Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 3 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 4 đó là Kích thích điện (Tác dụng, ứng dụng, các dòng kích thích đặc biệt…). Chương 4 gồm 10 bài đó là:

         Bài 14: Hệ thống thuật ngữ kích thích điện

         Bài 15: Tác dụng của dòng điện

         Bài 16: Lựa chọn tham số kích thích và qui trình ứng dụng

         Bài 17: Ứng dụng kích thích điện trong lâm sàng

         Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện

         Bài 19: Tác dụng lâm sàng của kích thích thần kinh cảm giác bằng điện

         Bài 20: Ứng dụng dòng một pha điện thế thấp liên tục

         Bài 21: Kích thích điện chức năng

         Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt

         Bài 23: Sự phổ dụng của kích thích điện

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện

Khi dùng kích thích điện để co cơ, có thể thu được các lợi ích điều trị như sau:

  1. Tái rèn luyện cơ.
  2. Tăng khả năng bơm máu của cơ.
  3. Làm chậm quá trình thoái hóa cơ.
  4. Làm mạnh cơ.
  5. Tăng tầm vận động.

Bất cứ thiết bị điện nào, dù là thiết bị điện thế cao, điện thế thấp, dòng hai pha, dòng lai hoặc dòng TENS, đều có thể dùng để kích thích cơ. Sự tiện dụng và hiệu quả của thiết bị phụ thuộc vào sự phù hợp của nó với qui trình và mục tiêu điều trị cụ thể.

Mỏi cơ là yếu tố luôn phải tính đến khi lựa chọn tham số điều trị. Nó phụ thuộc vào các tham số như sau:

  1. Cường độ: tổ hợp của biên độ và độ rộng xung điện lựa chọn.
  2. Tần số xung hoặc tần số bó xung.
  3. Thời gian mở xung.
  4. Thời gian tắt xung.

Sức co của cơ thay đổi khi cường độ dòng điện thay đổi để tác động lên nhiều hoặc ít đơn vị vận động hơn. Sức co cũng thay đổi nhờ tăng chất lượng co khi dùng tần số xung hoặc bó xung cao. Sức co càng mạnh, nhu cầu của cơ càng lớn, nên dòng máu nuôi càng nhiều và sự mỏi càng tăng. Nếu không cần sức co mạnh, biên độ và độ rộng xung cần chọn tại mức vừa phải, nhưng mỏi cơ vẫn là yếu tố phải tính đến. Để giảm thiểu sự mỏi cơ khi cần co mạnh, sự kết hợp giữa tần số thấp nhất khả dĩ và cường độ cao hơn có thể giữ sức co không đổi.

Nếu cần sức co mạnh, có thể dùng tần số và cường độ lớn hơn. Để sự mỏi cơ tối thiểu, thời gian nghỉ giữa các lần co ít nhất phải là 60 giây sau 10 giây co. Dùng các xung tần số thấp và tần số cao xen kẽ nhau cũng là lựa chọn tốt cho chế độ kích thích điện chức năng.

Co cơ với mô-men quay lớn thường gây đau cho bệnh nhân, do dòng điện hoặc do mức độ co. Điều đó ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị. Bệnh nhân cần được theo dõi và nên tin tưởng vào người điều trị để thu được lợi ích lâm sàng tối đa (hình 4.30).

Khi dùng kích thích điện, các điểm vận động là lựa chọn tốt để co từng cơ riêng biệt. Để tìm điểm vận động, cần dùng một điện cực dò. Cần bắt đầu kích thích gần điểm vận động (xem phụ lục cuối sách). Tăng cường độ dòng cho đến khi thấy co cơ và giữ nguyên giá trị cường độ đó. Di chuyển điện cực quanh vị trí ban đầu cho đến khi thấy sự co mạnh nhất; đó chính là điểm vận động. Tiếp theo, có thể tăng cường độ dòng để đạt mức co mong muốn.

người đàn ông đang dùng kích thích điện thần kinh cơ
Hình 4.30: Kích thích điện thần kinh cơ.

1. Tái rèn luyện cơ – Tác dụng kích thích điện

Ức chế cơ sau phẫu thuật hoặc sau tổn thương là chỉ định chủ yếu của tái rèn luyện cơ. Nếu các cơ chế thần kinh của cơ không bị phá hủy, sự ức chế của thần kinh trung ương đối với cơ thường là nguyên nhân của sự mất kiểm soát. Sự thoái hóa của các khe khớp không sử dụng trong thời gian dài được xem là nguyên nhân của khiếm khuyết cảm giác – vận động này. Kích thích điện có khả năng hoạt hóa các khe khớp đó và giúp khôi phục sự cân bằng cho hệ thống vì các tín hiệu hướng tâm này sẽ được tích hợp với các tín hiệu vận động ly tâm. Khi buộc cơ co, kích thích điện làm tăng các tín hiệu cảm giác từ cơ lên não. Người bệnh cảm nhận được sự co cơ, nhìn thấy cơ co, và có thể mong muốn lặp lại các đáp ứng vận động đó. Do đó mục tiêu ở đây là tái khôi phục sự kiểm soát chứ không cần mức co mạnh.

tác dụng kích thích điện máy điện xung EMS 7500
Máy kích thích thần kinh cơ mini cầm tay phổ biến hiện nay

Có nhiều qui trình thích hợp để tái rèn luyện cơ; các bước dưới đây được xem là quan trọng để thu được lợi ích tối đa:

  1. Cường độ dòng cần đủ mạnh để gây co cơ thỏa đáng, nhưng phải dễ chịu với người bệnh.
  2. Độ rộng xung cần chọn gần thời trị của nơ-ron vận động (300 – 600 μs).
  3. Tần số xung cần cao để gây co cứng (35 – 55 Hz), nhưng được điều chỉnh để tránh mỏi cơ. Trong dải co cứng, chọn các tần số thấp hơn .
  4. Chu trình mở/tắt cần được lựa chọn phù hợp với thiết bị và kinh nghiệm của người điều trị. Thời gian mở khoảng 2 – 3 giây, với tỷ số mở/tắt 1:5 để giảm mỏi cơ.
  5. Cần dùng chế độ ngắt quãng hoặc theo các bó xung.
  6. Chỉ dẫn người bệnh dõi theo dòng điện để co cơ, cho phép họ cảm nhận và quan sát đáp ứng mong muốn. Tiếp theo người bệnh cần thay thế sự co tự chủ bằng sự co do dòng điện.
  7. Thời gian điều trị khoảng 15 phút, có thể vài lần một ngày.
  8. Các dòng xung điện thế cao hoặc dòng hai pha tần số trung bình có thể có hiệu quả nhất.

2. Tăng khả năng bơm của cơ – Tác dụng kích thích điện

Co cơ do kích thích điện làm tăng sức co bóp của cơ, do đó làm tăng khả năng bơm các chất lỏng và máu theo hệ tĩnh mạch và hệ bạch huyết về tim. Dùng các kích thích điện mức cảm giác cũng làm giảm phù nề tại các vết thương trên động vật thực nghiệm.

Kích thích điện gây co cơ tại chi bệnh lý có thể giúp tái khôi phục dòng máu trong khi vẫn bảo vệ được vùng bị bệnh. Qui trình can thiệp sau đây được xem là phù hợp để giảm sưng nề sau chấn thương:

  1. Cường độ đủ mạnh để gây co cơ thỏa đáng.
  2. Độ rộng xung thường đặt trước trong hầu hết các thiết bị có mặt trên thị trường. Nếu điều chỉnh được, nên chọn gần thời trị của sợi vận động (300 – 600 μs).
  3. Tần số xung cần nằm trong dải co cứng (35 – 50 Hz).
  4. Dùng chế độ ngắt quãng hoặc theo bó xung.
  5. Thời gian mở 5 – 10 giây.
  6. Thời gian tắt 5 – 10 giây.
  7. Vùng điều trị cần được treo cao.
  8. Chỉ dẫn người bệnh dõi theo dòng điện để co cơ. Có thể co cơ chủ động theo tầm vận động nếu không có phản chỉ định.
  9. Thời gian điều trị 20 – 30 phút, có thể 2 – 3 lần một ngày.
  10. Các dòng xung điện thế cao hoặc dòng hai pha tần số trung bình là lựa chọn tối ưu.
  11. Kết hợp qui trình này với mát-xa đá cho kết quả tốt nhất.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy điện xung kích thích thần kinh cơ TS3

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích thần kinh cơ SC2

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích thần kinh cơ EMS 7500

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy kích thích thần kinh cơ TS2

Giá: Liên hệ 090.282.3651

3. Làm chậm loạn dưỡng cơ – Tác dụng kích thích điện

Ngăn ngừa hoặc làm chậm thoái hóa cơ là lý do truyền thống để kích thích cơ bằng điện. Bảo tồn tổ chức cơ sau chấn thương có thể đạt được nhờ kích thích điện, Kích thích điện tạo ra những thay đổi vật lý và hóa học kèm theo sự co cơ và do đó giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ.

Cũng như trên, chưa có các qui trình chuẩn. Khi lập kế hoạch điều trị, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên cần dùng kích thích điện đi kèm với vận động liệu pháp tiêu chuẩn. Các bước sau đây có thể là gợi ý tốt:

  1. Cường độ cao đến mức người bệnh có thể chịu được. Trong thời gian điều trị, có thể tăng cường độ do sự thích nghi. Sự co phải đủ mạnh để cử động chi kháng được trọng lực hoặc đạt tới mức 25% sức co đẳng trường tự chủ cực đại trở lên.
  2. Độ rộng xung thường đặt trước trong hầu hết các thiết bị có mặt trên thị trường. Nếu điều chỉnh được, nên chọn gần thời trị của sợi vận động (300 – 600 μs).
  3. Tần số nằm trong khoảng co cứng (50 – 85 Hz).
  4. Dùng chế độ ngắt quãng hoặc theo bó xung.
  5. Thời gian mở 6 – 15 giây.
  6. Thời gian tắt ít nhất 1 phút.
  7. Cơ cần có kháng trở, nhờ trọng lượng chi thể hoặc dùng kháng trở ngoài, hoặc cố định khớp để cơ co đẳng trường.
  8. Có thể yêu cầu người bệnh dõi theo dòng điện, nhưng không cần chủ động tạo sự co cơ.
  9. Thời gian điều trị 15 – 20 phút, hoặc đủ để thực hiện tối thiểu 10 lần co; có thể điều trị 2 lần một ngày.
  10. Dòng hai pha tần số trung bình là lựa chọn tốt nhất.

4. Làm mạnh cơ:

Làm mạnh cơ bằng kích thích điện cho kết quả tốt với người teo yếu cơ hoặc cơ mất liên hệ thần kinh. Đã có qui trình tương đối chuẩn hóa cho mục tiêu này, nhưng cũng cần nghiên cứu để mở rộng ứng dụng sang các lĩnh vực khác. Dưới đây là qui trình chuẩn hóa đó:

  1. Cường độ dòng đủ cao để cơ phát triển 60% sức co đẳng trường tự chủ cực đại.
  2. Độ rộng xung thường đặt trước trong hầu hết các thiết bị có mặt trên thị trường. Nếu điều chỉnh được, nên chọn gần thời trị của sợi vận động (300 – 600 μs). Nói chung xung dài hơn sẽ kích thích nhiều sợi thần kinh hơn.
  3. Tần số nằm trong khoảng co cứng (70 – 85 Hz).
  4. Dùng chế độ ngắt quãng hoặc theo bó xung với thời gian tăng lên (ramp up) tăng dần.
  5. Thời gian mở 10 – 15 giây.
  6. Thời gian tắt 1 – 2 phút.
  7. Trở kháng thường dùng để bất động chi. Sau đó co cơ đẳng trường từ mức 25% sức co đẳng trường tự chủ cực đại trở lên. Sức co càng lớn càng tốt.
  8. Có thể yêu cầu người bệnh theo dõi dòng điện, nhưng không cần chủ động co cơ.
  9. Thời gian điều trị tốt thiểu đủ để thực hiện 10 lần co, nhưng tốt nhất gồm ba liệu trình, mỗi liệu trình 10 lần co. Mỏi cơ là vấn đề chính trong qui trình này. Kích thích tối thiểu 3 lần một tuần. Tối đa có thể kích nhiều lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ. Nói chung sức cơ sẽ tăng trong suốt quá trình điều trị, nhưng cần tăng dần cường độ dòng để thu được sức co ngày càng tăng.
  10. Dòng hai pha tần số trung bình là lựa chọn tốt nhất.

5. Tăng tầm vận động:

Tăng tầm vận động khớp cũng là một khả năng của kích thích điện. Kích thích cơ co bằng điện giúp các khớp cử động qua tầm bị hạn chế do bệnh lý. Khi nhóm cơ đó tiếp tục co trong một thời gian dài, khớp và mô cơ sẽ biến đổi và giãn ra. Dưới đây là các bước tiến hành để đạt được mục tiêu đó:

  1. Cường độ cần lớn để cơ co mạnh đến mức cử động phần chi thể hết tầm ảnh hưởng của trọng lực. Tăng dần cường độ dòng trong quá trình điều trị.
  2. Độ rộng xung thường đặt trước trong hầu hết các thiết bị có mặt trên thị trường. Nếu điều chỉnh được, nên chọn gần thời trị của sợi vận động (300 – 600 μs).
  3. Tần số nằm ở phần đầu trong dải co cứng (40 – 60 Hz).
  4. Dùng chế độ ngắt quãng hoặc theo bó xung.
  5. Thời gian mở 15 – 20 giây.
  6. Thời gian tắt bằng hoặc lớn hơn thời gian mở; mỏi cơ là yếu tố cần tính đến.
  7. Nhóm cơ kích thích cần đối kháng với khớp khảo sát; bệnh nhân cần trong tư thế mà khớp có thể vận động hết tầm khả dĩ.
  8. Bệnh nhân thụ động trong qui trình này nên không cần dõi theo dòng điện.
  9. Thời gian điều trị 90 phút, chia thành ba đợt hàng ngày.
  10. Các dòng xung điện thế cao hoặc dòng hai pha tần số trung bình là lựa chọn tốt nhất.

6. Tác dụng giảm phù nề của kích thích không gây co:

Các nhà nghiên cứu giả định kích thích điện vùng phù nề sẽ làm tăng chuyển động của các protein mang điện vào hệ bạch huyết. Cũng có giả thuyết kích thích các sợi cảm giác gây tác động gián tiếp lên hệ thần kinh tự động, dẫn tới việc giải phóng các chất tạo adrenaline, do đó làm tăng tốc độ co của cơ trơn tại hệ bạch huyết và tăng tuần hoàn bạch huyết. Để đạt được mục tiêu đó, cần các điều kiện như sau:

  1. Thời gian điều trị dài, khoảng 60 phút.
  2. Dòng một chiều liên tục với sự phân cực phù hợp.
  3. Các điện cực được sắp xếp để kéo hoặc đẩy protein bào tương vào hệ mạch bạch huyết.

Một cơ chế khả dĩ khác là dòng điện cường độ nhỏ (cỡ μA) kích thích các thành phần thần kinh mạch máu tại vùng tổn thương có thể gây co mạch và giảm tính thấm mao mạch nên hạn chế sự vận chuyển protein bào tương vào vùng gian bào, dẫn tới tác dụng giảm phù nề.

Dù cơ chế còn chưa rõ ràng, qui trình sau tỏ ra hứa hẹn trong việc giảm phù nề:

  1. Cường độ dòng khoảng 10% mức co cơ nhìn thấy.
  2. Các xung điện ngắn định trước trong các thiết bị điện thế cao là tốt nhất.
  3. Tần số cao (120 Hz) là lựa chọn tối ưu.
  4. Dòng một chiều ngắt quãng là tốt nhất. Tránh dùng dòng hai pha.
  5. Trên động vật thực nghiệm, điện cực âm đặt xa cho kết quả rõ rệt.
  6. Thời gian điều trị sau chấn thương: Bắt đầu ngay sau chấn thương. Can thiệp 24 giờ sau chấn thương không ảnh hưởng tới vùng phù nề đã có.
  7. 30 phút điều trị giúp kiểm soát thể tích phù nề trong 4 – 5 giờ.
  8. Kỹ thuật nhúng điện cực trong nước có thể cần thiết.
  9. Các thiết bị phát xung điện thế cao có tác dụng tốt, trong khi thiết bị phát xung điện thế thấp ít tác dụng.

7. Kích thích cơ mất chi phối thần kinh:

Cơ mất chi phối thần kinh bị mất các phân bố thần kinh ngoại biên của nó. Khi đó mục đích chính của kích thích điện là giảm thoái hóa cơ trong quá trình tái sinh thần kinh. Sau khi mất chi phối thần kinh, các sợi cơ sẽ giảm dần kích thước, dẫn tới giảm đường kính và khối lượng cơ. Điều đó làm giảm trương lực mà cơ có thể tạo ra và tăng thời gian co cơ. Nếu sự tái sinh thần kinh không xuất hiện trong vòng hai năm, tổ chức liên kết dạng sợi dần thay thế các thành phần co của cơ và cơ sẽ mất khả năng phục hồi vĩnh viễn.

Kích thích điện trên cơ mất chi phối thần kinh có thể làm chậm quá trình loạn dưỡng, giảm thiểu sự mất mát khối lượng và sức cơ. Kích thích điện cũng hạn chế phù nề và phù tĩnh mạch, nên giảm sự xơ hóa và thoái hóa cơ. Tuy nhiên kích thích điện hầu như không có tác dụng trong tái sinh thần kinh.

Các tham số điều trị sau đây là cần thiết để thu được kết quả lâm sàng khả quan:

  1. Dòng hai pha bất đối xứng, độ rộng xung nhỏ hơn 1ms được dùng trong 2 tuần đầu tiên.
  2. Tiếp theo, dùng dòng xung vuông một chiều ngắt quãng, dòng  e mũ với độ rộng xung lớn hơn 10ms hoặc dòng sine xoay chiều tần số nhỏ hơn 10Hz.
  3. Độ rộng xung bằng hoặc lớn hơn thời trị.
  4. Cường độ dòng đủ mạnh để gây co cơ
  5. Tỷ số mở/tắt là 1:5 hoặc nhỏ hơn để giảm mỏi cơ.
  6. Dùng chế độ đơn hoặc lưỡng cực với điện cực tích cực đường kính nhỏ đặt tại vị trí nhạy cảm nhất với dòng điện. Lưu ý không còn khái niệm điểm vận động vì cơ đã mất chi phối thần kinh.
  7. Điều trị càng sớm càng tốt, với ba lần điều trị một ngày, mỗi lần phải đạt 5 – 20 lần co.
  8. Cơ phải co đủ mạnh để tạo trương lực cơ, vì thế cần cố định khớp, hoặc tạo sự co đẳng trương tại các vị trí tới hạn của tầm vận động.

Đọc tiếp: Bài 19: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện ( Bấm để đọc ) 

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn