Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 3 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 4 đó là Kích thích điện (Tác dụng, ứng dụng, các dòng kích thích đặc biệt…). Chương 4 gồm 10 bài đó là:

         Bài 14: Hệ thống thuật ngữ kích thích điện

         Bài 15: Tác dụng của dòng điện

         Bài 16: Lựa chọn tham số kích thích và qui trình ứng dụng

         Bài 17: Ứng dụng kích thích điện trong lâm sàng

         Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện

         Bài 19: Tác dụng lâm sàng của kích thích thần kinh cảm giác bằng điện

         Bài 20: Ứng dụng dòng một pha điện thế thấp liên tục

         Bài 21: Kích thích điện chức năng

         Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt

         Bài 23: Sự phổ dụng của kích thích điện

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt

1. Dòng cường độ thấp – Các dòng kích thích đặc biệt

Một trong các loại thiết bị kích thích điện thế thấp là thiết bị cường độ thấp LIS (low-intensity stimulator), với cường độ dòng nhỏ hơn 1 mA, trong khi giá trị tương ứng của các thiết bị điện thế thấp nằm trong dải mA.

Tuy được gọi là thiết bị kích thích cơ vi dòng, thiết bị không dùng để kích thích thần kinh hoặc cơ (vì cường độ dòng điện quá nhỏ). Nó thường phát các dòng xung vuông một và hai pha với tần số từ 0,3 tới 50 Hz. Độ rộng xung rất dài, nằm trong khoảng 1 – 500 ms. Nhiều thiết bị chọn chế độ dòng không đổi (hình 4.34).

Các dòng kích thích đặc biệt dùng trên da mặt
Hình 4.34: Vi dòng kích thích tái sinh.

Hầu hết các thiết bị vi dòng được dùng để kích thích tái sinh xương và tổn thương da. Kết quả tốt nhất đạt được khi kích thích các vết gãy xương dài chậm và không liền. Khi đó thường dùng phương pháp cấy điện cực, với điện cực âm đặt tại vết gãy.

Cơ chế lành vết thương của vi dòng còn đang được thảo luận. Dòng điện vết thương, thế áp điện, kích thích chuyển hóa tế bào và sự tăng trưởng dưới ảnh hưởng của điện trường sinh học là các hiện tượng sinh lý mà các dòng điện cường độ thấp có thể tăng cường, kích thích hoặc thay thế một cách nhân tạo.

Các vi dòng có hai ứng dụng chính trong lâm sàng. Đó là giảm đau và lành vết thương.

Tác dụng giảm đau của vi dòng:

Cơ chế giảm đau của vi dòng còn chưa được biết, vì nó không kích thích thần kinh cảm giác và vận động (như các dòng kích thích điện thông thường). Dường như vi dòng tạo ra hoặc thay đổi các dòng điện một chiều trong tổ chức sinh học, do đó làm nhiễu loạn sự dẫn truyền các xung động đau. Nó cũng có thể làm cho màng tế bào nhạy cảm hơn với các chất truyền đạt thần kinh có tác dụng chẹn dòng tín hiệu đau (như các morphine nội sinh, GABA hoặc serotonin…). Cần nói thêm rằng, các nghiên cứu RCT tiêu chuẩn chưa ủng hộ tác dụng giảm đau của dòng điện cường độ thấp.

Lành vết thương:

Dòng một pha cường độ thấp thường được dùng để điều trị loét da do tuần hoàn kém. Dưới tác dụng của dòng điện, loét liền nhanh hơn so với đối chứng. Các bước tiến hành sau là thích hợp với mục tiêu này:

  1. Cường độ dòng 200 – 400 μA với da bình thường và 400 – 800 μA với da mất chi phối thần kinh.
  2. Xung điện độ rộng xung lớn hoặc dòng liên tục thường được dùng.
  3. Tần số xung nhỏ.
  4. Dòng một pha là tốt nhất nhưng cũng có thể dùng dòng hai pha. Bất cứ thiết bị nào phát dòng với cường độ dưới mức cảm giác đều dùng được. Tiện lợi nhất là các thiết bị chạy pin.
  5. Thời gian điều trị 2 giờ, sau đó nghỉ 4 giờ. Có thể điều trị 2 – 3 lần một ngày.
  6. Điện cực âm đặt tại vùng tổn thương trong 3 ngày đầu tiên. Điện cực dương đặt xa 25 cm.
  7. Đổi vị trí điện cực sau ba ngày.
  8. Nếu có nhiễm khuẩn, điện cực âm phải đặt tại vùng tổn thương cho đến khi hết nhiễm. Giữ nguyên vị trí điện cực trong 3 ngày tiếp theo.
  9. Nếu kích thước vùng tổn thương không giảm, đưa điện cực âm trở lại vùng bệnh lý trong 3 ngày.

Cũng có qui trình đặt điện cực dương tại vùng tổn thương trong suốt thời gian điều trị mà vẫn đạt kết quả tốt. Các dòng điện thế cao cũng được dùng theo chế độ dương – âm như trên, với lưu ý luôn chỉnh dòng ở mức dưới 1 mA.

Cơ chế lành vết thương của LIS cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên khi được kích thích, các tế bào tăng khả năng phân chia, sự di cư, độ linh động, tăng tổng hợp ADN hoặc collagen. Số lượng thụ thể của các yếu tố tăng trưởng tăng đáng kể khi kích thích vùng tổn thương. Các gradient điện thế sinh học tự nhiên cũng được tăng cường sau kích thích.

Kích thích can xương:

Dòng một chiều cường độ thấp cũng là mô thức bổ trợ trong điều trị gãy xương, nhất là với trường hợp chậm hoặc không liền xương. Dòng điện thường được đưa trực tiếp vào vết gãy qua các điện cực cấy tại chỗ hoặc đặt trên bề mặt.

Qui trình điều trị sau đây được một số nhà nghiên cứu khuyên dùng:

  1. Dòng điện đủ để bệnh nhân cảm nhận.
  2. Độ rộng xung càng lớn càng tốt.
  3. Tần số xung càng nhỏ càng tốt. Có thể dùng dòng một chiều liên tục.
  4. Thời gian điều trị 1 giờ, 3 – 4 lần hàng ngày.
  5. Điện cực âm đặt ngay bên cạnh vết gãy. Điện cực dương đặt xa dụng cụ cố định xương.
  6. Đánh giá kết quả điều trị hàng tháng.

Kích thích tái sinh gân và dây chằng:

Các nghiên cứu về kích thích tái sinh gân và dây chằng bằng LIS còn tương đối ít. Cả hai loại tổ chức đều có thể tạo các điện thế sinh học để đáp ứng với áp lực cơ học đặt lên chúng (hiệu ứng áp điện thuận). Các điện thế này giúp tổ chức tăng trưởng phù hợp với áp lực cơ học, đúng theo định luật Wolff, 1892.

Trên động vật thực nghiệm, LIS cho kết quả rất khả quan ở tốc độ hồi phục, tăng hoạt tính nguyên bào sợi, tăng phân chia tế bào gân và tăng tổng hợp collagen. Tuy nhiên, trên lâm sàng, kết quả còn tương đối hạn chế.

Để LIS có tác dụng đủ tin cậy, cần các điều kiện sau:

  1. Tế bào phải nhạy cảm với kích thích điện.
  2. Chế độ phân cực phải chính xác.
  3. Cường độ dòng phải phù hợp.

Nếu không đạt kết quả, cần giảm dòng và đổi phân cực dòng. Kích thích yếu có thể tăng hoạt tính sinh lý; trong khi kích thích mạnh ức chế nó (Nguyên lí Arndt – Schultz).

Các sản phẩm liên quan:

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích thần kinh cơ TS4

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy điện xung TENS 7000

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích thần kinh cơ SC2

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên

Giá: Liên hệ 090.282.3651

2. Dòng Nga (tần số trung bình) – Các dòng kích thích đặc biệt

Dòng Nga được phát triển tại Mỹ và Canada sau khi nhà khoa học Nga Yadou M. Kots thuyết trình về tác dụng của dòng điện kích thích cơ trong việc tăng cường sức mạnh trong các chuyến bay vũ trụ. Vì thế nó được gọi là dòng Nga. Đó là các dòng xung hai pha tần số trung bình (2 – 10 kHz). Xung có độ rộng 50 – 250 μs, khoảng cách xung 25 – 125 μs; khi tần số tăng thì độ rộng xung giảm. Chúng có thể là dòng hình sine hoặc dòng xung vuông với khoảng cách xung cố định.

Để cường độ dòng hiệu dụng dễ chịu với bệnh nhân, dòng Nga thường được phát với chế độ xung bao 50 Hz, khoảng cách giữa các xung bao 10 ms (chế độ điều biên). Điều đó làm giảm cường độ dòng tổng cộng, nhưng cường độ đỉnh xung vẫn đủ cao để tạo sự co cơ thỏa đáng.

3. Dòng giao thoa – Các dòng kích thích đặc biệt

Dòng giao thoa được phát triển chủ yếu tại châu Âu. Nhà khoa học Áo, Ho Nemec, đưa ra quan niệm dòng giao thoa và cách ứng dụng nó trong lâm sàng. Quan niệm của Nemec đã tạo ra một loại dòng kích thích khá khó hiểu, không phải vì lý thuyết phức tạp, mà vì các kỹ sư đã đưa ra nhiều phương án kỹ thuật cho phép cải biến tùy ý các dòng điện tổ hợp, trong khi vẫn giữ nguyên các dòng điện hợp thành.

Với hai cặp điện cực bắt chéo nhau qua hai kênh phát độc lập trên cùng một thiết bị, dòng tổ hợp thu được là sự giao thoa của hai dòng riêng biệt (xem phần 4.1.2). Nếu hai dòng thành phần hoàn toàn như nhau, tùy theo sự khác biệt pha mà kết quả có thể là giao thoa cộng (constructive interference) hoặc giao thoa trừ (destructive interference).

Khi hai dòng thành phần dao động đồng pha, biên độ các xung điện tăng giảm cùng nhau nên biên độ xung tổ hợp tăng lên. Đó là giao thoa cộng (hình 4.35). Còn nếu ngược pha, hai dòng thành phần triệt tiêu nhau, biên độ dòng hợp thành bằng 0. Đó là giao thoa trừ (hình 4.36).

Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi hai dòng có tần số lệch nhau một chút và hai kênh cùng hoạt động. Ban đầu các dòng điện thực hiện giao thoa cộng; nhưng do tần số lệch nhau, chúng dần chuyển sang giao thoa trừ. Nếu xảy ra với sóng âm, sẽ nghe thấy các phách; nên thuật ngữ phách được dùng để mô tả dòng giao thoa hợp thành. Tần số phách chính bằng hiệu của hai tần số riêng lẻ.

Các dòng kích thích đặc biệt
Hình 4.35: Giao thoa cộng.
Hình 4.36: Giao thoa trừ.

Trong thực hành

Tần số phách chính là tần số điều trị. Chẳng hạn 20 – 50 Hz để co cơ, 100 Hz để giảm đau theo cơ chế kiểm soát cổng hoặc 1 Hz để giảm đau bằng nhĩ châm…

Khi hai cặp điện cực vuông góc nhau và hai dòng điện chạy qua môi trường đồng nhất, hình thái giao thoa giống như bông hoa bốn cánh, với trung tâm bông hoa nằm tại phần giao cắt của hai dòng điện, và bốn cánh hoa nằm tại khoảng giữa các đường sức dòng. Hiệu ứng giao thoa lớn nhất tại tâm bông hoa và giảm dần về phía bốn cánh hoa (hình 4.37).

Hình 4.37: Hình thái giao thoa với hai cặp điện cực đặt vuông góc trong môi trường đồng nhất.

Do cơ thể là môi trường không đồng nhất nên trong thực tế không thể tiên đoán hình thái giao thoa. Vì thế cảm nhận của bệnh nhân mang ý nghĩa quyết định. Nếu bệnh nhân có tổn thương khu trú, kích thích đúng vị trí là công việc tương đối dễ dàng. Khi đó kỹ thuật viên cần di chuyển điện cực cho đến khi bệnh nhân cảm thấy kích thích tại vùng tổn thương mạnh nhất. Với tổn thương không khu trú, công việc trở nên khó khăn hơn nhiều. Để khắc phục một phần khó khăn đó, các kỹ sư đã tạo ra nhiều hình thái giao thoa với các cánh hoa liên tục chuyển động. Điều đó cho phép mở rộng vùng kích thích. Với ba cặp điện cực, có thể tạo các hình thái giao thoa ba chiều động.

Cũng như các kích thích điện khác, dòng giao thoa được dùng chủ yếu để kích thích cơ và giảm đau. Trong kích thích cơ, hiệu quả tương đối rõ ràng, nhất là với vùng tổn thương rộng và nằm sâu. Trong khi đó, hiệu quả giảm đau cần được nghiên cứu và thử nghiệm thêm.

Đọc tiếp: Bài 23: Sự phổ dụng của kích thích điện ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Để lại SĐT