Bài 55: Phương pháp laser nội mạch

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 8 ( gồm 6 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 9 đó là Laser công suất thấp (Vật lý laser, Phương pháp laser nội mạch…). Chương 9 gồm 6 bài đó là:

          Bài 51: Vật lý laser.

          Bài 52: Cơ chế tương tác của laser với cơ thể.

          Bài 53: Kỹ thuật laser chiếu ngoài.

          Bài 54: Phương pháp laser châm.

          Bài 55: Phương pháp laser nội mạch.

          Bài 56: An toàn của laser trị liệu.

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 55: Phương pháp laser nội mạch (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 55: Phương pháp laser nội mạch.

Ngoài chiếu ngoài và châm cứu, còn có thể ứng dụng kỹ thuật laser nội mạch (intravenous laser irradiation). So với hai phương pháp trên, chiếu laser trực tiếp vào dòng máu có ưu và nhược điểm riêng (hình 9.14).

Ưu điểm nổi bật của phương pháp nội mạch là khả năng chuẩn hóa các rối loạn hệ thống thông qua việc tái khôi phục và duy trì sự ổn định nội môi. Do tác động tới các trạng thái năng lượng của oxy phân tử trong máu và các cấu trúc fractal bội ba giả tinh thể của nước liên kết trong cơ thể. Nên bức xạ laser tác động tới các cấu trúc hydrat và cấu hình của các đại phân tử sinh học. Do đó tới các chức năng sống như tăng tổng hợp ATP, ADN và ARN, điều hòa sức co bóp cơ tim, tăng tuần hoàn, điều chỉnh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu…

Do đó laser nội mạch có ưu thế với các rối loạn hệ thống. Thiếu và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn ngoại biên, nghẽn tắc mạch. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp, như một kỹ thuật xâm lấn tĩnh mạch thông thường, là khả năng nhiễm trùng. Tuy nhiên với những ưu điểm đã nêu, nó cũng đang được triển khai trong lâm sàng.

Phương pháp laser nội mạch kỹ thuật laser thông qua da
Hình 9.12: Kỹ thuật laser nội tĩnh mạch.

1. Tác dụng của laser nội mạch – Phương pháp laser nội mạch.

Điều chỉnh miễn dịch:

Do sự phản xạ và tán xạ giảm thiểu và do tăng dung nạp (xem phần sau). Khả năng kích thích và điều chỉnh miễn dịch của laser nội mạch tốt hơn hai kỹ thuật chiếu ngoài và châm cứu.

Trên 42 bệnh nhân hen phế quản dùng laser nội mạch và thuốc, Korochkin, 1990. Nhận thấy phần lớn chỉ tiêu miễn dịch được chuẩn hóa (bảng 9.4). Do đó sự thông khí khí quản được cải thiện, các thụ thể adrenalin của khí phế quản giảm phong bế. Dẫn tới cải thiện rõ rệt diễn tiến lâm sàng của bệnh (bảng 9.5).

Tác dụng điều chỉnh miễn dịch thể hiện rõ trong nghiên cứu của Gamalea, 1989. Khi laser nội mạch giảm phát triển và di căn của carcinoma Lewis và melatonin B-16 cấy trên chó. Dùng liệu pháp cho 25 bệnh nhân ung thư cổ tử cung thấy cải thiện sự tạo máu, tăng lượng bạch cầu, hồng cầu và hemoglobin. Khoảng 92% bệnh nhân ổn định các chỉ số miễn dịch tế bào, nên đủ sức xạ trị. Vì thế laser nội mạch có thể kết hợp với các phác đồ kinh điển trong kiểm soát ung thư.

Phương pháp laser nội mạch chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị
Bảng 9.4: Chỉ tiêu miễn dịch trước và sau điều trị.
Bảng 9.5: Kết quả điều trị bệnh nhân hen phế quản.

Do tác dụng điều chỉnh miễn dịch mạnh. Laser nội mạch được dùng điều trị nhiễm trùng ngoại khoa nhằm giảm mức nhiễm độc nội sinh và tăng chức năng miễn dịch. Khác chiếu ngoài chỉ dùng để chăm sóc vết mổ hậu phẫu. Laser nội mạch có thể dùng trước khi mổ. Nghiên cứu của nhóm Karnyushina cho thấy, trên 100 bệnh nhân viêm phúc mạc (giai đoạn nhiễm độc và hậu kỳ), nhiễm trùng máu, viêm phổi và hoại tử tụy. Laser nội mạch kết hợp phác đồ tiêu chuẩn cho kết quả 75% bệnh nhân khỏi bệnh. Động học các chỉ tiêu miễn nhiễm đáng chú ý với một số xuất phát giả (bảng 9.6).

Chẳng hạn chỉ số bạch cầu tăng sau lần điều trị đầu tiên (sau 1 giờ) rồi giảm đáng kể 12 giờ sau. Cuối đợt điều trị (ngày thứ 10), bạch cầu giảm 3 lần so với trước điều trị, cao hơn nhóm chứng 50%. Mức nhiễm độc nội sinh, xác định qua thời gian sống thảo trùng, cũng giảm 50% so với nhóm chứng.

Bảng 9.6: Động học các chỉ tiêu miễn dịch và mức độ nhiễm độc nội sinh.

Tăng hoạt tính kháng oxy hóa:

Hoạt tính kháng oxy hóa do các enzyme đảm nhận. Nổi bật là superoxide dismutase SOD và catalase. SOD là enzyme bảo vệ chống các gốc tự do. Đặc biệt gốc tự do O2. Trong nhiều bệnh lý như viêm nhiễm, thiếu và nhồi máu cơ tim. Luôn xuất hiện sự oxy hóa peroxit các lipid (POL). Tạo các gốc tự do độc đối với tế bào. Cùng với các dạng oxy hoạt hóa và mức axit béo tự do cao. Các sản phẩm POL gây độc cơ tim, thể hiện ở sự khổng ổn định hoạt tính điện, giảm khả năng co bóp và mở rộng vùng hoại tử. Do đó để chống độc và chống giảm oxy nuôi (do tăng oxy hoạt hóa) cho cơ tim.

Ngoài các thuốc thường qui nitroglycerin, đối kháng canxi, chẹn bêta, các thuốc kháng oxy hoá (như aevit hoặc tocoferol) vẫn được dùng trong lâm sàng.

Laser HeNe có tác dụng hoạt hóa SOD và catalase. Vốn là các thụ thể sơ cấp của bức xạ laser. Korochkin, 1988, nghiên cứu 221 bệnh nhân thiếu máu cơ tim. Trong đó 148 người được điều trị kết hợp với laser và 71 người theo phác đồ tiêu chuẩn (nitrat chậm, chẹn bêta và đối kháng canxi). Bệnh nhân được phân loại theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch Canada. Nhóm laser có 70 bệnh nhân độ II và 78 độ III, trong khi ở nhóm đối chứng là 40 và 33.

Kết quả tốt (không dùng nitroglycerin) với nhóm laser là 77%, với nhóm đối chứng là 44%. Kết quả trung bình (giảm thuốc 50%) tương ứng 21 và 46%. Kết quả kém (không giảm thuốc) là 2 và 10% (bảng 9.7). Như vậy cả tác dụng tức thời và dài hạn của nhóm laser đều khả quan hơn nhóm phác đồ tiêu chuẩn.

Phương pháp laser nội mạch kết quả điều trị thiếu máu cơ tim: nhóm bệnh nhân, số bệnh nhân
Bảng 9.7: Kết qủa điều trị thiếu máu cơ tim.

Về các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học, cả hai phác đồ đều không loại trừ được các rối loạn lipoprotein máu. Nhưng có sự phân loại khác nhau. Tiền lipoprotein  ở nhóm laser giảm rõ hơn nhóm chứng, nhất là với bệnh nhân độ II.

Khoảng 80% bệnh nhân laser giảm 58% mức tiền lipoprotein. Trong khi nhóm chứng có kết quả 38% và 20%. Với tác dụng chuẩn hóa thành phần lipid màng hồng cầu. Laser cũng có hiệu quả hơn phác đồ kinh điển. Cần lưu ý hiện tượng “cấp tính hóa” sau 4 – 6 lần điều trị (hiện tượng xuất phát giả). Dùng thuốc kháng oxy hóa (aevit hoặc tocoferol) sẽ loại trừ được hiện tượng không mong muốn đó.

Tăng khả năng kết hợp oxy hồng cầu, vận chuyển oxy máu và độ dung nạp oxy mô:

Với bệnh nhân nhồi máu cơ tim, sau một lần điều trị, áp lực riêng phần của oxy PO2 đã tăng 38%. Còn của CO2 lại giảm. Sirenko, 1991, đo áp lực oxy động mạch PaO2, tĩnh mạch PvO2, hiệu áp lực động – tĩnh mạch AVpO2, độ bão hòa oxy máu động mạch SaO2 và tĩnh mạch SVpO2 ở hai nhóm tử ngoại và laser nội mạch. Kết quả hiệu áp lực AVpO2 tăng tương đối rõ rệt (0,83 thể tích %) ở 64% bệnh nhân nhồi máu. Sự tăng đó một phần do tăng PaO2, một phần do giảm PvO2 (đến 6,2 mmHg so với ban đầu).

Trong khi đó sự giảm PvO2 là kết quả song hành của việc tăng ái lực hemoglobin với oxy trong máu. Các tác dụng đó giúp cơ thể ngăn ngừa các tai biến do thiếu oxy vì rối loạn tuần hoàn. Gamalea, 1989, nghiên cứu 297 trường hợp nhồi máu cấp và thấy liệu pháp laser kết hợp giảm thiểu mọi tai biến so với trị liệu truyền thống (bảng 9.8). Đặc biệt tỷ lệ tử vong giảm đến 4 lần.

Giảm kết dính tiểu cầu, hoạt hóa hệ tiêu sợi huyết, tối ưu hóa phổ lipid máu:

Tác dụng giảm độ kết dính tiểu cầu, hoạt hóa sự tan sợi huyết. Tối ưu hóa phổ lipid máu là tác dụng chung của laser liệu pháp. Tuy nhiên laser nội mạch có ưu điểm rõ trong hạn chế tăng lipid máu. Giảm xơ vữa và tạo cục máu đông ở những vùng mạch sâu trong cơ thể. Do đó laser nội mạch có thể dùng cho các rối loạn tuần hoàn cấp. Kukes, 1990, nghiên cứu 64 bệnh nhân rối loạn tuần hoàn cấp với 3 nhóm điều trị: (1)  Nhóm laser. (2) Nhóm laser + hóa trị liệu. Và (3) Nhóm hóa trị (thuốc giãn mạch và điều chỉnh tuần hoàn).

Kết quả cho thấy nhóm 2 cải thiện tình trạng bệnh lý tốt nhất. Và nhóm 1 cũng cho kết quả tốt hơn nhóm 3 (bảng 9.9).

Phương pháp laser nội mạch quá trình cải thiện tình trạng lâm sàng ở các nhóm điều trị
Bảng 9.9: Cải thiện tình trạng lâm sàng ở các nhóm điều trị (% số bệnh nhân).

Các chỉ tiêu cận lâm sàng phù hợp với diễn tiến lâm sàng. Trước điều trị, tất cả bệnh nhân đều có sự bất đối xứng hoạt tính EEG ở hai bán cầu lên tới 25%, với tỉ lệ sóng chậm delta cao. Sau 30 phút điều trị bằng laser kết hợp, thấy tổng hoạt tính điện não tăng 1,6 – 2,1 lần, sóng tăng 64,1%, sóng delta giảm 31,5% so với trước điều trị. Với nhóm laser đơn thuần, sau 30 phút chưa thấy EEG thay đổi rõ ràng. Sau 45 phút tổng hoạt tính điện não tăng 2.0 lần, sóng tăng 58,7%, sóng delta giảm 22,6%. Tăng thời gian chiếu tới 60 phút cũng không thấy tác dụng rõ hơn.

Động học ngưng kết tiểu cầu do ADP sau lần chiếu đầu tiên cũng đáng quan tâm. Ở nhóm laser, sau 30 phút, hoạt tính ngưng kết giảm 37% (nồng độ ADP 3 – 5 mM), sau 45 phút giảm 46%. Quan sát thấy sự tan ngưng kết không thuận nghịch, kéo dài tới 4 giờ. Ở nhóm kết hợp cũng đạt kết quả tương tự nhưng hiệu ứng tan ngưng kết kéo dài tới 8 giờ. Tăng công suất laser lên 5 mW, ngưng kết giảm 67% nhưng không thấy sự tan bất thuận nghịch. Tác giả cũng tiến hành chiếu in vitro liều 2 – 5 mW trong 30 – 90 phút và thấy sau 30 phút chưa có sự thay đổi hoạt tính ngưng kết. Đến phút 45, thấy hoạt tính giảm 26% và đó cũng là mức bão hòa.

Hiệu ứng tan ngưng kết không xuất hiện. Như vậy so với chiếu in vivo (trong cơ thể), thực nghiệm in vitro (trong ống nghiệm) cho kết quả kém hơn 20%. Càng khẳng định vai trò của oxy phân tử và nước cấu trúc trong tương tác của laser với tổ chức sinh học. Nghiên cứu của Kukes gợi ý, với tai biến mạch não cấp, có lẽ liều tối ưu là 2 – 5 mW trong 45 phút hàng ngày.

Ngoài ra laser nội mạch còn giảm cholesterin máu, giảm chỉ số vữa xơ và mức fibrinogen. Pashenev, 1989, thấy với thiếu máu cơ tim, điều trị kết hợp giảm mức cholesterin từ 6,45 xuống 6,03 mM/l. Trong khi laser đơn thuần giảm từ 6,25 xuống 5,57 mM/l. Chỉ số sinh vữa xơ cũng giảm rõ rệt, từ 3,97 xuống 3,4 (điều trị kết hợp) và từ 4,14 xuống  3,4 (laser). Mức fibrinogen nhóm laser giảm từ 3465,4 ± 525,0 xuống còn 2960,0 ± 470,0 mg/l. Trên lâm sàng 80% bệnh nhân điều trị kết hợp và 75% bệnh nhân laser đạt kết quả tốt. Trong khi ở các nhóm placebo chỉ đạt 27 và 20%. 

Chống rung, chống loạn nhịp, điều chỉnh huyết áp:

Korochkin, 1990b, điều trị 92 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được nhập viện trong ngày đầu tiên theo 3 nhóm: (1) laser nội mạch 2mW (49 người). (2) kết hợp với aevit liều 600mg/ngày, liên tục 5 ngày sau nhập viện (20 người). Và (3) phác đồ tiêu chuẩn (23 người). Kỹ thuật cảnh giới cho thấy, trong ngày đầu tiên, với nhóm 1 và nhóm 2, can thiệp đã hạ được tần suất rối loạn nhịp thất biên độ cao. Với loạn trên thất, laser kém hiệu quả hơn. Trong các ngày tiếp theo, giữa nhóm 1 và 3 không có sự khác biệt về tần suất ngoại tâm thu thất biên độ cao. Nhưng ở nhóm 2, tần suất loạn nhịp thấp hơn nhóm 1 và nhóm 2. Kết quả lâm sàng được cho tại bảng bảng 9.10.

Với rối loạn huyết áp, laser nội mạch có tác dụng điều chỉnh rõ ràng. Cho dù không dùng thêm thuốc. Kết quả tại Viện Vật lý Y Sinh học cho thấy, ngay cả với thấp huyết áp mãn, sau vài ba trị liệu đầu tiên, huyết áp đã tăng 10 mHg.

Tác động tới cấu trúc và tính thấm màng, chuyển hóa và điều hòa tế bào, tổng hợp ATP và các polymer sinh học:

Tác dụng tăng sinh tổng hợp ATP, ADN và ARN, các đại phân tử sinh học hoặc các enzyme, do đó kích thích tái sinh, sửa chữa mô mềm, mô xương và mô liên kết, đều có ở mọi loại laser kích thích sinh học. Tuy nhiên laser nội mạch có thể tác động rõ rệt hơn tới các tổn thương nằm sâu trong cơ thể, dẫn tới sự tái sinh có hiệu quả.

Một cách tổng quát, laser nội mạch có mọi tác dụng như laser chiếu ngoài. Tuy nhiên do đặc tính của phương pháp, ở hầu hết các tác dụng. Nó thường thể hiện với mức độ rõ rệt hơn. Nhờ dòng máu tuần hoàn, nó tác động đồng bộ và nhanh chóng tới nhiều hệ chức năng, và do đó tới nhiều hoạt động sống của cơ thể. Do đó laser nội mạch có ưu điểm với các rối loạn hệ thống và thương tổn sâu. Vốn là nhược điểm của laser chiếu ngoài.

Hơn nữa laser nội mạch có thể chỉ định cho một số trường hợp phản chỉ định của laser chiếu ngoài. Như ung thư hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Đồng thời, bất cứ chỉ định nào của laser chiếu ngoài cũng có thể là chỉ định của laser nội mạch.

Phản chỉ định của laser nội mạch cũng chỉ còn ưa chảy máu. Có thể nói, nếu qui trình điều trị được tuân thủ nhằm loại trừ sự lây nhiễm, kỹ thuật nội mạch có thể tạo một bước nhảy vọt trong y học laser. Đặc biệt với các rối loạn tim mạch, miễn dịch và nội tiết. Tuy nhiên nhược điểm xâm lấn có thể trở thành một rào cản khó vượt qua.

Vấn đề cuối cùng là liều lượng điều trị tối ưu. Từ các nghiên cứu đã nêu, có thể đưa ra các con số: công suất đầu quang sợi 2 – 5 mW, thời gian 30 – 45 phút, một lần hàng ngày hoặc cách ngày. Đợt điều trị gồm 5 – 10 lần. Xen giữa các lần chiếu ngoài.

2. Cơ chế tác dụng của laser nội mạch – Phương pháp laser nội mạch

Ngoài các cơ chế chung của laser công suất thấp đã trình bày tại phần 4.2. Với phương pháp laser nội mạch, cần lưu ý một cơ chế tương tác sơ cấp đặc biệt, cơ chế gián tiếp. Theo đó, khi tương tác với cơ thể, các lượng tử laser làm chuyển trạng thái năng lượng của oxy phân tử trong máu và trong mô. Do đó tác động tới cơ chất nước của các đại phân tử sinh học và do đó tới cấu hình của chúng. Yếu tố hàng đầu quyết định tính chất và chức năng của một đại phân tử bất kỳ.

Trong cơ chế này, vai trò của oxy phân tử tự do rất quan trọng. Vấn đề cần giải quyết là sau khi hấp thụ năng lượng laser. Theo cơ chế nào mà các oxy singlet hoạt tính sinh học cao có thể tác động tới tế bào và các bào quan?

Những nghiên cứu sâu sắc tại nhiều chuyên ngành như vật lý lý thuyết, tinh thể học, hóa lý, sinh học tế bào, lý sinh phân tử hoặc hóa sinh cho thấy, quan niệm cấu trúc nước đã có bước phát triển về chất. Đó là bước chuyển từ một cấu trúc hỗn loạn sang một cấu trúc giả tinh thể tuân theo qui luật của các cấu trúc fractal bội ba có độ tổ chức cao và có cấu hình phù hợp với các đại phân tử sinh học. Đó là hệ quả của tương tác yếu, nguyên nhân của sự bất đối xứng gương (bất đối xứng phải – trái) của vũ trụ, của các hạt cơ bản và các đại phân tử sinh học.

Trong số các tương tác yếu (liên kết hydro, liên kết ion, liên kết kỵ ước, lực Van der Waals …) vai trò chủ yếu trong việc tổ chức, liên kết và truyền tin trong các sinh hệ thuộc về liên kết hydro, vì những lý do sau đây:

  1. Nước là hợp phần không thay thế của tất cả các hệ sinh học và mọi dạng khởi thủy của chúng đều dưới dạng hydrat hóa.
  2. Chỉ với nước, các pha lỏng và tinh thể mới thoả mãn hoàn toàn các liên kết hydro tứ diện có hướng (góc hóa trị H–O–H xấp xỉ 105o, hầu như bằng góc tứ diện). Cho phép nó thực hiện các chức năng tích hợp của mình.
  3. Có khả năng tương tác giữa các liên kết hydro tự do của nước cấu trúc với các đại phân tử sinh học tạo nên các dạng hydrat. Mà ở đó nước cấu trúc thể hiện như các hydrat tinh thể (về phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ huỳnh quang, sự phụ thuộc nhiệt độ của điện dung, lượng nước liên kết tới hạn …).
  4. Cực tiểu năng lượng tự do chỉ đạt được trong phức protein – nước. Vì phần đóng góp enthalpy (H < 0) do việc tạo các liên kết hydro mới và các tương tác khác của polymer sinh học với nước đã vượt sự tăng entropy do tạo các hệ khởi thủy.

Do đó hệ “đơn vị sinh học – cơ chất nước” tạo thành một thể thống nhất. Một không thời gian sinh học đặc biệt, cho phép thực hiện mọi chức năng của các sinh hệ. Trong cơ thể, xung quanh mỗi đại phân tử sinh học đều có lớp nước cấu trúc phù hợp. Bù về mặt cấu hình, tương tác với đại phân tử nhờ các liên kết hydro tự do. Đồng thời chuyển động quay “bản lề” của các đại phân tử quanh các liên kết đơn làm chúng dễ dàng biến dạng. Để phù hợp với các liên kết hydro tự do của các cấu trúc fractal của nước. Hình thành các cấu trúc hydrat ổn định về mặt động học.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651

Điều đặc biệt là các cấu trúc “đơn vị sinh học – cơ chất nước” đó cho phép thực hiện sự dẫn proton theo cơ chế soliton. Có thể là một cơ chế thông tin liên tế bào vạn năng.

Tóm lại, tác dụng không đặc hiệu của laser, nhất là laser nội mạch. Theo cơ chế gián tiếp với sự tham gia của oxy phân tử và nước liên kết có thể được giải thích như sau:

  1. Trong trạng thái cân bằng, trên bề mặt tế bào hoặc các bào quan. Luôn tồn tại một lớp nước với cấu trúc fractal bội ba ổn định về mặt động học. Dầy khoảng 10-9m. Cấu trúc này ảnh hưởng tới dung dịch nước xung quanh tới khoảng cách 10-6m. Độ bền vững của nó tỷ lệ nghịch với nhiệt độ.
  2. Photon laser được oxy hòa tan trong huyền dịch hấp thụ để tạo trạng thái singlet với hoạt tính sinh học cao và không bền (thời gian sống 10-6 giây).
  3. Khi chuyển về trạng thái cơ bản, oxy singlet nhường năng lượng đã hấp thụ cho hệ “đơn vị sinh học – cơ chất nước”. Dẫn tới sự thay đổi tại nước cấu trúc và cấu hình đại phân tử sinh học.
  4. Thay đổi cấu hình các đại phân tử sinh học dẫn đến thay đổi chuyển hóa tế bào. Do đó dẫn đến hiệu ứng kích thích sinh học.

3. Kết luận – Phương pháp laser nội mạch

Mặc dù có các nhược điểm của một phương pháp tiêm tĩnh mạch. Phương pháp laser nội mạch có những ưu điểm nổi bật so với laser chiếu ngoài và laser châm cứu. Nhất là với các rối loạn hệ thống và các tổn thương sâu. Từ cơ chế tương tác sơ cấp gián tiếp của laser. Ưu điểm của laser nội mạch trở nên khá dễ hiểu. Với bất cứ hiệu ứng sinh học nào, laser nội mạch cũng có tác dụng rõ rệt hơn. Dẫn tới việc có thể chỉ định cho cả những trường hợp vốn là phản chỉ định của laser chiếu ngoài (ung thư, thời kỳ sớm sau nhồi máu …).

Chính vì vậy, kỹ thuật nội mạch, nhất là khi kết hợp với kỹ thuật chiếu ngoài và châm cứu, cần tiếp tục được nghiên cứu. Nhằm cung cấp cho thầy thuốc và bệnh nhân một phương tiện chữa bệnh nhiều triển vọng.

Đọc tiếp: Bài 57: Tiếp cận hệ thống ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn