục, cường độ trung bình 0,5 – 2,0 W/cm2.

3. Kéo giãn mô liên kết – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Tổ chức giàu collagen vốn rất vững khi kéo giãn, sau khi tăng nhiệt sẽ trở nên mềm dẻo hơn. Vì thế siêu âm nhiệt và kéo giãn giúp tăng độ đàn hồi mô liên kết. Phù hợp với lực tác dụng.

Tăng nhiệt trước kéo giãn để cải thiện độ mềm dẻo thường được dùng trước vận động liệu pháp nhằm ngằn ngừa các tổn thương cơ và gân. Vận động tích cực làm tăng nhiệt trong cơ hiệu quả hơn siêu âm. Tuy nhiên sự tăng nhiệt đó không ảnh hưởng tới tầm vận động khớp.

Thời gian tăng nhiệt mạnh khi cơ chuẩn bị kéo giãn cực đại được gọi là “cửa sổ kéo giãn”. Nó tồn tại về mặt lý thuyết nhưng khó xác định trong thực hành.

Tốc độ giảm nhiệt độ tổ chức sau khi điều trị bằng siêu âm liên tục 1 và 3 MHz được biểu diễn trên hình 7.14. Nhiệt kế được cấy sâu 1,2 cm dưới da để đo sự thay đổi nhiệt độ khi điều trị bằng siêu âm. Siêu âm 3 MHz làm tăng nhiệt độ tổ chức tới 5,3oC. Thời gian giảm nhiệt độ tính theo phút và giây có các giá trị như sau: giảm 1oC trong 1’ 20’’; giảm 2oC trong 3’ 22’’; giảm 3oC trong 5’ 50’’; giảm 4oC trong 9’ 13’’; và giảm 5oC trong 14’ 55’’. Như vậy nhiệt độ còn đủ cao chỉ trong 3,3 phút sau điều trị.

Phương pháp trên cũng được dùng để theo dõi sự giảm nhiệt sau siêu âm 1 MHz. Nhiệt độ đo tại độ sâu 4 cm trong cơ. Để giảm 1oC, cần 2 phút. Trong khi giảm 2oC cần tới 5,5 phút. Cơ dưới sâu giảm nhiệt chậm hơn cơ bề mặt vì khối cơ dầy có vai trò như chất cách nhiệt. Nói chung sau điều trị siêu âm, tổ chức sinh học mất nhiệt khá nhanh. Vì thế kéo giãn, mát-xa ma sát hoặc kéo nắn khớp cần được thực hiện càng nhanh càng tốt sau siêu âm. Để kéo dài cửa sổ tác dụng, cần kéo giãn ngay trong và sau liệu trình siêu âm trị liệu.

bảng tốc độ tăng nhiệt và tốc độ giảm nhiệt
Hình 7.14: A. Tốc độ giảm nhiệt sau điều trị siêu âm 3 MHz. Đường liền – giá trị trung bình. Đường không liền – độ lệch chuẩn trên và dưới giá trị trung bình. Dấu oval – thời gian trở về giá trị nền trước điều trị. B. Tốc độ tăng nhiệt trong quá trình điều trị siêu âm 1 MHz, cường độ 1,5 W/cm2; tiếp theo là sự giảm nhiệt khi ngưng điều trị. Nhiệt kế cấy sâu 4 cm trong cơ tam đầu.

Kết hợp siêu âm và kéo giãn làm tăng tầm vận động tốt hơn chỉ kéo giãn sau siêu âm. Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai kỹ thuật về mặt dài hạn.

4. Viêm mạn – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Các nghiên cứu về siêu âm điều trị trong viêm mạn tương đối hiếm. Siêu âm xung cường độ 1 – 2 W/cm2, chu trình hoạt động 20% tác động tốt lên bệnh nhân viêm mỏm lồi cầu. Nó cũng có tác dụng trên viêm gân và viêm nang.

Nói chung trong viêm mạn, siêu âm có tác dụng tăng tuần hoàn để kích thích tái sinh và giảm đau.

5. Liền xương – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Vì xương là một dạng mô liên kết, nên xương tổn thương cũng trải qua các giai đoạn lành vết thương như mô mềm, với sự khác biệt chủ yếu là sự mất khoáng chất tại xương. Nhiều nghiên cứu ghi nhận sự liền xương được tăng cường sau siêu âm. Ứng dụng siêu âm trong vòng hai tuần sau gãy xương, tức trong giai đoạn viêm và tăng sinh, sẽ kích thích liền xương rõ rệt. Các tham số điều trị thường được lựa chọn: chế độ xung, cường độ 0,5 W/cm2, chu trình hoạt động 20%, 5 phút một lần và 4 lần một tuần.

Điều trị tiến hành trong hai tuần đầu tiên là thích hợp để tăng liền xương. Tuy nhiên với vết gãy không ổn định trong giai đoạn hình thành sụn. Siêu âm có thể kích thích tăng sinh sụn nên vết gãy có thể lâu lành. Để gia tốc sự liền xương, siêu âm phi nhiệt là can thiệp được lựa chọn.

Một số nhà nghiên cứu sử dụng siêu âm trên các đầu xương đang phát triển, với hi vọng kích thích tăng trưởng xương. Tuy nhiên nhiều loại tổn thương đã xuất hiện theo cách không dự liệu được. Vì thế tuyệt đối không dùng siêu âm đối với xương đang phát triển.

Một số nhà sản xuất đưa ra thiết bị kích thích sinh xương bằng siêu âm. Với mức năng lượng phi nhiệt, qui trình điều trị ngoại trú 20 phút hàng ngày giúp giảm đáng kể thời gian lành vết gãy xương.

6. Hấp thụ canxi lắng đọng – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Không có bằng chứng rõ ràng về tác dụng hấp thụ canxi lắng đọng của siêu âm điều trị. Tuy nhiên có giả thuyết cho rằng, siêu âm có thể giảm viêm quanh vị trí lắng đọng, do đó giảm đau và cải thiện chức năng.

Viêm cơ cốt hóa là sự canxi hóa trong cơ do chấn thương cấp hoặc chấn thương tái diễn. Tình trạng đó có thể giảm nhờ mát-xa ma sát hoặc nhiệt trị liệu. Siêu âm cũng là lựa chọn được ưa thích.

7. Giảm đau – Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, siêu âm có tác dụng giảm đau, tuy được dùng với mục đích khác. Một số giả thuyết đã được đề xuất nhằm giải thích tác dụng này. Chẳng hạn siêu âm nâng ngưỡng kích thích của thụ thể đau (các tận cùng thần kinh tự do) qua tác dụng nhiệt; hoặc nhiệt do siêu âm kích thích các sợi cảm giác Aβ, dẫn tới tác dụng đóng cổng đau tại sừng sau tủy gai (xem chương 2).

Tác dụng giảm đau được ghi nhận trên bệnh nhân viêm mỏm lồi cầu bên, đau vai, viêm mạc lòng bàn chân, vết mổ, viêm nang, xẹp đĩa đệm cột sống, bong gân cổ chân, rối loạn giao cảm phản xạ và nhiều tổn thương mô mềm khác.

8. Mụn cơm gan bàn chân:

Mụn cơm thi thoảng xuất hiện tại vùng gan bàn chân chịu sức nặng do virus hoặc do chấn thương. Trong số các trị liệu truyền thống, siêu âm là một can thiệp không đau để loại bỏ các tổn thương đó, với tham số điều trị 0,6 W/cm2 trong 7 – 15 phút.

9. Tác dụng tâm lý:

Ngoài các tác dụng sinh lý và điều trị đã nêu, siêu âm còn có tác dụng tâm lý rõ rệt trong lâm sàng. Nhiều nghiên cứu quan sát thấy tác dụng này trên các bệnh nhân nhận điều trị giả (sham).

Đọc tiếp: Bài 41: Siêu âm di ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn