Phục hồi chức năng rối loạn nuốt 2

1. Lựa chọn và kỹ thuật điều trị.

Trong phần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân nào đã gây ra rối loạn nuốt các biểu hiện, hậu quả của nó. Trong phần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu các kỹ thuật điều trị rối loạn nuốt và cách Ampcare thực hiện phục hồi chức năng rối loạn nuốt như thế nào các bạn nhé: 

1.1. Lựa chọn kỹ thuật.

Sau khi hoàn thành đánh giá lâm sàng và thăm khám có dụng cụ cần thiết, bác sĩ lâm sàng sẽ có thể sử dụng dữ liệu thu được để xác định lựa chọn điều trị nào sẽ có lợi nhất cho phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Các lựa chọn điều trị cho người bệnh mắc chứng khó nuốt nên được dựa vào cơ sở thực hành dựa trên bằng chứng, bao gồm cả sự kết hợp của bằng chứng thu được từ việc thăm khám với các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cũng như quy trình kỹ thuật từ các tài liệu đã xuất bản, mong muốn của người bệnh và gia đình và kinh nghiệm của bác sỹ lâm sàng.

Các lựa chọn cho can thiệp chứng khó nuốt bao gồm điều trị nội khoa, phục hồi chức năng, phẫu thuật và hành vi trị liệu.

tham khảo các bài viết trước ở đây các bạn nhé: 

1.2. Các kỹ thuật điều trị.

  • Cách thức cho ăn và dự phòng ho sặc.
  • Phản hồi sinh học.
  • Thay đổi chế độ ăn uống.
  • Kích thích điện.
  • Thiết bị, dụng cụ.
  • Tập nuốt.
  • Bài tập miệng đầu cổ.
  • Chiến lược tạo nhịp cho ăn.
  • Kỹ thuật tư thế/vị thế.
  • Dụng cụ giả/ thiết bị chuyên dụng.
  • Kích thích cảm giác.
  • Nuối ăn bằng ống để điều trị chứng khó nuốt.

2. Nguyên tắc kích thích điện trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Kích thích điện được quảng bá như một kỹ thuật điều trị rối loạn ngôn ngữ và nuốt sử dụng dòng điện để kích thích các dây thần kinh hoặc gián tiếp qua da hoặc trực tiếp vào bắp cơ để kích thích dây thần kinh ngoại biên. Kích thích điện để nuốt nhằm tăng cường sức mạnh của cơ làm di chuyển thanh quản lên và về phía trước trong chức năng nuốt.

Các biện pháp trị liệu truyền thống tỏ ra có hiệu quả trong điều trị rối loạn nuốt, tuy nhiên với một số người bệnh, kết quả đạt được còn hạn chế. Kích thích điện thần kinh cơ ( Neuromuscular Electrical Stimualation/ NMES) là một kỹ thuật ngày càng được sử dụng nhiều trên lâm sàng phối hợp với trị liệu truyền thống được chứng minh có tác dung tích cực và an toàn trong việc điều trị rối loạn nuốt.

A.Nghiên cứu:

Nghiên cứu của Ming Zang và CS (2016) trên 82 người bệnh nhồi máu thân não chỉ ra rằng sử dụng NMES kết hợp với biện pháp trị liệu truyền thống có hiệu quả hơn sử dụng biện pháp trị liệu truyền thống đơn thuần.

B. Nguyên tắc của kỹ thuật NMES:

Là ngăn ngừa tình trạng hít sặc , tăng cường cơ chế bảo vệ của thanh quản, thông qua việc kích thích các nhóm cơ trên móng hoặc giữa xương móng và thanh quản để cải thiện khả năng di chuyển của thanh quản, tăng cường khả năng đóng dây thanh âm thông qua kích thích điện qua da, kích thích lên đường dẫn truyền cảm giác tái cấu trúc vỏ não.

2.1. Chỉ định.

Người bệnh có rối loạn nuốt do:

  • Tổn thương não: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não, viêm não, Parkinson, xơ cứng rải rác, u não,..
  • Tổn thương dây X: Hội chứng Guillain- Garcin, sau phẫu thuật vùng cổ (u tuyến giáp, u thực quản,..).

2.2. Chống chỉ định.

  • Phụ nữ mang thai.
  • Người mang máy tạo nhịp tim hoặc cấy ghép kim loại tại vùng điều trị.
  • Người bị ung thư.
  • Tổn thương da hoặc mất cảm giác tại vùng điều trị.
  • Phẫu thuật vùng cổ chưa ổn định, có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu.
  • Tăng trương lực cơ vùng điều trị.
  • Người bệnh kích động, không hợp tác.

3. Ampcare trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Ampcare đơn vị điều trị rối loạn nuốt hiệu quả trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt

Ampcare là một công ty có trụ sở chính ở Fort Worth, Texxas, Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị điều trị rối loạn nuốt. Công ty này được thành lập năm 2007. Trong quá trình phát triển Ampcare đã được cấp chứng nhận FDA về điều trị rối loạn nuốt có hiệu quả. Ampcare đã cho ra đời bộ sản phẩm Ampcare ES chuyên điều trị rối loạn nuốt bằng cách sử dụng dòng điện NMES dựa trên nguyên tắc kích thích điện.

Tác dụng của dòng điện NMES:

  • Ngăn ngừa hội chứng không dùng.
  • Tăng tầm vận động.
  • Tái rèn luyện chức năng của cơ.
  • Giảm tạm thời độ cứng của cơ.
  • Đem lại tác dụng như một công cụ chỉnh hình bằng điện.
  • Tăng tuần hoàn tại vùng điều trị.

3.1. Nguyên lý hoạt động của Ampcare trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Bộ kit Ampcare ESP điều trị rối loạn nuốt đóng vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt

AMPCARE ESP

Ampcare ESP là bộ công cụ bao gồm 2 thành phần chính là máy điện Ampcare ES và dụng cụ duy trì ổn định tư thế  RPD (Restorative Posture Device). Tùy thuộc bạn đang bị rối loạn nuốt ở giai đoạn nào mà gắn điện cực để điều trị vùng đó. 

Rối loạn nuốt gặp chủ yếu ở giai đoạn hầu họng. Ampcare ESP hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích các cơ trên móng hoạt động nhằm kéo xương móng lên trên và ra trước → tạo ra một pha nuốt hoàn hảo → các cơ được hoạt động đúng cách và tăng sức cơ→ giảm rối loạn nuốt→ khỏi bệnh.

A.Máy điện Ampcare ES trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Máy điện Ampcare ES là thiết bị chuyên điều trị làm mạnh cơ trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Máy điện Ampcare ES
  • Là thiết bị điện trị liệu 2 kênh đầu tiên được FDA cấp chứng nhận điều trị có hiệu quả trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.
  • Thiết bị này ứng dụng tác dụng của dòng điện NMES để làm mạnh nhóm cơ hầu họng và ở quanh miệng.
  • Có 3 chế độ chạy là ESP1, ESP 2, MANUAL 3. Với 3 chế độ điều trị thì thiết bị này có thể điều trị các trường hợp bị rối loạn nuốt từ giai đoạn cấp tính đến mãn tính.
  • Với từng giai đoạn khác nhau thì lượng điện để rèn luyện cơ là khác nhau, nếu trong trường hợp cơ đang còn quá yếu mà áp dụng lượng điện quá cao sẽ gây mỏi cơ và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. 
  • Tùy thuộc người bệnh bị rối loạn nuốt ở giai đoạn nào mà áp dụng điều trị ở trên xương móng hay ở miệng. Vì hành động nuốt là 1 hành động tuần tự trải qua từ miệng → hầu → thực quản nên không áp dụng điều trị ở miệng và hầu họng cùng 1 lúc sẽ gây rối loạn quá trình nuốt của người bệnh.

B. Điện cực Ampcare và chương trình phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Điện cực Ampcare của bộ kit Ampcare ESP trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Electrode Ampcare
  • Được FDA cấp chứng nhận và cấp bằng sáng chế.
  • Có thể tái sử dụng và mỗi điện cực chỉ dùng cho một người bệnh duy nhất.
  • Hình dạng được thiết kế phù hợp để điều trị độc lập từng giai đoạn.
  • Lượng điện phân bố đều khắp điện cực.
  • Có kích thước khác nhau phù hợp với thể trạng mỗi người.

C. Dụng cụ duy trì ổn định tư thế RPD đối với phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Dụng cụ duy trì ổn đinh tư thế RPD để điều trị trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Dụng cụ RPD
  • Giúp giữ cổ và cằm ở vị trí trung tính 90º.
  • Ngăn chặn chèn ép đường thở gây hít sặc.
  • Giúp khép miệng tránh chảy dịch từ miệng.
  • Cố định điện cực trong quá trình điều trị.

3.2. Hiệu quả điều trị của Ampcare ESP trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Pownall và cộng sự, 2015: Người đoạt giải thưởng Poster quốc tế của Hiệp hội nghiên cứu chứng khó nuốt – (Chicago, IL): Kích thích điện kết hợp và tập thể dục để phục hồi chức năng rối loạn nuốt sau đột quỵ: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCT) (Được chấp nhận xuất bản trên Tạp chí Quốc tế về Ngôn ngữ & Rối loạn giao tiếp 2018).

  • Loại thử nghiệm: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT).
  • Mục đích: Thí điểm này được xây dựng dựa trên nghiên cứu khả thi thành công (Pownall & Enderby, 2011) bằng chương trình Ampcare ESP.
  • Đối tượng: 30 bệnh nhân bị rối loạn nuốt sau đột quỵ > 1 tháng.
  • Phương pháp điều trị: So sánh nhóm đối chứng (điều trị thông thường) với nhóm can thiệp (4 tuần điều trị – 5 ngày mỗi tuần trong 30 phút được điều trị bởi thiết bị điều trị rối loạn nuốt của Ampcare (ESP).
  • Liệu pháp được so sánh dựa trên các thang điểm:
    • MASA (Mann Assessment of Swallowing Ability
    • FOIS (Functional Oral Intake Scale)
    • Rosenbek Penetration/Aspiration Scale during VF
    • SWAL-QoL (Quality of Life in Swallowing disorders)
  • Kết quả thực tế trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt. 
    •  FOIS (kết thúc điều trị)
      • Điều trị thông thường: cải thiện 50%
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare: cải thiện 62%
    • FOIS (Theo dõi trong vòng 1 tháng)
      • Điều trị thông thường: cải thiện 57%.
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare: cải thiện 75%
    • Rosenbek Penetration/Aspiration Scale ( ăn kiêng):
      • Điều trị thông thường: cải thiện 17%
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare: cải thiện58%.
    • Rosenbek Penetration/Aspiration Scale (chất lỏng)
      • Điều trị thông thường: cải thiện 50%
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare:: cải thiện 58%
    • SWAL-QoL (kết thúc điều trị)
      • Điều trị thông thường: cải thiện 38%
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare:: cải thiện 83%
    • SWAL-QoL (theo dõi trong vòng 1 tháng)
      • Điều trị thông thường: cải thiện 42%
      • Điều trị can thiệp bằng Ampcare:: cải thiện 100%

Video nói về thiết bị Ampcare các bạn nhé: Máy điện Ampcare ESP.

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay