Cân mạc hay mạc cơ (fascia) là gì? (P2)

Bài viết mạc cơ là gì p1 : https://congngheykhoa.com/mac-co-la-gi/

1.Thương tổn và Mạc Cơ (Fascia)

Trong trạng thái tự nhiên, cân mạc hay mạc cơ (fascia) là một mạng lưới ba chiều phức tạp của mô cấu trúc, tự do di chuyển, liên tục định hình và tái định hình chính nó để phản ứng lại các chuyển động và các yêu cầu mà chúng ta đặt ra.

Ở trạng thái khỏe mạnh, mạc cơ chuyển động một cách linh hoạt dễ dàng và liền mạch để phân bố lực căng và duy trì sự cân bằng trong cơ thể.

Giống như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể, mạc cơ có thể phải chịu những rủi ro, thương tổn, hoặc bị tổn hại theo một cách nào đó, ví dụ như do phẫu thuật. Khi điều này xảy ra, mạng lưới mạc cơ (fascia) có thể bị rách, biến dạng, mất đi tính linh hoạt và khả năng chuyển động.

Điều này dẫn đến một số vùng mạc cơ (fascia) bị giới hạn, và chính những vùng bị giới hạn này dẫn đến sự khó khăn trong di chuyển, các áp lực và các cơn đau. Các nguyên nhân khác dẫn đến việc mạc cơ (fascia) bị giới hạn và tổn hại là do việc sử dụng quá mức và sử dụng quá ít bộ phận khác nhau trên cơ thể của chúng ta, điều này có liên quan đến lối sống hiện đại, các căng thẳng (stress) và chấn thương tâm lý.

1.1 Ý nghĩa của mạc cơ đối với các thương tổn và bệnh lý cơ thể

  • Mạc cơ là một mạng lưới ba chiều, ở dạng gần đặc, chạy xuyên suốt khắp cơ thể duy trì cấu trúc và sức khỏe cho cơ thể.
  • Mạc cơ là một mạng lưới truyền đạt thông tin mà qua đó nó truyền dẫn các lực tác động vật lý, truyền đạt các tín hiệu điện và hóa học đến các mô của cơ thể.
  • Những tổn thương và sự mất cân bằng ở mạc cơ (fascia) tạo điều kiện phát sinh các loại bệnh lý.
  • Các kiến thức về mạc cơ cung cấp cho chúng các phương thức mới để điều trị các thương tổn, bệnh tật và tình trạng đau mãn tính.

1.2 Thương tổn tác động đến mạc cơ như thế nào

Hình 6.1: Áp lực ở một vị trí trên mạng lưới mạc cơ (fascia) có thể được truyền dẫn đến khu vực khác trong cơ thể. (hình minh họa được sao chép từ Massage Fussion (Fairweather và Mari, 2015) với sự cho phép của Công Ty Xuất Bản Handspring Publishing)

A. Cơ chế của thương tổn

Bất kỳ sự tổn hại đối với mạc cơ (fascia) đều gây ra vết toạc và rách, làm xê dịch kéo mạng lưới khiến nó bị biến dạng, giống như hình ảnh vết toạc ở trên một chiếc áo len hay ở quần tất mỏng.

Khi có bất kỳ tổn hại nào xảy ra đối với mạc cơ (fascia), các nguyên bào sợi (fibroblasts) được kích thích để sản sinh collagen, một loại protein cấu trúc mạnh, để sửa chữa những thương tổn đó.

Tình trạng này có thể trở thành một vòng luẩn quẩn, trong đó cơ thể liên tục sản sinh ra thêm collagen, gây ra sự “tắc nghẽn” và kích thích mạc cơ tiếp tục kích thích sản sinh thêm collagen.

Đặc tính thixotrophy sẽ chuyển mạc cơ (fascia) từ dạng lỏng sang dạng gel và cuối cùng sang dạng mô đặc rắn, không còn khả năng dịch chuyển linh hoạt tự do.

B. Sự ảnh hưởng lên mạc cơ

Đầu tiên lực căng ở mạc cơ (fascia) chỉ giới hạn ở khu vực bị tổn thương ban đầu, nhưng dần dần nó lan ra và bắt đầu ảnh hưởng đến các khu vực lân cận, sau đó hình thành các chuyển đổi trạng thái rộng hơn khi các đường đi của lực căng lan ra khắp cơ thể.

Theo thời gian, điều này làm thay đổi sự cân bằng của toàn bộ cấu trúc cơ thể. và cơ thể có xu hướng dừng sử dụng khu vực mà nó nghĩ là vẫn đang bị tổn thương – chúng ta sẽ ở trạng thái “bảo vệ” khu vực bị thương tổn.

C. Hậu quả

Là sự thay đổi trạng thái vật lý ở hệ thần kinh, được gọi là sự nhạy cảm hóa trung ương.

1.3 Nguyên nhân gây ra tổn thương mạc cơ (fascia)

A. Tai nạn

Cả tai nạn lớn và tai nạn nhỏ đều có tác động tương đối lớn, so với những dạng thưởng tổn khác ở mạc cơ (fascia) và cả hai loại tai nạn trên đều có khả năng gây ra những vết toạc và rách.

Những vết toạc rách này và quá trình chữa lành diễn ra xung quanh chúng, tạo ra sự mất cân bằng và những đường dẫn lực căng mới ở bên trong cơ thể kéo lan ra những khu vực xung quanh, gây ra các vấn đề về thể chất và các rủi ro khác.

Khi có thêm nhiều sợi collagen được tạo ra để vá và củng cố các vết rách, các khu vực giới hạn hình thành. Những khu vực giới hạn này tạo ra tình trạng đặc cứng, hạn chế tính lưu động và tạo ra lực căng bất thường dẫn đến phát sinh thêm nhiều vấn đề. Đối với một số người, hậu quả có thể là những cơn đau đầu, nhưng với những người khác, nó có thể là cơn đau ở vùng lưng dưới.

B. Phẫu thuật và mô sẹo

Hàng trăm triệu ca phẫu thuật diễn ra hàng năm. Dù là tiểu phẫu hay đại phẫu, tự nguyện hay không tự nguyện, cần thiết hay không, tất cả các ca phẫu thuật đều tạo ra mô sẹo.

Việc hình thành sẹo bề mặt, đặc biệt sẹo nhỏ, có thể lành lại và biến mất khi khu vực xung quanh trở lại bình thường. Ở những trường hợp khác, các sẹo sẽ vẫn còn, chúng trông và cảm nhận sẽ khác so với các mô xung quanh. 

Các sẹo lớn hơn có nhiều lớp – cái bạn nhìn thấy và cảm nhận trên bề mặt da của bạn chỉ là phần chóp nổi rất nhỏ của tảng băng chìm lớn mạc cơ (fascia). Phần sẹo không nhìn thấy, ở dưới bề mặt da, thường rất dễ bị lan rộng, phát triển dọc theo các đường đi của lực căng của mạc cơ (fascia) và tạo ra sự kết dính (như đã đề cập ở trên).

Những chất kết dính này có thể gây ra sự tắc nghẽn và các vấn đề của riêng chúng. Chúng có thể gây trở ngại các cơ quan khác, hạn chế chức năng và chuyển động, đồng thời đè nén các dây thần kinh, góp phần vào sự hình thành các cơn đau mãn tính.

C. Sử dụng quá mức và sử dụng quá ít

Là những sinh vật thể lỏng (70% là nước), chúng ta được cấu tạo để di chuyển và sử dụng cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, khi thế giới ngày càng trở nên phát triển, các hệ thống, các máy móc và những thiết bị được phát minh ra đã thay đổi lối sống của chúng ta và cách chúng ta di chuyển.

Việc sử dụng quá mức và sử dụng quá ít (cơ thể) có liên quan đến nhau và phát sinh từ lối sống hiện đại của chúng ta, bao gồm công việc và thư giãn giải trí. Cả hai đều gây ra những thương tổn đối với mạc cơ (fascia).

D. Công việc

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hầu hết chúng ta sẽ dành ít nhất một phần ba cuộc đời cho công việc, và nơi làm việc là một nơi nguy hiểm!

Một vài người trong chúng ta phải làm việc trong các ngành công nghiệp đòi hỏi sức khỏe thể chất với công việc nặng nhọc ở các ngành này vấn đề an toàn và sức khỏe cần được đề cao hơn nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, trong khi những người khác lại gặp rủi ro về “các chấn thương công thái học” (“ergonomic injuries”) cho nên cần có nhận thức đầy đủ hơn về sức khỏe lao động.

Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng lên mạc cơ (fascia). Miễn là chúng ta liên tục di chuyển, mạc cơ (fascia) của chúng ta sẽ vẫn ở dạng lỏng lưu chuyển.

Nhưng nếu chúng ta ở yên một vị trí hơn 2 phút (vâng, chỉ 2 phút!), cơ thể chúng ta sẽ cho rằng chúng ta muốn một sự thay đổi lâu dài và bắt đầu hình thành lớp mạc cơ (fascia) mới để thích nghi với sự thay đổi.

Theo thời gian, các cơ của chúng ta kém co giãn hơn và thậm chí bắt đầu bị vôi hóa (chuyển thành xương), các xương trở nên cứng và giòn hơn, các dây thần kinh, các mạch máu và các cơ quan thực sự bị ép đến mức không còn hoạt động được bình thường.

E. Các hoạt động trong thời gian nhàn rỗi

Chúng ta có lẽ không nhận ra được mức độ sâu rộng của các tác động vật lý có thể có từ việc sử dụng quá ít cơ thể, nhưng nhiều người trong số chúng ta nhận thức được việc ngồi yên một chỗ trong hàng giờ có nghĩa là không đốt cháy nhiều calories.

Để khắc phục điều này, chúng ta có lẽ sẽ dành thời gian rảnh rỗi để điên cuồng chạy bộ, đi bơi, hoặc tập gym.

Không có sự hiểu biết về mạc cơ (fascia), những hoạt động này không những không phải phương thuốc giúp ngăn chặn các tác hại từ công việc, mà thậm chí còn làm vấn đề trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp tập luyện thể dục quá sức, dẫn đến các chấn thương do hoạt động quá mức. Những chấn thương do hoạt động quá mức thường xảy ra khi luyện tập các môn thể thao cụ thể, khi chúng ta lặp đi lặp lại chuỗi hành động giống hệt nhau.

Việc sử dụng lặp lại liên tục một nhóm cơ sẽ khiến các mô bị kiệt quệ và gây ra các thương tổn ở mạc cơ (fascia). Nếu cơ thể của chúng ta không quen với việc luyện tập lặp lại liên tục này, thì chúng ta đang gia tăng lực căng làm trầm trọng hóa tình trạng suy nhược, tạo ra sự mất cân bằng và dẫn đến tình trạng căng cứng bị giới hạn.

Những thương tổn này có thể được nhận biết và điều trị dựa trên các phương pháp về mạc cơ (fascia). 

F. Tư thế

Hầu hết người lớn đều hình thành sự mất cất bằng về tư thế do tính chất công việc, các hoạt động giải trí và cả do các thói quen trong gia đình gây ra

Khi hoạt động bình thường, cơ thể được giữ thẳng bởi các dây chằng và mạc cơ chứ không phải bởi các cơ. Cơ thể có thể duy trì tư thế thẳng lưng mà không cần kiểm soát tư thế một cách có ý thức hoặc bị mỏi cơ. Đây là nhờ hoạt động của cấu trúc Hợp Nhất Sức Căng.

Mạc cơ (fascia) của chúng ta bị thắt chặt để duy trì tư thế này, tạo ra các lực mới bên trong cơ thể. Điều này khiến cho mạc cơ (fascia) trở nên kém lưu động và cứng nhắc, dễ dàng hình thành một loại mô sẹo.

Tư thế ngồi làm việc sai có thể dẫn đến suy nhược cơ và đau phần cổ gây viêm nhiễm. Trong nỗ lực vô thức (đôi khi có ý thức) để giảm bớt cơn đau ở cổ, chúng ta có xu hướng điều chỉnh tư thế của mình, dẫn đến một vòng luẩn quẩn các cử động bị giới hạn và mạc cơ (fascia) bị dày lên. Cuối cùng chúng ta có thể thực sự bị mắc kẹt trong tư thế đó với cái cổ tê cứng và bị đau.

G. Căng thẳng (stress)

Căng thẳng có thể trên cả phương diện thể chất và tinh thần, căng thẳng là một hiện tượng tự nhiên và một phản ứng sinh lý học trước các mối nguy hiểm cảm nhận được và những nguy hiểm thực sự xảy ra. Một số loại căng thẳng có thể tốt.

Nhưng chỉ sau 7 ngày căng thẳng gia tăng liên tục, tâm trí và cơ thể sẽ rơi vào trạng thái kiệt quệ, khi đó các phản ứng miễn dịch bảo vệ thông thường sẽ không còn được kích hoạt, và cơ thể trở nên dễ bị nhiễm bệnh và tổn thương.

Các tác động hàng ngày của căng thẳng

Căng thẳng là một phần tự nhiên của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng hầu hết mọi người hiện nay chỉ gắn nó với các khía cạnh tiêu cực. Vấn đề với sự căng thẳng trong xã hội hiện đại của chúng ta thực ra không phải nằm ở phản ứng của chúng ta với nó mà là ở tần suất nó xuất hiện và sự thiếu khả năng kiểm soát của chúng ta đối với chúng.

Căng thẳng và hệ thống tiêu hóa

Tình trạng căng thẳng mãn tính đặc biệt có tác động mạnh lên hệ tiêu hóa. Cơ quan này ở vị trí tiền tuyến, vì nó phải tương tác với những thứ bên ngoài được đưa vào thông qua việc xử lý tất cả mọi thứ chúng ta ăn và uống.

Không chỉ vậy, nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tổng thể của tâm trí và cơ thể, vì nó liên tục trao đổi thông tin với não bộ thông qua dây thần kinh phế vị. 

Chu kỳ căng thẳng – đau đớn

Bất kỳ cơn đau vật lý nào dù là tổn thương ban đầu do tai nạn gây ra hay những thương tổn mãn tính ở các cơ và mạc cơ (fascia) do bị sử dụng quá mức, cũng sẽ kích thích phản ứng cơ thể đối phó căng thẳng. Ban đầu, sự kích thích này là tốt, giúp cơ thể bắt đầu quá trình cần thiết để khắc phục các thương tổn.

Điều này kích thích phản ứng đối với viêm nhiễm tiềm tàng trong mạc cơ (fascia), mà cuối cùng dẫn đến các bệnh lý liên quan đến căng thẳng được đề cập ở trên.

Các liệu pháp tác động cơ thể vật lý như liệu pháp giải phóng myofascial hoạt động trên mạc cơ (fascia) bị kích thích và tắc nghẽn, có thể giúp làm dịu đi các phản ứng cơ thể đối phó với căng thẳng, phá vỡ vòng luẩn quẩn và làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn quan tâm:

Máy siêu âm trị liệu

Máy Siêu Âm Trị Liệu BTL

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy xung kích trị liệu

Máy xung kích trị liệu KP-B

Giá: Liên hệ 090.282.3651
Giá: Liên hệ 090.282.3651

2.Tầm quan trọng của các điểm kích hoạt

Khi khu vực mạc cơ (fascia) bị giới hạn hình thành trong cơ thể, nó gây ra các điểm kích hoạt ở các khu vực mô bị thắt chặt hoặc bị căng cứng.

Điểm kích hoạt là một vị trí riêng biệt thuộc khu vực mạc cơ (fascia) bị giới hạn ở bên trong mô mềm. Khi ấn vào đó, ta có thể thấy điểm kích hoạt từ giống như một hạt cát cho đến giống như một quả bóng gôn (goft) nhỏ, phụ thuộc vào vị trí của nó. Các điểm kích hoạt là cái mà mọi người thường gọi là các “nút thắt” ở trong cơ.

Khi ấn vào điểm kích hoạt, nó hoặc là tạo cảm giác đau và các triệu chứng khác tại vị trí của nó hoặc là điển hình hơn chuyển cơn đau và các triệu chứng đến vị trí nào đó khác trên cơ thể.

Đây là lý do tại sao các nhà trị liệu áp dụng phương pháp giải phóng myofascial thường tác động trị liệu ở một vị trí khác với vị trí cảm nhận cơn đau. Hiểu được điều này có thể rất hữu ích và giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi họ băn khoăn về việc không được trị liệu ở vị trí họ cảm thấy đau.

3.Mối liên hệ giữa mạc cơ (fascia) và tình trạng đau mãn tính

Chúng ta có thể thể thấy rằng việc mạc cơ (fascia) bị thương tổn có liên quan mật thiết đến sự phát triển của tình trạng đau mãn tính bởi vì:

  • Thương tổn ở mạc cơ (fascia) làm thay đổi sự cân bằng của toàn bộ tâm trí và cơ thể
  • Theo thời gian, những thương tổn mạc cơ (fascia) làm thay đổi cả chức năng hệ thần kinh
  • Tình trạng đau mãn tính là sự kết hợp của những thay đổi ở hệ thần kinh và các phản ứng căng thẳng mãn tính trong tâm trí và cơ thể.

Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn