Bài 27: Phòng ngừa và chống chỉ định

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 27: Phòng ngừa và chống chỉ định (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 27: Phòng ngừa và chống chỉ định

Để tránh các tai biến khi triển khai phương pháp ion di trong lâm sàng, nhà trị liệu cần: (1) có hiểu biết tốt về bệnh; (2) dùng loại ion phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý; và (3) dùng các tham số điều trị thích hợp. Kỹ thuật điều trị tồi là nguyên nhân chủ yếu của các kết quả không mong muốn.

1. Điều trị bỏng – Phòng ngừa và chống chỉ định

Bỏng hóa học là vấn đề thường gặp nhất trong ion di. Do tác dụng của dòng điện một chiều hơn là do ion dùng trong điều trị. Dòng một chiều không đổi khi đi qua tổ chức sinh học sẽ dịch chuyển các ion. Do đó làm thay đổi độ pH của da. Bình thường giá trị pH da nằm giữa 3 và 4. Trong phản ứng a-xít hóa, pH giảm xuống dưới 3. Còn trong phản ứng kiềm hóa, pH lớn hơn 5.

Mặc dù bỏng hóa học có thể xẩy ra tại bất cứ điện cực nào. Nhưng nó thường là kết quả của sự tích tụ natri hydroxit tại cực âm. Phản ứng kiềm hóa làm tiêu hủy tổ chức tại chỗ. Ban đầu vết bỏng sưng nề và có màu hồng. Sau chuyển sang màu xám. Giảm mật độ dòng bằng cách tăng kích thước điện cực âm có thể tránh được nguy cơ tiềm tàng đó.

Bỏng nhiệt cũng có thể xuất hiện tại điện cực tiếp xúc kém với da. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tiếp xúc kém, như lớp bao điện cực không đủ ẩm, bị xơ rách hoặc thủng, có khoảng hở giữa da và điện cực vùng mép ngoài điện cực… Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được tì đè lên điện cực. Vì có thể tạo sự thiếu máu tại vùng bên dưới điện cực. Thay vào đó, điện cực cần được buộc đủ chặt bằng dây thun, băng quấn dẻo hay đè bằng túi cát nhẹ. Cần lưu ý cả hai loại bỏng đều có thể điều trị bằng cách băng vết thương và dùng kháng sinh.

2. Dị ứng với ion – Phòng ngừa và chống chỉ định

Dị ứng với loại ion được chọn khá hiếm thấy trong lâm sàng. Nhưng khi xuất hiện, hậu quả thường rất nghiêm trọng. Vì thể trước khi điều trị, cần hỏi kỹ bệnh nhân về các loại thuốc có thể gây dị ứng. Trong quá trình điều trị, thường xuyên theo dõi các dấu hiệu dị ứng tại chỗ và toàn thân.

Bệnh nhân dị ứng với aspirin có thể phản ứng với salicylate. Hydrocortisone tác động xấu trên bệnh nhân viêm hoặc loét dạ dày. Với bệnh nhân hen suyễn, cần tránh mecholyl. Không dùng đồng, kẽm, ma-nhê cho người dị ứng với kim loại. Người dị ứng với hải sản và người không chịu được kỹ thuật chụp X – quang thận – niệu quản cần tránh dùng i-ốt.

TỔNG KẾT:

  1. Ion di là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể bằng dòng điện một chiều không đổi.
  2. Cách di chuyển của ion trong dung dịch là cơ sở của phương pháp. Ion dương thâm nhập cơ thể từ cực dương; còn ion âm từ cực âm.
  3. Sức đẩy ion do cường độ điện trường và tổng trở mô quyết định.
  4. Lượng ion thâm nhập mô do cường độ hoặc mật độ dòng tại điện cực tích cực, thời gian điều trị và nồng độ ion trong dung dịch qui định.
  5. Dòng một chiều không đổi là lựa chọn ưu tiên để đảm bảo sự vận chuyển ion theo  chiều đã chọn.
  6. Điện cực dùng trong  ion di có thể là điện cực truyền thống hoặc điện cực chuyên dụng.
  7. Quan trọng nhất trong ion di là chọn đúng loại ion cho mục tiêu điều trị cụ thể.
  8. Ion di thường dùng để điều trị viêm cơ xương khớp, giảm đau, điều trị sẹo, lành vết thương, phù nề, thiếu canxi và tăng tiết mồ hôi.
  9. Tai biến thường gặp nhất trong ion di là bỏng hóa học, do dòng điện hơn là do các ion dùng trong điều trị.

Đọc tiếp: i 28: Phản ứng sinh lý đối với thấu nhiệt ( Bấm để đọc )

Nhắn Zalo
Gọi ngay