Bài 24: Cơ chế vận chuyển ion

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 4 ( gồm 10 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 5 đó là Ion di – Phương pháp đưa thuốc bằng dòng điện (Cơ chế vận chuyển ion, thiết bị và kĩ thuật điều trị…). Chương 5 gồm 4 bài đó là:

          Bài 24: Cơ chế vận chuyển ion

          Bài 25: Thiết bị và kỹ thuật điều trị

          Bài 26: Ứng dụng trong lâm sàng

          Bài 27: Phòng ngừa và chống chỉ định

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 24: Cơ chế vận chuyển ion (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 24: Cơ chế vận chuyển ion

Ion di là kỹ thuật đưa ion vào cơ thể bằng dòng điện một chiều với mục đích chữa bệnh. Ban đầu nó được gọi là vận chuyển ion. Khi LeDuc lần đầu tiên mô tả kĩ thuật vào năm 1903 như một phương thức vận chuyển các hóa chất qua màng ngăn nhờ sức đẩy của dòng điện. Sau đó kỹ thuật được dùng trong điều trị, với sự phổ dụng lúc tăng lúc giảm. Thời gian gần đây, phương pháp trở nên phổ biến vì một số ưu điểm như không đau, vô khuẩn hoặc không xâm lấn.

Cần lưu ý rằng, hầu hết các loại thuốc dùng trong ion di đều đòi hỏi đơn bác sĩ. Và cũng cần phân biệt ion di với siêu âm di. Dù cả hai đều là các phương pháp đưa thuốc vào cơ thể. Siêu âm di, được mô tả chi tiết ở chương 7, là kỹ thuật dùng năng lượng sóng siêu âm để đưa các phân tử thuốc. Còn ion di dùng dòng điện để vận chuyển các ion vào trong cơ thể.

1. Dược động học của ion di – Cơ chế vận chuyển ion

Trong một hệ thống đưa thuốc lý tưởng, mục đích cuối cùng là tối đa hóa tác dụng điều trị của thuốc. Và tối thiểu hóa tác dụng không mong muốn. Đồng thời giúp bệnh nhân hài lòng và chấp nhận điều trị. Ion di qua da có thể đẩy thuốc với tốc độ không đổi. Nên nồng độ thuốc hiệu quả tại huyết tương có thể duy trì trong suốt thời gian điều trị với giá trị tối ưu. Nồng độ tối ưu là nồng độ nằm giữa giá trị tối thiểu (bắt đầu thể hiện tác dụng điều trị) và giá trị tối đa (bắt đầu xuất hiện tác dụng không mong muốn). Ion di cũng có thể vận chuyển các hợp chất trọng lượng phân tử cao và tích điện, vốn khó qua da theo cách thông thường.

Ion di làm giảm thời gian hấp thụ thuốc. Vì nó giúp tăng tốc độ vận chuyển so với cách bôi trực tiếp trên da. Ưu điểm chủ yếu của ion di là khả năng phóng thích thuốc mạnh mẽ và lâu bền. Nên làm giảm khả năng lờn thuốc. Tốc độ vận chuyển ion phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như nồng độ ion, pH của dung môi, kích thước phân tử của chất hòa tan, mật độ dòng và thời gian điều trị.

Cơ chế hấp thụ thuốc khi đưa vào cơ thể bằng ion di hoàn toàn tương tự cơ chế hấp thụ khi đưa bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, ion di có nhiều ưu thế. Vì thuốc tập trung tại vùng điều trị và không hấp thụ qua đường tiêu hóa. Hơn nữa đưa thuốc qua da an toàn hơn cách tiêm chích thông thường.

2. Chuyển động của ion trong dung dịch – Cơ chế vận chuyển ion

Ion là các hạt mang điện dương hoặc âm. Qua ion hóa, các hợp chất hòa tan như a-xít, kiềm hoặc muối sẽ phân giải thành các ion trái dấu trong các dung môi thích hợp. Khi đó dung môi biến thành chất điện giải. Là chất có các dòng ion chuyển động. Ion sẽ dịch chuyển trong dung dịch tùy thuộc vào dòng điện tác dụng. Thuật ngữ ion di dùng để chỉ sự chuyển động của các ion trong dung dịch.

Tại thời điểm xét bất kỳ, điện cực có mật độ điện tử lớn hơn sẽ là điện cực âm. Ngược lại là điện cực dương. Các ion âm bị đẩy khỏi điện cực âm, được hút về điện cực dương và tạo nên phản ứng a-xít hóa. Ngược lại, ion dương sẽ hướng về điện cực âm và tạo nên sự kiềm hóa.

Cách thức vận chuyển đó tạo cơ sở cho phương pháp ion di. Ion dương sẽ thâm nhập cơ thể từ cực dương. Còn ion âm từ cực âm. Khi đã vào cơ thể, chúng gia nhập hệ ion của cơ thể. Và dịch chuyển giữa hai điện cực dưới tác dụng của dòng điện ngoài. Do đó, hiểu biết về sự phân cực chính xác của các ion. Và đặt chúng dưới điện cực thích hợp là yếu tố chìa khóa quyết định sự thành công của phương pháp.

3. Chuyển động của ion qua tổ chức sinh học – Cơ chế vận chuyển ion

Sức đẩy ion qua tổ chức sinh học do cường độ điện trường và điện trở mô quyết định. Cường độ điện trường do mật độ dòng qui định. Có thể thay đổi mật độ dòng khi thay đổi cường độ dòng điện. Hoặc khi thay đổi kích thước điện cực.

Khác với các phương pháp kích thích điện khác, khi điện cực tích cực là điện cực kích thước nhỏ hơn, nên có mật độ dòng lớn hơn. Trong ion di, điện cực tích cực là điện cực dùng để đẩy thuốc qua da. Lưu ý rằng, sự tích lũy các điện tích dương tại vùng thể tích nhỏ sẽ tạo nên phản ứng kiềm hóa có sức phá hoại mô lớn hơn so với phản ứng a-xít hóa. Do đó kích thước điện cực âm phải lớn hơn điện cực dương ít nhất hai lần để giảm mật độ dòng. Do đó giảm sự kiềm hóa. Ngay cả khi điện cực âm là điện cực tích cực. Vẫn phải duy trì tỷ lệ kích thước đó. Tuy nhiên trong thực hành, thường thấy cặp điện cực cùng kích thước.

Da và mô mỡ có độ dẫn điện kém, nên có điện trở lớn. Vì thế tại vùng nhiều mỡ, cần dùng cường độ dòng cao hơn, cho dù nguy cơ bỏng tại điện cực âm cũng có thể tăng theo. Tuy nhiên các tuyến mồ hôi làm giảm điện trở, do đó làm tăng khả năng dẫn điện và sự vận chuyển ion. Lỗ chân lông là con đường qua da chủ yếu của các ion trong ion di. Khi da tích nhiều chất điện giải và dòng máu tăng tại vùng điều trị, tổng trở tại vùng da dưới điện cực giảm đi rõ rệt. Ion di cần được xem là một phương pháp mang tính bề mặt, vì thuốc thấm sâu trực tiếp không quá 1 – 3 mm trong thời gian điều trị và không quá 1,5 cm trong vòng 12 – 24 giờ sau điều trị.

Lượng ion thấm vào tổ chức phụ thuộc vào cường độ hoặc mật độ dòng tại điện cực tích cực, thời gian điều trị và nồng độ ion trong dung dịch. Vì thế để tăng lượng ion tại vùng tác động, cần tăng cường độ dòng hoặc thời gian điều trị. Tuy nhiên khi thời gian tăng, điện trở da giảm đi nên khả năng bị bỏng cũng tăng lên. Và mặc dù nồng độ ion cũng có vai trò nhất định, thêm 1 – 2% vào mức tiêu chuẩn cũng không hiệu quả hơn so với các nồng độ nhỏ hơn.

Khi thấm qua da, các ion sẽ kết hợp với ion và gốc tự do có sẵn trong dòng máu để tạo thành các hợp thành mới có lợi cho điều trị.

Đọc tiếp: Bài 25: Thiết bị và kỹ thuật điều trị ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Để lại SĐT