1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn.
Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.
Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là: viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Viêm xương khớp:
Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp.
Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông.
Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
Viêm khớp dạng thấp:
Đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.
- Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..
- Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.
Triệu chứng bệnh Viêm khớp
Dấu hiệu của viêm khớp
Tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp, các triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị viêm khớp bao gồm:
- Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
- Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau tuy nhiên cũng có thể có hạn chế đơn thuần.
- Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
- Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
- Đỏ vùng da quanh khớp.
- Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
- Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân…các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
2. Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm khớp
- Tuổi: mặc dù viêm khớp có thể gặp ở cả trẻ em nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.
- Giới: bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
- Nghề nghiệp: các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
- Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.
- Thừa cân: làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.
- Các rối loạn trao đổi chất: ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
- Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.
3. Phòng ngừa bệnh Viêm khớp
Viêm khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn:
- Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
- Ngồi và làm việc đúng tư thế.
- Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp
Mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán viêm khớp: với một trường hợp đau tại khớp cần thực hiện các phương pháp sau:
- Khám bệnh: hỏi các triệu chứng cơ năng và thực hiện khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp, và một số nghiệm pháp để xác định tràn dịch của khớp.
- Các xét nghiệm cần thực hiện
- Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ.
- Chụp xquang khớp: phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.
- Chụp xạ hình xương: đây là phương pháp hiện đại vừa cho biết các thay đổi về hình dạng của các xương khớp, vừa có thể phát hiện các rối loạn về chuyển hóa. Đặc biệt giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư và u xương khớp. Phương pháp đã được áp dụng tại nhiều viện viện lớn đặc biệt là bệnh viện Vinmec với kết quả cao.
- Các xét nghiệm khác về miễn dịch trong trường hợp viêm khớp dạng thấp như: định lượng yếu tố dạng thấp( RH), anti CCP…
5. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm khớp
Ngoại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là các bệnh mạn tính. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
Điều trị nội khoa:
Áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật.
Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.
- Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen.
- Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
- Khớp không thể hoạt động được.
- Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa
- Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
- Phẫu thuật làm cứng khớp: các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành
- Tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
Bên cạnh các phương pháp điều trị chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết cho các bệnh nhân viêm khớp. Tập luyện thể dục và ăn kiêng là hai vấn đề cần được quan tâm:
- Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp do môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. tuy nhiên cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.
- Chế độ ăn nên giảm lượng tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì. Tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để giảm viêm. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.

6. Điều trị viêm khớp bằng sóng siêu âm trị liệu
Siêu âm là gì?
- Sóng âm thanh tần số cao >20000Hz, truyến năng lượng bằng nén và giãn vật chất, siêu âm trị liệu từ 0.7-3.3MHz
- Có sự va chạm giữa các phân tử vật chất của môi trường truyền âm
- Các phân tử dao động và dịch chuyển trong môi trường tạo dao động phân tử lan truyền trong môi trường
- Sóng âm là sự lan truyền các dao động trong môi trường có tính đàn hồi
- Sóng dọc: sự dịch chuyển của các phân tử trùng với phương truyền sóng. Truyền trong chất rắn, chất lỏng, mô mềm nhiều nước
- Sóng ngang: sự dịch chuyển của các phân tử vuông góc với phương truyền sóng. Truyền trong chất rắn mô xương
- Vùng nén: mật độ phân tử cao (các phân tử nằm gần nhau)
- Vùng giãn: mật độ các phân tử thấp (các phân tử nằm xa nhau)
- Tính chất vật lý của sóng siêu âm:
- Tốc độ: liên quan đến mật độ môi trường, môi trường đậm đặc, rắn tốc độ truyền lớn 1MHz, mô mềm: 1540m/s, xương 4000m/s
- Độ truyền sâu: năng lượng giảm dần khi đi qua các môi trường, độ xuyên sâu tỷ lệ nghịch với độ hấp thụ, tổ chức nhiều nước, độ hấp thụ nhỏ, vd mỡ. Siêu âm truyền qua tổ chức có nhiều protein độ hấp thụ lớn hơn, vd: cơ sinh nhiệt lớn nhất 1MHz: 5cm, 3MHz: 3cm
- Tần số: số lượng chu kỳ giãn và nén trong một đơn vị thời giam > 20000HZ. Siêu âm điều trị tần số 1MHz và 3MHz. Tần số cao 3MHz bị hấp thụ tại các tổ chức bề mặt, độ xuyên sâu thấp. Tần số 1MHz: độ xuyên sâu cao
Các loại siêu âm:
- Liên tục: cường độ hằng định, năng lượng tạo ra 100%, sinh nhiệt trong mô
- Xung: cường độ bị gián đoạn trong thời gian xung nghỉ, năng lượng trung bình theo thời gian giảm, ít sinh nhiệt trong mô.
Các thông số siêu âm:
- Công suất: năng lượng sóng toàn phần của chùm tia trong một đơn vị thời gian (Watts)
- Cường độ: số đo tốc độ truyền tải năng lượng qua một đơn vị diện tích (W/cm2)
Tác dụng sinh học của siêu âm:
Tác dụng nhiệt:
- Chuyển động các phân tử
- Tăng nhiệt tại mô do hấp thu năng lượng > tăng chuyển hóa
- Mô tăng 1 độ C > tăng chuyển hóa 13 %
- Giãn mạch> tăng cung cấp máu ở mao mạch> tăng nhu cầu oxy, kháng thể, bạch cầu, dưỡng chất, enzymes
- Đâò thải các chất chuyển hóa
- Giảm đau thông qua lý thuyết Cổng Gác
- Giảm độ nhớt của mô liên kết
Tác dụng cơ học
- Tạo ra các hốc
Tác dụng hóa học
- Dòng chảy vi mô và dòng chảy âm: các chuyển động của chất lỏng dọc theo ranh giới của màng tế bào
- Thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với ion canxi, natri quan trọng trong quá trình lành thương
- Tăng phân chia tế bào
- Tăng tổng hợp protein liên quan phản ứng viêm và sửa chữa vết thương
Sóng siêu âm giúp:
- Trị viêm khớp
- Giảm đau khớp
- Làm mềm cơ, giảm co thắt cơ
- Tăng cường trao đổi oxy, chất dinh dưỡng
- Tăng cường thải bỏ chất bã
- Kích thích quá trình thực bào tại ổ viêm
- Làm mềm sẹo
- Trị viêm gân
- …
Ứng dụng điều trị các bệnh lý:
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống cổ, lưng
- Thoát vị đĩa đệm lưng cổ
- Viêm gân ngón tay, bàn tay
- Viêm khớp gối, thoái hóa tràn dịch khớp
- Cơ co thắt gây đau nhứt
- Viêm lồi cầu ngoài và trong xương cánh tay
- Viêm mỏm trâm trụ, mỏm trâm quay
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Gai gót chân
- Viêm cân mạc lòng bàn chân
- …
Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!