Bài 39: Kỹ thuật điều trị siêu âm

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 6 ( gồm 7 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 7 đó là Siêu âm điều trị (Siêu âm trị liệu) (Siêu âm như một mô thức nhiệt, Tác dụng sinh học của siêu âm…). Chương 7 gồm 10 bài đó là:

          Bài 35: Siêu âm như một mô thức nhiệt

          Bài 36: Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học

          Bài 37: Vật lý siêu âm điều trị

          Bài 38: Tác dụng sinh học của siêu âm

          Bài 39: Kỹ thuật điều trị siêu âm

          Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng

          Bài 41: Siêu âm di

          Bài 42: Kết hợp siêu âm với các mô thức khác

          Bài 43: Thận trọng khi dùng siêu âm

          Bài 44: Hướng dẫn sử dụng an toàn

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 39: Kỹ thuật điều trị siêu âm (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 39: Kỹ thuật điều trị siêu âm

Nguyên lý và lý thuyết của siêu âm điều trị đã được nghiên cứu và tổng kết khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc ứng dụng trong các điều kiện lâm sàng cụ thể vẫn còn gây tranh cãi và phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức và kinh nghiệm của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Vì thế các qui trình điều trị và kết quả ứng dụng khác nhau vẫn xuất hiện khá thường xuyên trong các tài liệu đã công bố.

1. Tần suất điều trị – Kỹ thuật điều trị siêu âm

Được thừa nhận rộng rãi là quan niệm tổn thương cấp tính cần điều trị với tần suất lớn trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi tổn thương mạn tính đòi hỏi một tần suất nhỏ hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Điều trị siêu âm cần được tiến hành sớm. Tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau chấn thương nhằm tối đa hóa tác dụng lành vết thương. Tổn thương cấp cần được điều trị với mức cường độ thấp hoặc chế độ xung 1 – 2 lần hàng ngày. Trong 6 – 8 ngày cho đến khi hết các dấu hiệu cấp tính như sưng và đau.

Với giai đoạn mạn tính, có thể điều trị cách ngày. Điều trị cần được tiến hành cho đến khi xuất hiện sự cải thiện tình trạng bệnh lý một cách rõ rệt. Với tham số điều trị đã chọn và thiết bị hoạt động ổn định. Nếu không thấy dấu hiệu tiến triển sau 3 – 4 lần điều trị, cần lựa chọn các tham số điều trị khác.

Với câu hỏi thường gặp “Cần bao nhiêu lần điều trị bằng siêu âm?”. Nên lưu ý rằng, hầu hết các nghiên cứu về vấn đề đó được tiến hành trên động vật. Và có vẻ không hợp lý nếu ngoại suy kết quả thu được sang người. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng, qui trình điều trị hàng ngày có thể thực hiện trong vài ba tuần lễ. Trong quá khứ, con số 14 lần thường được nhắc tới. Một số tác giả ưa thích thời gian hai tuần.

2. Thời gian điều trị – Kỹ thuật điều trị siêu âm

Trong quá khứ, các sách giáo khoa thường không thống nhất về thời gian cho một lần điều trị. Với giả định nó cần đủ ngắn, chẳng hạn khoảng 5 – 10 phút. Tuy nhiên đó có thể là khoảng thời gian chưa đủ để thu được hiệu quả mong muốn. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước vùng điều trị, cường độ siêu âm tính theo W/cm2, tần số, và sự tăng nhiệt độ mong muốn. Như đã nhiều lần nhấn mạnh, sự tăng nhiệt độ theo yêu cầu là mục tiêu của siêu âm điều trị. Nên cần xác định giá trị mục tiêu đó trước khi lựa chọn các tham số tác động (bảng 7.5).

bảng hiệu ứng gồm: hiệu ứng, tăng nhiệt độ, ứng dụng.
Bảng 7.5: Cần xác định mục tiêu trước khi lựa chọn tham số điều trị.

Một quan điểm được thừa nhận rộng rãi cho rằng, nên dùng siêu âm để điều trị vùng tổn thương lớn gấp hai lần ERA (tức gần gấp đôi diện tích đầu siêu âm). Nếu cần tăng nhiệt vùng tổn thương lớn hơn hai lần ERA. Cần tăng thời gian điều trị.

Khi tăng cường độ siêu âm, cần giảm thời gian điều trị và ngược lại. Tuy nhiên sự tăng nhiệt không chỉ phụ thuộc vào cường độ, mà còn vào tần số. Như đã nhận xét ở trên, tần số 3 MHz có tốc độ hấp thụ. Và do đó tốc độ tăng nhiệt, lớn gấp ba lần so với tần số 1 MHz.

Bảng 7.4 đã đưa ra tốc độ tăng nhiệt độ tính theo phút tại các mức cường độ và tần số khác nhau. Dựa trên các số liệu đó, nhà điều trị có thể tìm được thời gian điều trị thỏa mãn mục tiêu cụ thể trong lâm sàng. Chẳng hạn, một bệnh nhân với tầm vận động hạn chế. Vì tổ chức sẹo do căng gân hố khoeo mạn tính tại điểm tiếp gân – cơ.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

6.000.000 

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm trị liệu mini Roscoe UP1

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm ấn độ 02 đầu dò

16.000.000 

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm trị liệu Enraf 190

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Vì thế mục tiêu điều trị là sự tăng nhiệt tại cơ cần đủ lớn (tăng 4oC) để thực hiện kéo giãn gân thụ động. Nếu siêu âm tần số 1 MHz được dùng với cường độ 2 W/cm2. Mục tiêu 4oC sẽ đạt được sau 10 phút. Tuy nhiên sau hai phút, bệnh nhân có thể cảm thấy quá nóng. Khi đó đa số kỹ thuật viên điều trị sẽ giảm cường độ mà quên tăng thời gian. Chẳng hạn khi giảm cường độ về mức 1,5 W/cm2, cần tăng thời gian thêm 2 phút. Cũng lưu ý thêm rằng, qui trình điều trị đó được ứng dụng cho các vùng điều trị rộng gấp 2 – 3 lần ERA, và giá trị nhiệt độ đo tại cơ. Trong khi đó, sự tăng nhiệt tại gân nhanh hơn tại cơ đến ba lần.

3. Các phương pháp giảm thiểu sự phản xạ – Kỹ thuật điều trị siêu âm

Năng lượng siêu âm bị phản xạ nhiều nhất tại mặt ngăn cách giữa kim loại (mặt đầu phát) và không khí và tại mặt ngăn cách giữa không khí và tổ chức sinh học. Để đảm bảo năng lượng được truyền tải tới bệnh nhân nhiều nhất. Cần đặt mặt đầu phát song song với da để chùm siêu âm vuông góc với bề mặt da (định luật cosine). Nếu góc giữa mặt đầu phát và bề mặt da lớn hơn 15o. Phần lớn năng lượng sẽ bị phản xạ và hiệu quả điều trị có thể không như mong muốn.

Có thể giảm thiểu sự phản xạ nói trên bằng cách dùng các môi trường trung gian truyền âm tốt tại mặt ngăn cách. Mục đích của chúng là loại bỏ không khí giữa đầu phát và da để siêu âm có thể dễ dàng truyền tới bề mặt da. Âm trở của môi trường trung gian thường chọn phù hợp với âm trở đầu phát và lớn hơn âm trở da một chút.

Môi trường trung gian cũng cần có độ hấp thụ siêu âm nhỏ để giảm thiểu sự suy giảm khi siêu âm truyền qua. Và nó không được tạo khoang trong quá trình điều trị. Nó cũng cần đủ nhớt để đầu phát siêu âm có thể di chuyển dễ dàng trên bề mặt da.

Môi trường trung gian cần được bôi hoặc đặt trên da. Và đầu phát siêu âm cần được đặt trực tiếp lên đó trước khi cho thiết bị hoạt động. Nếu đầu phát không tiếp xúc với da qua môi trường trung gian hoặc bị nhấc khỏi bề mặt da. Gần như 100% năng lượng siêu âm sẽ phản xạ lại đầu phát và phá hỏng tinh thể áp điện.

Nhiều loại môi trường trung gian đã được dùng trong điều trị siêu âm, như nước, dầu nhẹ, kem giảm đau, túi gel… Trong đó tiện dụng và an toàn nhất là nước và gel siêu âm bôi trực tiếp trên da.

4. Kỹ thuật đặt đầu phát siêu âm – Kỹ thuật điều trị siêu âm

Tiếp xúc trực tiếp:

Kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp liên quan với sự tiếp xúc giữa đầu siêu âm và da với một lượng gel. Hoặc nước thích hợp nằm giữa. Lượng gel cần đủ lớn để duy trì sự tiếp xúc tốt. Nhưng không lớn đến mức có thể tạo bọt khí khi đầu siêu âm di chuyển trên bề mặt da. Cũng nên bôi một lớp gel mỏng trên bề mặt đầu phát trước khi bắt đầu điều trị (hình 7.11). Kỹ thuật này thường dùng cho vùng tổn thương kích thước lớn hơn đường kính đầu phát. Nếu vùng điều trị nhỏ, vẫn có thể dùng kỹ thuật đó với đầu phát nhỏ.

Có quan niệm cho rằng, cần làm nóng gel trước điều trị. Tuy nhiên điều đó không thật chính xác. Vì siêu âm làm nóng tổ chức qua sự biến đổi cơ năng thành nhiệt năng, chứ không qua sự dẫn nhiệt, nên làm nóng gel cũng không tác dụng tới các tổ chức dưới sâu. Làm nóng gel chỉ có tác dụng tốt lên cảm giác và cảm xúc của bệnh nhân.

Một số nhà sản suất dùng kem giảm đau trộn với gel siêu âm (với tỉ lệ 50% kem giảm đau và 50% gel siêu âm) để có thêm tác dụng giảm đau, bên cạnh tác dụng tăng nhiệt. Tuy nhiên kết quả lâm sàng cho thấy, tác dụng tăng nhiệt giảm đi rõ rệt. Chứng tỏ kem giảm đau hấp thụ siêu âm rất mạnh. Nên khó dùng như môi trường trung gian trong điều trị (bảng 7.6).

Kỹ thuật điều trị siêu âm dùng trên da
Hình 7.11: Siêu âm có thể dùng trực tiếp nhờ dùng gel như môi trường trung gian.
Bảng 7.6: Hai loại kem giảm đau phổ biến (Flex-all và Biofreeze) được trộn với gel siêu âm. Chỉ có gel siêu âm 100% mới tạo được mức tăng nhiệt mạnh, chứng tỏ kem giảm đau hấp thụ siêu âm rất mạnh. Vì thế các nhà sản xuất đề nghị cách tạo hỗn hợp mới: 80% gel siêu âm + 20% kem giảm đau.

Nhúng dưới nước:

Mặc dù dùng trực tiếp cùng với gel siêu âm là kỹ thuật hiệu quả và tiện lợi nhất. Trong một số trường hợp, nhúng dưới nước lại là lựa chọn ưu tiên. Kỹ thuật nhúng dưới nước thường dùng cho vùng tổn thương nhỏ hơn đầu phát. Hoặc vùng điều trị gồ ghề với các đầu xương nhô lên (hình 7.12). Bồn chứa cần có đáy bằng chất dẻo, gốm hoặc cao su. Vì đáy kim loại hoặc thùng tắm xoáy sẽ phản xạ siêu âm. Nên cường độ siêu âm gần đáy tăng quá cao.

Nước máy cũng hiệu quả như nước lọc khí trong kỹ thuật nhúng. Và ít làm nóng bề mặt hơn so với dầu khoáng hoặc glycerin. Đầu phát siêu âm cần được di chuyển song song với bề mặt da từ khoảng cách 0,5 – 1 cm. Cần loại bỏ bọt khí xuất hiện quanh đầu phát hoặc xung quanh vùng điều trị cành nhanh càng tốt. Để tăng nhiệt thỏa đáng, cần tăng cường độ siêu âm 50% so với kỹ thuật trực tiếp.

mô tả người đàn ông đang nhúng nước cho các vùng không bằng phẳng
Hình 7.12: Kỹ thuật nhúng dưới nước thường dùng cho các vùng không bằng phẳng.

Kỹ thuật túi nước:

Khi vùng điều trị không thể nhúng dưới nước, có thể dùng kỹ thuật túi nước. Trong kỹ thuật này, đổ đầy nước vào một bong bóng (hoặc găng tay phẫu thuật, bao cao su…) và đặt lên vùng điều trị. Năng lượng siêu âm sẽ được truyền từ đầu phát tới tổ chức qua túi nước này (hình 7.13). Cả hai mặt trên và dưới của túi cần được bôi gel siêu âm. Nói chung đây là kỹ thuật ít dùng. Gần đây, các túi gel thương mại cũng bắt đầu được sử dụng trong lâm sàng. Kỹ thuật cũng được dùng với các túi bơm đầy gel hoặc silicone cho các mức cường độ lớn hơn.

Hình 7.13: Kỹ thuật túi nước có thể dùng với các bề mặt không bằng phẳng. Tốc độ di chuyển đầu siêu âm 4 cm/s.

5. Di chuyển đầu siêu âm – Kỹ thuật điều trị siêu âm

Trong quá khứ cả hai kỹ thuật di chuyển và cố định đầu phát đều được sử dụng. Kỹ thuật cố định đầu phát thường dùng cho vùng diện tích nhỏ hoặc với siêu âm xung cường độ trung bình theo thời gian nhỏ. Tuy nhiên vì sự bất đồng nhất của chùm siêu âm, nên phân bố năng lượng trong mô không đều. Có thể dẫn tới các “điểm nóng” nguy hiểm. Khi đầu phát cố định, cường độ đỉnh theo không gian có thể tăng cao, dẫn tới sự phá hủy mô. Kỹ thuật cố định được cho là có thể làm ngưng dòng máu, tạo kết tập tiểu cầu và phá hủy hệ tĩnh mạch. Vì thế nó không còn được dùng trong lâm sàng.

Di chuyển đầu phát siêu âm dẫn tới phân bố năng lượng đồng nhất hơn trong tổ chức sinh học, đặc biệt với đầu phát với BNR nhỏ. Nó cho phép giảm thiểu nguy cơ tổn thương do sóng đứng, đặc biệt tại ranh giới giữa mô mềm và xương. Di chuyển kiểu vòng tròn xen phủ nhau hoặc kiểu vuốt dọc đều có thể được sử dụng. Đầu phát cần di chuyển với tốc độ 4 cm/s trên vùng tổ chức diện tích lớn hơn ERA của đầu phát khoảng 2 – 3 lần.

Tốc độ di chuyển đầu phát phụ thuộc vào BNR; BNR cao đòi hỏi tốc độ lớn để tránh kích thích vùng xung quanh xương và tạo khoang. Tuy nhiên di chuyển quá nhanh làm giảm năng lượng hấp thụ trên một đơn vị diện tích. Khi di chuyển quá nhanh, đầu phát có thể trượt ra khỏi ranh giới vùng cần tác động, nên cũng làm giảm khả năng tăng nhiệt. 

Thiết bị với BNR nhỏ thường cho phép di chuyển đầu phát kiểu vuốt chậm. Vuốt chậm dễ điều khiển với vùng diện tích nhỏ (gấp hai lần ERA). Di chuyển chậm cho phép tạo ra sự đồng nhất trong phân bố năng lượng trong mô; còn di chuyển nhanh có thể không tạo được sự tăng nhiệt thỏa đáng. Nếu bệnh nhân thấy đau, cần giảm cường độ và không quên điều chỉnh thời gian một cách tương ứng. Trong quá trình di chuyển, đầu phát cần tiếp xúc tối đa với da qua môi trường trung gian.

Trong quá trình điều trị, kỹ thuật viên có thể ấn đầu siêu âm trên vùng tác động; và điều đó có thể làm thay đổi kết quả lâm sàng. Áp lực quá mạnh trên đầu siêu âm làm giảm khả năng truyền âm, phá hủy tinh thể áp điện trong đầu phát, và bệnh nhân có thể  khó chịu. Vì thế cần ấn nhẹ đầu siêu âm để tạo một áp lực đủ nhỏ và không thay đổi trong suốt quá trình điều trị.

6. Ghi chép qui trình và kết quả điều trị 

Cần ghi chép mọi tham số điều trị để có thể lặp lại các qui trình thành công và điều chỉnh các điều trị thất bại. Các tham số cần ghi bao gồm tần số, cường độ đỉnh theo thời gian lấy trung bình trong không gian, chế độ xung hoặc liên tục, chu trình hoạt động (với siêu âm xung), ERA của đầu phát, thời gian điều trị và số lần điều trị trong một tuần.

Các tham số điều trị điển hình bao gồm: 1 hoặc 3 MHz, 1,0 W/cm2, chế độ xung với chu trình hoạt động 20%, đầu siêu âm 5 cm2, 5 phút một lần và 4 lần một tuần.

Đọc tiếp: Bài 40: Ứng dụng siêu âm trong lâm sàng ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn