Chế độ cho ăn cho người bệnh rối loạn nuốt.

1. Mô tả chế độ cho ăn người bệnh rối loạn nuốt.

Các chế độ ăn được chia thành 4 loại ăn dựa trên tính chât thức ăn, độ đặc sau khi chế biến như sau:

  • Chế độ ăn bằng dung dịch nuôi ăn dạng lỏng.
  • Chế độ ăn bằng thức ăn dạng sệt.
  • Chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn.
  • Chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhỏ (hay còn gọi miếng nhỏ, mềm có thể nghiền được).

Chế độ ăn bằng dung dịch nuôi ăn dạng lỏng đến thức ăn dạng sệt đến thức ăn nghiền nhuyễn đến thức ăn nghiền nhỏ (hay còn gọi miếng nhỏ, mềm có thể nghiền được) cho người bệnh rối loạn nuốt

 

Chế độ ăn dành cho người bệnh rối loạn nuốt được điều chỉnh dựa trên các khuyến cáo của bác sỹ điều trị, các chuyên gia phục hồi chức năng, hoặc chuyên gia trị liệu ngôn ngữ. Mỗi chế độ ăn được chỉ định tùy thuộc vào khả năng điều khiển của lưỡi, khả năng nhai, hay mức độ đau khi nuốt.

Tham khảo bài viết: Phục hồi chức năng rối loạn nuốt cho người tai biến mạch máu não.

2. Chế độ ăn bằng dung dịch dạng lỏng cho người bệnh rối loạn nuốt.

2.1. Mô tả dung dịch nuôi ăn dạng lỏng.

  • Thức ăn phải được hầm nhừ, hoặc xay nhuyễn.
  • Người bệnh không cần nhai để nghiền thức ăn.
  • Thức ăn ở dạng hỗn hợp lỏng 
  • Thức ăn sau khi nghiền nhỏ, xay nhuyễn, tạo thành hỗn hợp dung dịch lỏng đồng nhất, không có gợn, không vón cục, không có hạt, không có xương. Nếu cần thiết, trước khi nuôi dưỡng người bệnh, dung dịch này cần được lọc một vài lần để loại bỏ.
  • Hỗn hợp dung dịch nuôi ăn này được bơm để nuôi dưỡng bằng đường miệng.
  • Thực phẩm chế biến phải đạt tiêu chuẩn dễ tiêu hóa.
  • Tất cả dung dịch hay bất kỳ thức ăn nào dùng để nuôi ăn đều phải được nghiền nhỏ, xay nhuyễn thành dạng dung dịch đồng nhất.
X
  • Dung dịch nuôi dưỡng không được tách lớp.
X
  • Dung dịch nuôi dưỡng không quá đặc.
X
  • Dụng dịch nuôi dưỡng không có thêm thực phẩm trang trí.

 Cháo loãng là 1 chế độ ăn trong quá trình hồi phục của người bệnh rối loạn nuốt

Bảng.2.1. Kiểm tra chât lượng dung dịch trước khi nuôi dưỡng người bệnh rối loạn nuốt.

X
  • Dung dịch phải đồng nhất, không có miếng, vón cục, cô đặc, sơ, sợi thực phẩm sau khi chế biến, đun lại hoặc tính lại.
X
  • Dung dịch nuôi dưỡng không được quá loãng hoặc bị tách lớp khi ăn cho người bệnh.

2.2. Tiêu chuẩn dung dịch nuôi ăn dạng lỏng cho người bệnh rối loạn nuốt.

  • Không có hình dạng cụ thể khi đặt trên đĩa hoặc múc bằng thìa.
  • Không thể ăn được bằng dĩa/nĩa.
  • Không thể dùng dĩa/nĩa tạo thành hình.
  • Không thể tạp hình ở các dạng khác nhau, tạo hình ống, hoặc phân lớp.
  • Có thể đổ thành dòng.

Nhanh chóng chảy lan nếu bị đổ trên bề mặt. Khi cho vào bơm nuôi ăn, thì dung dịch không được chảy ra ngoài nếu dựng bơm đứng thẳng. Nếu không, dung dịch là quá loãng, lỏng.

3. Chế độ ăn bằng thức ăn dạng sệt cho người bệnh rối loạn nuốt.

Tìm hiểu rối loạn nuốt là gì.

3.1. Mô tả thức ăn dạng sệt cho người bệnh rối loạn nuốt.

Cháo sệt cho người bệnh rối loạn nuốt ăn để giảm rối tình trạng rối loạn nuốt

Bảng 3.1. Bảng mô tả thức ăn dạng sệt.

  • Thức ăn phải được hầm nhừ, hoặc xay nhuyễn. Người bệnh không cần nhai để nghiền thức ăn.
  • Thức ăn ở dạng hỗn hợp sệt ( xem chi tiết tiêu chuẩn được mô tả bên dưới).
  • Thức ăn sau khi nghiền nhỏ, xay nhuyễn, tạo thành hỗn hợp dung dịch lỏng đồng nhất, không có gợn, không vón cục, không có hạt, không có xương. Nếu cần thiết, trước khi nuôi dưỡng người bệnh, dung dịch này cần được lọc một vài lần để loại bỏ.
  • Hỗn hợp thức ăn dạng sệt có thể được bơm để nuôi dưỡng bằng đường miệng.
  • Thực phẩm chế biến phải đạt tiêu chuẩn dễ tiêu hóa
  • Tất cả thực phẩm dạng lỏng hay bất kỳ thức ăn nào đều phải được nghiền nhỏ, xay nhuyễn thành dạng dung dịch đồng nhất.
X
  • Thức ăn dạng sệt không được tách lớp.
X
  • Thức ăn dạng sệt không không quá đặc.
X
  • Thức ăn dạng sệt không có tính dẻo, dính như cao su.
X
  • Thức ăn dạng sệt không có thêm thực phẩm trang trí.

Bảng 3.2. Kiểm tra chất lượng dung dịch trước khi nuôi dưỡng người bệnh rối loạn nuốt.

X
  •  Thức ăn dạng sệt phải đồng nhất, không có miếng, vón cục, hay cô đặc;  không còn sơ, sợi thực phẩm sau khi chế biến, đun lại hoặc để tĩnh tại.
X
  • Thức ăn dạng sệt không được quá loãng hoặc bị phân lớp khi bơm cho người bệnh sử dụng.

3.2. Tiêu chuẩn thức ăn dạng sệt cho người bệnh rối loạn nuốt.

  • Giữ được hình dạng cụ thể khi đặt trên đĩa hoặc múc bằng thìa.
  • Có thể xúc được bằng dĩa/nĩa ( đủ đặc để thức ăn không bị nhỏ thành dòng qua chạc của dĩa).
  • Có thể dùng dĩa/nĩa để tạo thành hình.
  • Có thể tạo hình ở các dạng khác nhau, hoặc tạo thành từng lớp mỏng cố định trên bề mặt.
  • Không để dổ thành dòng. Phần nước không thể chảy lan ra khi đặt thức ăn trên đĩa.

Bảng 3.3. Bữa sáng và bữa ăn khuyến nghị

  • Cháo đặc được nấu từ bột gạo, được xay nhuyễn, không bị vữa.
  • Bánh quy, hoặc bánh mì, ngũ cốc ăn sáng được làm mềm hoàn toàn bằng sữa, hoặc sữa bột pha được hòa tan hết.
  • Bánh Pudding hoặc bánh mousse phải mịn, không có sợi, không vón, tan hoàn toàn trong miệng.
  • Bánh gạo xay nhuyễn dạng pudding mềm
X
  • Thức ăn dạng sệt đồng nhất, không bị tách nước, hoặc quá lỏng.
X
  • Thức ăn dạng sệt không bị vón cục.
X
  • Bánh quy, ngũ cốc ăn sáng chưa được làm mềm hoàn toàn
X
  • Pha sữa chưa tan hết hoặc bị tách lớp.

Lưu ý: Không có kem, hoặc thạch trong dung dịch nuôi ăn, trừ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người bệnh.

4. Chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn cho người bệnh rối loạn nuốt.

Chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn cho người bệnh rối loạn nuốt.

4.1. Mô tả chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn, hoặc thức uống đặc.

Bảng 3.4. Mô tả chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhuyễn, thức uống đặc.

  • Thức ăn mềm, hầm nhừ, dễ tiêu hóa. Cần nhai rất ít.
  • Thức ăn nấu chín, hầm được nghiền bằng thìa/dĩa trước khi cho người bệnh ăn. (Xem mô tả tiêu chuẩn của thực phẩm dùng trong chế độ ăn nghiền nhuyễn).
  • Thức ăn thường đi kèm với nước sốt nước sốt thịt được làm rất đặc, mịn, có độ sánh, xúc được bằng thìa, để nghiêng không rơi hoặc rơi cả miếng.
  • Các loại dung dịch, sinh tố hoặc trứng đánh kem được làm rất đặc. (Xem mô tả tiêu chuẩn thức ăn nghiền nhuyễn, hoặc thức uống rất đặc)
X
  • Không kết hợp các cấu trúc thức ăn với nhau (Dung dịch dạng lỏng với dạng sệt). Thức ăn nấu xong, khi múc ra đĩa, phần nước không chảy ra.
X
  • Thức ăn chế biến không cứng, khó nhai, còn dẻo, dính, có nhiều xơ sợi giản, khi ăn dễ để lại các hạt, mảnh thức ăn
X
  • Không dùng thực phẩm có hạt, có tép (cam, bưởi, quýt), có ruột. Thực phẩm có vỏ (đào, nho,..). Thực phẩm có vỏ trấu.
X
  • Không dùng thực phẩm có da, xương, sụn.
X
  • Không dùng thực phẩm hình tròn, hình trụ như hình tròn, hình trụ như xúc xich, nho, kẹo. Không ở dạng miếng như miếng táo, miếng lê.
X
  • Không dùng thực phẩm có tính dẻo, dính như phô-mai que, kẹo dẻo.
X
  • Không dùng thực phẩm có tính nhớt, trơn như diếp cá, mồng tơi, dưa chuột, rau cải bó xôi chưa nấu chín.
X
  • Không dùng nước ép trái cây, mà khi uống có thể tạo thành dạng dung dịch hỗ hợp trong khoang miệng, như dưa hấu.

Bảng 3.5. Kiểm tra chất lượng thức ăn trước khi nuôi dưỡng người bệnh rối loạn nuốt.

X
  • Thực phẩm không có ở dạng miếng, cứng, hoặc thực phẩm có lớp vỏ hay có lớp màng được hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, đun nấu, làm nóng, hoặc để tĩnh lại.
X
  • Các loại nước sốt, nước thịt, cháo, súp hoặc trứng đánh kem không quá lỏng hoặc bị tách nước.

4.2. Mô tả tiêu chuẩn của thực phẩm dùng trong chế độ ăn nghiền nhuyễn.

A. Thịt.

  • Cần phải băm nhuyễn, kích thước chỉ 2mm. Khi chế biến, gia nhiệt thì không vị vón, đóng thành miếng có kích thước lớn hơn.
  • Cho thêm nước sốt hoặc nước thịt rất đặc ăn kèm.
  • Nếu không thể băm nhỏ, thi xay nhuyễn. Hoặc, sau khi chế biến nhiệt, thịt đã nấu chín được xay thêm 1 lần nữa để đảm bảo kích thước yêu cầu.

B.Cá.

  • Được nghiền nhỏ, mịn. Chế biến cùng với nước sốt cho đến khi cô đặc, nhưng thực phẩm vẫn phải đảm bảo độ mềm, mịn, không có gợn.

C. Quả chín.

  • Phải nghiền. Loại bỏ toàn bộ phần nước của khi nghiền.

D. Món hầm.

  •  Thực phẩm phải được cắt nhỏ, hầm nhừ, đun kỹ thành một dung dịch đồng nhất rất đặc. Các loại thực phẩm như cá, thịt, rau củ đều phải băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ trước được cho vào cùng nhau để hầm.

E. Bánh mỳ.

  • Không cho người bệnh ăn bánh mỳ, trừ khi có chỉ định hoặc đánh giá từ bác sỹ điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

F. Gạo, ngũ cốc.

  • Nấu cháo đặc, mịn, không vón cục. Cháo đặc tiêu chuẩn khi xúc bằng thìa, không rơi khi để nghiêng thìa ở góc 45°.
  • Có thể ăn với bột ngũ cốc ăn sáng với sữa được trộn đến khi được tan hoàn toàn. Hỗ trợ đạt được phải rất đặc.

G. Bữa phụ.

  • Sữa chua trắng bình thường, không có thêm pudding dạng miếng hoặc sợi, hoặc bánh táo nghiền với trứng đánh kem.
  • Bánh xốp mềm, có nhân mịn, nhuyễn, được nghiền mịn, trọng với trứng đánh kem nhuyễn.

4.3. Tiêu chuẩn thức ăn nghiền nhuyễn, hoặc thức uống rất đặc.

Bất kỳ chất lỏng như nước sốt, nước thịt, cháo, súp hoặc trứng đánh kem đều được làm rất đặc.

Giữ được hình dạng cụ thể khi đặt trên đĩa hoặc múc bằng thìa. Khi để nghiêng thìa, thức ăn không rơi, hoặc rơi cả miếng. Không có nước chảy lan ra nếu xúc thức ăn đặt trên đĩa.

Thực phẩm nuôi ăn dạng lỏng có thể phù hợp với người bệnh đang bơm nuôi ăn đường miệng, hoặc tùy thể trạng của người bệnh theo đánh giá của bác sỹ điều trị.

Khi áp dụng chế độ thức ăn nghiền nhuyễn, toàn bộ thực phẩm khi chế biến cần được nghiền nhot trước khi nuôi ăn cho người bệnh.

5. Chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhỏ cho người bệnh rối loạn nuốt.

chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhỏ cho người bệnh rối loạn nuốt.

5.1. Mô tả chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhỏ.

Bảng 3.6. Mô tả chế độ ăn bằng thức ăn nghiền nhỏ cho người bệnh rối loạn nuốt.

  • Thức ăn mềm, hầm nhừ, dễ tiêu hóa, có thể nhai từng ít một.
  • Thức ăn nấu chín, hầm. Miếng thức ăn nhỏ, được nấu mềm có thể nghiền được bằng dĩa với lực ấn nhẹ bởi chính người bệnh hoặc người giúp đỡ.
  • Thức ăn thường đi kèm với nước sốt dạng sệt, min, có độ sánh, xúc được bằng thìa, để nghiêng không đổ xuống ngay.
  • Các loại dung dịch, nước sốt, sinh tố hoặc trứng đánh kem phải được làm đặc hoặc dạng sệt.
X
  • Không kết hợp các cấu trúc thức ăn với nhau ( dung dịch dạng lỏng với thức ăn dạng sệt). Không nấu quá lỏng/ loãng để phần nước và phần thực phẩm chính rời rạc.
X
  • Thức ăn chế biến không cứng, khó nhai, còn dẻo, dính, có nhiều xơ sợi, giòn, khi ăn dễ để lại các hạt, mảnh thức ăn.
X
  • Không dùng thực phẩm có hạt, có tép (cam, bưởi, quýt), có ruột ( dưa chuột), có vỏ (đào, nho..), có vỏ trấu ( gạo xay rối).
X
  • Không dùng thực phẩm có da, xương, sụn.
X
  • Không dùng thực phẩm hình tròn, hình trụ như hình tròn, xúc xích, nho, kẹo. Không ở dạng miếng, cứng cần lực cắn nhiều như miếng táo, miếng lê.
X
  • Không dùng thực phẩm có tính dẻo, dính như phô mai que, kẹo dẻo.
X
  • Không dùng thực phẩm có tính nhớt, trơn như diếp cá, mồng tơi, dưa chuột, rau cải bó xôi chưa nấu chín.
X
  • Không dùng nước ép trái cây, mà khi uống có thể tạo thành dạng dung dịch hỗn hợp trong khoang miệng, như nước dưa hấu.

Bảng 3.7. Kiểm tra trước khi nuôi dưỡng người bệnh rối loạn nuốt.

X Thực phẩm không ở dạng miếng cứng, hoặc thực phẩm có lớp vỏ hay có lớp màng được hình thành trong quá trình chế biến thức ăn, đun nấu, làm nóng hoặc để tĩnh lại.
X Các loại nước sốt, nước thịt, cháo, súp hoặc trứng đánh kem không quá lỏng hoặc bị tách nước.

5.2. Mô tả tiêu chuẩn của thực phẩm dùng trong chế độ ăn thức ăn nghiền.

A. Thịt.

  • Miếng thịt được chế biến mềm, dễ ăn, cắt nhỏ không quá 15mm. Hoặc thịt băm nhuyễn, khi chế biến, gia nhiệt thì không bị bón, đóng thành miếng có kích thước lớn hơn. Ăn kèm với nước sốt hoặc nước thịt cô đặc.
  • Đối với trẻ em:  Các hướng dẫn cụ thể về kích thước sẽ được bác sỹ điều trị chỉ định dựa trên tuổi, và tình trạng sức khỏe của trẻ.

B. Cá.

  • Miếng cá khi chế biến xong, có thể dễ được lấy từng miếng nhỏ bằng đũa hoặc dĩa. Nếu cần thiết có thể cho thêm nước sốt được làm đặc.

C. Quả chín.

  • Nên được nghiền. Loại bỏ toàn bộ phần nước của quả khi nghiền.

D. Món hầm.

  • Thực phẩm phải hầm nhừ, đun kỹ thành một dung dịch đồng nhất cho đến khi đặc hẳn. Các loại thực phẩm như cá, thịt, rau củ đều phải băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ trước được cho vào cùng nhau để hầm.

E. Bánh mỳ.

  • Không cho người bệnh ăn bánh mỳ, trừ khi có chỉ định hoặc đánh giá từ bác sĩ điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

F. Gạo, ngũ cốc.

  • Nấu cháo đặc, mịn, không vón cục.
  • Có thể ăn với bột ngũ cốc ăn sáng với sữa tạo thành một hỗn hợp đồng nhất, mềm, đặc, không vón cục.

G. Bữa phụ.

  •  Sữa chua trắng bình thường, không có thêm puddinh dạng miếng hoặc sợi, hoặc bánh táo nghiền với trứng đánh kem đặc vừa.
  • Bánh xốp mềm, có nhân mịn, nhuyễn, được nghiền nhỏ, trộn với trứng đánh kem nhuyễn.
  • Không ăn kem, hoặc thạch mềm nếu người bệnh muốn ăn thức ăn dạng sệt, vì khi ăn, kem hoặc thạch mềm có thể tan, biến thành dung dịch lỏng.

5.3. Tiêu chuẩn thức ăn nghiền nhỏ đối vơi người bệnh rối loạn nuốt.

Tiêu chuẩn thức ăn nghiền nhỏ đối vơi người bệnh rối loạn nuốt.

Bất kỳ chất lỏng như nước sốt, nước thịt, cháo, súp hoặc trứng đánh kem phải được làm đặc, hoặc dạng sệt. Khi cho dung dịch vào ống bơm ăn, dựng đứng ống bơm, không có dung dịch lỏng chảy ra.

Người bệnh khi áp dụng chế độ ăn thức ăn nghiền có thể đã thuần thục với chế độ ăn dạng nghiền nhỏ.

Thực phẩm nuôi ăn dạng lỏng có thể phù hợp với người bệnh đang bơm nuôi ăn đường miệng, hoặc tùy thể trạng của người bệnh theo đánh giá của bác sĩ điều trị.

Các thực phẩm ở chế độ ăn thức ăn nghiền phải được chế biến đồng nhất với nhau để có thể dễ dàng.

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn