Hội chứng cổ rùa

Hội chứng cổ rùa là gì? 

Hội chứng cổ rùa hay còn gọi là mất đường cong sinh lý cổ, gây ra các biểu hiện:

  • Khối ụ lồi lên phía sau cổ, vẹo cổ và khòm lưng  khiến vai dày lên.
  • Có những cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và lan ra 2 bên gáy, khắp bả vai. Có thể kéo dài xuống tận hai cánh tay và gây ra những bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
  • Các dây thần kinh và cơ bắp phía dưới xương sọ bị chèn ép gây nên những cơn đau nửa đầu, khắp đầu, giảm thị lực. Mất ngủ hoặc nặng hơn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Gây tê bại ở hai tay, ảnh hưởng đến cầm nắm và nặng nhất có thể mất khả năng vận động.

 

Sử dụng smartphone không đúng cách gây ra chứng cổ rùa, lệch đốt sống

Nguyên nhân gây ra Hội chứng cổ rùa?

Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ.

Tư thế ngồi ngửa cổ

Khi vị trí bạn ngồi quá thấp so với máy tính hoặc màn hình tivi, bạn sẽ có khuynh hướng ngửa cổ, hướng cằm về phía trước để nhìn. Nếu thường xuyên ngồi tư thế này trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ.

Những đứa trẻ xem tivi với tư thế ngửa cổ, dễ gây ra bệnh cổ rùa
Hình ảnh các bạn nhỏ thường ngửa cổ xem TV

Ngồi gục đầu trên bàn làm việc

Phần lớn nhân viên văn phòng thường có thói quen ngủ gục đầu trên bàn làm việc. Tuy nhiên, tư thế này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, gây ra các triệu chứng đau mỏi cổ, vai, gáy, lệch cổ, lâu dần sẽ gây thoái hóa đốt sống cổ.

Tư thế cúi

Việc cúi gập cổ nhìn vào điện thoại hoặc máy tính hàng giờ có thể gây ảnh hưởng đến phần ngực và cột sống cổ, gây co cứng vùng cổ…Ngồi với tư thế sai trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.

Cúi đầu quá mức

Việc cúi đầu quá mức trong thời gian dài gây áp lực rất lớn lên cột sống cổ. Ở các góc độ khác nhau sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau, khi càng cúi nhiều thì sẽ gây áp lực lên đốt sống cổ càng nhiều. Điều này gây ảnh hưởng tới thần kinh, hô hấp, vận động, tiêu hóa và thẩm mỹ

Các góc độ khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau trong hội chứng cổ rùa
Sử dụng điện thoại sai tư thế

Cách hạn chế và phòng tránh hội chứng cổ rùa?

Luôn luôn giữ đúng tư thế trong quá trình làm việc và giải trí là cách hữu hiệu ngăn ngừa Hội chứng cổ rùa từ ban đầu.

Tư thế khi ngồi khi làm việc với máy tính

  • Giữ cổ ở vị trí thẳng trục với cột sống.
  • Vai thả lỏng, đặt cẳng tay ở mặt phẳng ngang vuông góc với khuỷu tay, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.
  • Lưng giữ thẳng. Bàn chân nên đặt bằng phẳng trên sàn.
  • Trong trường hợp ghế quá cao, bạn nên dùng một chiếc ghế thấp hoặc 1 hộp vuông để kê chân lên ở vị trí thoải mái nhất.
  • Tránh ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ gây áp lực lên vùng dưới đầu gối, dễ gây tê liệt dây thần kinh.
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa ghế và màn hình cũng như độ cao màn hình cho phù hợp, tránh tư thế cong lưng hoặc ngửa cổ để nhìn màn hình.
  • Sau 1 đến 2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
Hình ảnh cho ta biết tư thế đúng khi ngồi làm việc để tránh bệnh cổ rùa
Tư thế ngồi đúng khi ngồi làm việc.

Tư thế khi lái xe

  • Tư thế lái xe là một tác nhân không nhỏ ảnh hưởng trực tiếp đến Hội chứng cổ rùa.
  • Chỉnh ghế ngồi sao cho cột sống lưng chạm được vào ghế tựa, phần khuỷu tay khi chạm vào vô–lăng hơi bẻ cong và không bị căng.
  • Chú ý kê gối hoặc miếng vải mềm ở vùng thắt lưng, chọn độ dày mỏng của miếng đệm phù hợp. Miếng đệm này có tác dụng tạo ra vị trí tự nhiên, giúp cột sống và cổ được thoải mái.
  • Đầu và cổ giữ thẳng trục với thân, chỉnh ghế tựa đầu để cổ ở vị trí thư giãn nhất
  • Tránh chạy liên tục trên quãng đường dài, khi chạy khoảng 150-200km nên dừng lại nghỉ khoảng 2 giờ.
Hình ảnh mô tả tư thế lái xe đúng cách
Tư thế lái xe đúng cách

Sử dụng thuốc để giảm cơn đau tức thời?

  • Thói quen sử dụng thuốc giảm đau hoàn toàn không thể chữa trị tận gốc. Hơn nữa, dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây hại nghiêm trọng đến gan, thận, dạ dày,…
  • Phẫu thuật cũng là phương pháp chữa trị được nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, thực tế, tỷ lệ phẫu thuật thành công không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các bài tập giúp giảm, điều trị hội chứng cổ rùa:

  • Kéo giãn cơ nâng vai: kéo giữ 3-5s, đổi bên, lặp lại 10-15 lần.

Kéo giãn cơ nâng vai trong hội chứng cổ rùa

  • Kéo giãn cơ bậc thang: thực hiện như trong hình giữ 3-5s, đổi bên, lặp lại 10-15 lần.

  • Kéo giãn cơ cổ. Bài tập Chintucks giữ 3-5s, thực hiện lặp lại 10-15 lần.

các bài tập điều trị hội chứng cổ rùa

Bài tập điều trị hội chứng cổ rùa

 

bài tập điều trị hội chứng cổ rùa

Vật lý trị liệu – Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân bị hội chứng cổ rùa?

Hiện nay, sự kếp hợp trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu là phương pháp trị liệu mang lại hiệu quả cao. Một số máy móc hiện đại được nhiều cơ sở khám chữa bệnh tin dùng và đem lại hiệu quả cao cho bệnh nhân:

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra hội chứng này sớm. Chỉ khi các cơn đau trở nên trầm trọng. Xuất hiện thường xuyên và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người bệnh mới tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ, hay cần tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. Vui lòng liên hệ Hotline của Website nhé. 

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

Nhắn Zalo
Gọi ngay