Bài 21: Kích thích điện chức năng

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 3 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 4 đó là Kích thích điện chức năng (Tác dụng, ứng dụng, các dòng kích thích đặc biệt…). Chương 4 gồm 10 bài đó là:

         Bài 14: Hệ thống thuật ngữ kích thích điện

         Bài 15: Tác dụng của dòng điện

         Bài 16: Lựa chọn tham số kích thích và qui trình ứng dụng

         Bài 17: Ứng dụng kích thích điện trong lâm sàng

         Bài 18: Tác dụng lâm sàng của kích thích cơ bằng điện

         Bài 19: Tác dụng lâm sàng của kích thích thần kinh cảm giác bằng điện

         Bài 20: Ứng dụng dòng một pha điện thế thấp liên tục

         Bài 21: Kích thích điện chức năng

         Bài 22: Các dòng kích thích đặc biệt

         Bài 23: Sự phổ dụng của kích thích điện

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 21: Kích thích điện chức năng (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 21: Kích thích điện chức năng

A. Lịch sử của kích thích điện chức năng (FES).

Từ giữa những năm 1980, các nhà khoa học đã dùng dòng điện điều khiển bằng máy tính để kích thích hệ thần kinh ngoại biên nhằm trợ giúp các hoạt động chức năng, như đi lại hoặc cầm nắm. Ban đầu được dùng cho người bệnh chấn thương cột sống hoặc đột quị, kích thích điện chức năng FES (functional electrical stimulation) dùng các thiết bị kích thích nhiều kênh do một bộ vi xử lý điều khiển để tái hoạt hóa nhiều cơ một cách đồng bộ, giúp người bệnh có thể thực hiện một chức năng vận động nào đó. Kỹ thuật này khá hiệu quả để trợ giúp một số rối loạn chức năng trong ngắn hạn; và nhiều cố gắng đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả của nó trong dài hạn (hình 4.33).

B. Đặc điểm của kích thích điện chức năng.

Phần lớn các kỹ thuật FES dùng điện cực bề mặt, vốn không dính lâu trên da nên khó giữ vị trí tác động ổn định. Để dùng FES hàng ngày, cần cấy điện cực, thậm chí cả thiết bị kích thích, trực tiếp vào cơ hoặc thần kinh. Hiện chưa có một hệ thống như vậy trong lâm sàng.

Hệ thống điều khiển FES cũng cần cải tiến để vừa an toàn vừa tiện dụng với người bệnh. Nó phải có các chương trình điều trị cài đặt, đồng thời phải có khả năng điều chỉnh hệ tham số một cách thích hợp. Khả năng phản hồi khép kín như thế vẫn là một thách thức đối với giới nghiên cứu.

Kích thích điện chức năng ở chân
Hình 4.33: Kích thích điện chức năng.

Phương thức kích hoạt các chương trình đó cũng là một thử thách không nhỏ. Các bộ đóng ngắt điều chỉnh nhờ bước chân hoặc động tác vai là lựa chọn hiện nay. Ra lệnh bằng giọng nói cũng là một lựa chọn đáng xem xét.

C. Tác dụng lâm sàng của kích thích điện chức năng FES.

Có một số ứng dụng lâm sàng nổi bật. Ban đầu FES được dùng cho bệnh nhân đột quị để trợ giúp gập mu bàn tay hoặc bàn chân. Tiếp theo nó được dùng cho người bệnh tổn thương cột sống không hoàn toàn vẫn còn khả năng đứng thẳng nhưng không thể gập cơ thể khi xoay.

FES mang lại nhiều lợi ích, giúp người bệnh đứng, di chuyển, leo cầu thang… Bệnh nhân tổn thương cột sống dùng FES để tập trên xe đạp lực kế, giúp tăng sức bền tim phổi. Nó giúp người liệt dùng cơ bàn tay và cánh tay thực hiện các chức năng cầm nắm. FES cũng hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân liệt nửa người điều chỉnh trật khớp vai nhẹ.

Đọc tiếp: Bài 22: Các dòng kích thích điện đặc biệt ( Bấm để đọc ) 

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn