Bài 5: Phân loại đau

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 1 ( gồm 3 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 2 đó là Đau – Cơ chế, lượng giá, kiểm soát và điều trị (Định nghĩa cơ chế đau, phân loại đau, kiểm soát và điều trị…). Chương 2 gồm 4 bài đó là:

          Bài 4: Định nghĩa và cơ chế đau

          Bài 5: Phân loại đau

          Bài 6: Lượng giá đau

          Bài 7: Kiểm soát và điều trị đau

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 5: Phân loại đau (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

CHƯƠNG 2: Đau – Cơ chế, lượng giá, kiểm soát và điều trị

Bài 5: Phân loại đau

Mặc dù phân loại đau không phải là chẩn đoán. Nhưng phân loại đúng cũng có thể hướng dẫn quá trình điều trị. Hiện có nhiều cách phân loại đau, từ các hệ đa diện. Như Phân loại đau mạn tính của Hội nghiên cứu đau quốc tế, cho tới các hệ đơn diện chỉ xét một khía cạnh của đau. Trong số các hệ đơn diện, hệ dựa trên thời gian (cấp tính > < mạn tính) và trên sinh lý bệnh (đau do viêm > < đau do thần kinh) được sử dụng nhiều nhất.

1. Đau cấp – Phân loại đau 

  • Đau cấp từng được định nghĩa theo thời gian (đau không quá 6 tháng, với nguyên nhân xác định). Tuy nhiên hiện nó được xem là “kinh nghiệm khó chịu, phức tạp với các khía cạnh cảm xúc và nhận thức. Cũng như cảm giác, xuất hiện để đáp ứng với tổn thương mô”. Ngược với đau mạn, đau cấp có nguyên nhân tương đối rõ ràng. Và thường biến mất khi lành bệnh. Đau cấp nói chung do viêm, nhưng cũng có thể do hoạt tính thần kinh bất thường. Nguyên nhân đau cấp thường gặp là chấn thương, phẫu thuật, lao động hoặc các trạng thái bệnh lý cấp tính.

Tầm quan trọng của đau cấp

  • Đau cấp có chức năng sinh học quan trọng. Vì nó cảnh báo sự xuất hiện của tổn thương, hiện hữu hoặc tiềm ẩn. Nó thường đi kèm với các phản xạ mang tính bảo vệ, như rút tay khỏi vị trí nguy hiểm, co thắt cơ, các phản ứng thực vật… Tuy nhiên, căng thẳng tâm lý do đau cấp cũng có tác dụng sinh lý và cảm xúc âm tính.
  • Cường độ và vị trí đau cấp thường liên quan với mức độ viêm. Tổn thương hoặc phá hủy của vùng tổ chức bị đau. Đau cấp thường dễ xác định và định vị. Mặc dù mức độ định vị phụ thuộc vào loại tổ chức liên quan. Chẳng hạn có thể xác định đau ở da rất chính xác, nhưng với đau cơ thì khó hơn nhiều.
  • Điều trị đau cấp do tổn thương cơ xương khớp thường hướng tới việc giải quyết nguyên nhân nền tảng, giảm viêm và điều biến quá trình dẫn truyền đau từ ngoại biên về  trung ương.

2. Đau mạn – Phân loại đau 

  • Đau mạn từng được định nghĩa là đau kéo dài 3 – 6 tháng. Hiện nay nó được xem là “đau kéo dài quá thời gian lành chấn thương. Với nguyên nhân bệnh lý không thật rõ ràng và đầy đủ để giải thích sự xuất hiện hoặc kéo dài đau”. Nó cũng được định nghĩa là đau dai dẳng “phá vỡ giấc ngủ và cuộc sống bình thường, không còn chức năng bảo vệ, thay vào đó lại phá hoại sức khỏe và chức năng”. Như vậy không giống đau cấp, đau mạn không có mục đích thích nghi.
  • Đau mạn thường đi kèm với rối loạn chức năng thể chất, tâm lý và xã hội. Bệnh nhân đau mạn thường ít vận động trong thời gian dài. Nên dễ mất sức mạnh, kỹ năng, sức bền, do đó dễ bị tàn tật. Họ thường thảm kịch hóa hoàn cảnh bản thân. Xem đau là không chịu nổi, thường điều trị quá mức cần thiết. Nên không những không hiệu quả mà còn phụ thuộc vào thuốc hoặc phương pháp điều trị. Họ cũng thường trầm cảm, rối loạn giấc ngủ. Thay đổi thói quen ăn uống và tự cô lập về mặt xã hội. Về mặt hình thái, đau mạn (chẳng hạn đau thắt lưng hông) có thể gây thoái hoá não khoảng 10%, giống như già thêm 10 – 20 năm (nghiên cứu qua hình ảnh cộng hưởng từ).

Đau mạn có thể trở nên rất nghiêm trọng

  • Đau mạn có thể do thay đổi chức năng thần kinh giao cảm và hoạt tính thượng thận. Giảm morphine nội sinh. Tăng cảm sợi hướng tâm hoặc nơ-ron tuỷ gai. Chẳng hạn ở người đau mạn, mức enkephalin giảm, còn số lượng và mức nhạy cảm của thụ thể đau tăng. Họ thường tăng cảm với cả kích thích đau (hiện tượng tăng đau) và kích thích không đau (hiện tượng đau với kích thích mà lúc bình thường không gây đau). Thay đổi đó là kết quả của sự tăng cảm trung ương. Khi sợi dẫn truyền đau tiếp tục phóng điện sai lệch bất thường sau một kích thích đau mạnh hoặc lặp đi lặp lại. Vì thế chỉ một kích thích nhẹ cũng vượt ngưỡng đau. Cơ chế  này dẫn tới việc dùng thuốc giảm đau trước một can thiệp có thể gây đau (chẳng hạn sinh thiết hoặc xạ trị). Nhằm giảm đau sau can thiệp và giảm thời gian hồi phục.

Đau mạn được cấu thành từ rất nhiều các lí do khác nhau

  • Các yếu tố tâm lý và xã hội cũng có góp phần tạo và duy trì đau mạn. Mất ngủ do trầm cảm có thể gây đau cơ xương khớp, dẫn tới giảm hoạt động. Đến lượt mình, giảm hoạt động lại góp phần duy trì đau, tạo ra vòng xoáy bệnh lý. Vì thế cần chẩn đoán, lượng giá và điều trị đau tích cực và càng sớm càng tốt. Cần sử dụng các can thiệp giảm đau ở giai đoạn chấn thương cấp và giai đoạn hồi phục ngay sau đó. Khi đau vẫn chỉ là kết quả của hoạt hóa thụ thể đau. Khi đau mạn xuất hiện, một can thiệp chỉ thành công khi nó chú ý tới mọi chiều kích của đau. Dựa trên mô hình sinh học – tâm lý – xã hội của bệnh tật nói chung, của đau nói riêng. Đây là vấn đề quan trọng, nhất là khi biết rằng một phần ba số người Mỹ đau mạn. Trong đó 42% đau cơ xương khớp.

3. Đau chiếu – Phân loại đau 

  • Đau chiếu được cảm nhận tại vị trí xa nơi gây đau. Đau có thể chiếu từ khớp này sang khớp khác. Từ thần kinh ngoại biên tới vùng thần kinh ở xa hoặc từ nội tạng tới một vùng cơ. Chẳng hạn, bệnh khớp hông có thể chiếu đau tới gối, thiếu và nhồi máu cơ tim có thể gây đau ngực, vai hoặc cánh tay trái.
  • Đau được chiếu theo ba cách: từ sợi thần kinh tới vùng phân bố của nó. Giữa hai vùng chung một khúc nguyên thủy. Hoặc giữa hai vùng phát triển từ cùng một đoạn phôi. Vì sợi thần kinh ngoại biên từ chúng hội tụ về cùng một vùng tủy gai và tạo xy-náp với cùng một nơ-ron thứ hai.

4. Đau ung thư – Phân loại đau 

  • Đau liên quan với mối đe dọa sinh mạng như ung thư thường được gọi là đau ác tính hoặc đau ung thư. Hiện có xu hướng dùng các thuật ngữ mới như “đau liên quan với nhiễm HIV”. Hoặc “đau liên quan với ung thư”. Đau liên quan với ung thư gồm đau do bản thân ung thư và đau do các can thiệp chẩn đoán và điều trị.
  • Có nhiều lý do để giới chuyên gia xếp đau ung thư thành một nhóm riêng. Thứ nhất, nó gồm cả đau cấp và đau mạn, cũng như có thể có nhiều nguyên nhân. Thứ hai, đau ung thư khác đau mạn không do ung thư trên nhiều phương diện (thời gian đau, mức độ bệnh lý, chiến lược điều trị). Tuy nhiên nhiều người vẫn xem đó chỉ là đau cấp hoặc đau mạn mà thôi.

5. Đau mạn không do ung thư – Phân loại đau 

  • Một phân nhóm của đau mạn là đau mạn không do ung thư. Tức đau dai dẳng không liên quan với ung thư. Ngược với đau mạn do ung thư, nó ít liên quan với tổn thương mô rõ ràng, ít đáp ứng với các điều trị tiêu chuẩn và có thể kéo dài nhiều năm.
  • Nguyên nhân gây đau loại này bao gồm tổn thương cấp tiến triển thành đau mạn và nhiều bệnh lý mạn tính khác (bảng 2.2). Trong một số trường hợp, khi không tìm thấy nguyên nhân, đau được xem chính là bệnh. Nó có thể tác động tới bất cứ vùng cơ thể nào và có cường độ từ trung bình tới tàn khốc. Một số loại đau này không có đặc trưng nổi bật. Đau thần kinh và đau cân cơ kiểu này rất khó chẩn đoán. Vì không có nguyên nhân bệnh lý hoặc chấn thương rõ ràng.
các bệnh đau mạn: viêm khớp, đau thắt lưng hông, đau cân cơ, đau sợi cơ,...
Bảng 2.2: Đau mạn không do ung thư.

Bệnh nhân đau mạn như vậy gặp nhiều khó khăn về tâm lý, giao tiếp và nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng đau tiêu tốn quá nhiều thời gian, sức lực, tâm trí và gây bất hoạt kéo dài. Người bệnh phải chịu một rối loạn tâm lý – xã hội đặc biệt. Gọi là hội chứng đau mạn, vốn rất khó điều trị.

Và trên đây là 5 kiểu phân loại đau nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ về nó. Nếu thấy hay và bổ ích các bạn đừng quên ủng hộ đội ngũ chia sẻ bài viết này bằng cách giới thiệu thêm người đọc nhé!

Đọc tiếp: Bài 6: Lượng giá đau ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn