Kỹ thuật MFR ( Myofascial Release)

1. Định nghĩa:

Kỹ thuật MFR (myofascial release) ( giải phóng kết dính mạc cơ) hay còn gọi là tác động mô mềm bằng sự hỗ trợ của dụng cụ ( IASTM – Instrument Assisted Soft Tissue Mobilzation ) là phương pháp còn khá mới trên thế giới, nó là một phương pháp trong chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được dùng cho các trường hợp có vấn đề về hệ vận động.

Kỹ thuật này có thể được sử dụng để điều trị và giảm đau tất cả các dạng bệnh lý mô mềm ( mãn tính, cấp tính hoặc sau phẫu thuật ).

Bộ dụng cụ MFR này có nhiều tên gọi khác nhau như bộ dụng cụ Graston, dao cạo mạc cơ, dao cạo Fasica, khiếm nhã hơn còn gọi là dụng cụ mát-xa cầm tay.Nhưng đặc điểm chung của các tên gọi trên đều là giúp giải phóng kết dính mạc cơ, đem lại sự thoải mái cho người bệnh.

2. Nguyên nhân bị kết dính mạc cơ

a) Tai nạn

Khi sảy ra tai nạn, cho dù vết thương lớn hay nhỏ cũng đều sẽ gây ra những thương tổn ở lớp mạc cơ. tại những thương tổn thì những sợi collagen được tạo ra vá và củng cố các vết rách từ đó các khu vực giới hạn hình thành. Những khu vực giới hạn này tạo ra tình trạng đặc cứng, hạn chế lưu động và tạo ra lực căng bất thường dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề.

b) Phẫu thuật, mô sẹo

Trên thế giới hằng năm có hàng trăm triệu ca phẫu thuật. Dù là tiểu phẫu hay đại phẫu, tự nguyện hay không tự nguyện, cần thiết hay không thì tất cả các ca đều tạo ra mô sẹo. Một số mô sẹo sẽ chỉ ở phần bề mặt, nhưng rất nhiều trong số chúng tồn tại sâu bên trong cơ thể.

Đôi khi những vấn đề này có thể rất nghiêm trọng đến mức bác sĩ đề xuất phẫu thuật lại để loại bỏ những vùng kết dính này, và vòng tròn chu kỳ cứ thế bắt đầu lặp lại.

c) Sử dụng quá mức và sử dụng quá ít

Việc sử dụng quá mức và sử dụng quá ít (cơ thể) có liên quan đến nhau và phát sinh từ lối sống hiện đại của chúng ta, bao gồm công việc và thư giãn giải trí. Cả hai đều gây ra những thương tổn đối với mạc cơ (fascia).

d) Công việc

Một vài người trong chúng ta phải làm việc trong các ngành công nghiệp đòi hỏi sức khỏe thể chất với công việc nặng nhọc, ở các ngành này vấn đề an toàn và sức khỏe cần được đề cao hơn nhằm giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, trong khi những người khác lại gặp rủi ro về “các chấn thương công thái học” (“ergonomic injuries”) cho nên cần có nhận thức đầy đủ hơn về sức khỏe lao động.

Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng lên mạc cơ (fascia).

Theo thời gian, các cơ của chúng ta kém co giãn hơn và thậm chí bắt đầu bị vôi hóa (chuyển thành xương), các xương trở nên cứng và giòn hơn, các dây thần kinh, các mạch máu và các cơ quan thực sự bị ép đến mức không còn hoạt động được bình thường.

e) Các hoạt động trong thời gian nhàn rỗi

Chúng ta có lẽ không nhận ra được mức độ sâu rộng của các tác động vật lý có thể có từ việc sử dụng quá ít cơ thể, nhưng nhiều người trong số chúng ta (“chua xót”) nhận thức được việc ngồi yên một chỗ trong hàng giờ có nghĩa là không đốt cháy nhiều calories. Để khắc phục điều này, chúng ta có lẽ sẽ dành thời gian rảnh rỗi để điên cuồng chạy bộ, đi bơi, hoặc tập gym.

Không có sự hiểu biết về mạc cơ (fascia), những hoạt động này không những không phải phương thuốc giúp ngăn chặn các tác hại từ công việc, mà thậm chí còn làm vấn đề trầm trọng hơn.

Cơ thể của chúng ta hoạt động dựa trên nguyên tắc “sử dụng hoặc là mất”. Rất có thể khi mà chúng ta quyết định chúng ta cần tập luyện thể dục nhiều hơn, thì sức khỏe thể chất mà chúng ta đang muốn duy trì đã bị mất dần đi do tình trạng cơ thể hoạt động quá ít trước đó.

f) Tư thế

Hầu hết người lớn đều hình thành sự mất cất bằng về tư thế do tính chất công việc, các hoạt động giải trí, và ở một mức độ nào đó, cả do các thói quen trong gia đình gây ra.

Mạc cơ (fascia) của chúng ta bị thắt chặt để duy trì tư thế này, tạo ra các lực mới bên trong cơ thể. Điều này khiến cho mạc cơ (fascia) trở nên kém lưu động và cứng nhắc, dễ dàng hình thành một loại mô sẹo.

Tư thế ngồi làm việc sai có thể dẫn đến suy nhược cơ và đau phần cổ gây viêm nhiễm. Trong nỗ lực vô thức (đôi khi có ý thức) để giảm bớt cơn đau ở cổ, chúng ta có xu hướng điều chỉnh tư thế của mình, dẫn đến một vòng luẩn quẩn các cử động bị giới hạn và mạc cơ (fascia) bị dày lên. Cuối cùng chúng ta có thể thực sự bị mắc kẹt trong tư thế đó với cái cổ tê cứng và bị đau.

g) Căng thẳng (stress)

Bời vì tâm trí và cơ thể có sự liên kết với nhau, nên các cơn đau mãn tính về thể chất cũng có thể tạo ra sự căng thẳng mãn tính về mặt tinh thần. Những người phải chịu các cơn đau mãn tính thường có nhiều khả năng phải chịu cả các bệnh về tâm lý liên quan đến căng thẳng như lo lắng và trầm cảm.

Điều này cũng một phần hình thành nên chu kỳ căng thẳng-đau đớn tiếp diễn, khiến tình trạng đau mãn tính kéo dài.

Các liệu pháp tác động cơ thể vật lý như liệu pháp giải phóng myofascial hoạt động trên mạc cơ (fascia) bị kích thích và tắc nghẽn, có thể giúp làm dịu đi các phản ứng cơ thể đối phó với căng thẳng, phá vỡ vòng luẩn quẩn và làm giảm nhẹ các triệu chứng.

h) Tầm quan trọng của các điểm kích hoạt

Điểm kích hoạt là một vị trí riêng biệt thuộc khu vực mạc cơ (fascia) bị giới hạn ở bên trong mô mềm. Khi ấn vào đó, ta có thể thấy điểm kích hoạt từ giống như một hạt cát cho đến giống như một quả bóng gôn (goft) nhỏ, phụ thuộc vào vị trí của nó.

Các điểm kích hoạt là cái mà mọi người thường gọi là các “nút thắt” ở trong cơ.

Điều này rất hữu ích đối với các nhà trị liệu myofascial. Ví dụ, đau lưng dưới có thể bị gây ra bởi các điểm kích hoạt nằm ở cơ psoas ở vùng bụng.

Không cần thiết phải tác động trực tiếp vào vùng lưng dưới, chỉ cần tạo lực nhẹ nhàng liên tục tại các điểm kích hoạt ở cơ psoas có thể giúp giải phóng chúng, khiến cho cơn đau và các triệu chứng khác giảm bớt dần.

Đây là lý do tại sao các nhà trị liệu áp dụng phương pháp giải phóng myofascial thường tác động trị liệu ở một vị trí khác với vị trí cảm nhận cơn đau. Hiểu được điều này có thể rất hữu ích và giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi họ băn khoăn về việc không được trị liệu ở vị trí họ cảm thấy đau.

3. Lợi ích của việc sử dụng Kỹ thuật MFR ( Graston)

Giảm thời gian điều trị và phục hồi

Trên lâm sàng, kỹ thuật MFR (Graston) cho thấy giảm đáng kể thời gian điều trị và phục hồi ở những người gắn bó với điều trị. Không giống như cố gắng làm tê liệt cơn đau của bạn, kỹ thuật này chủ yếu tập trung vào việc giải quyết vấn đề gốc rễ của nguyên nhân. Bạn bắt đầu thấy kết quả trong vòng 6-12 buổi điều trị.

Giảm sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Vì dụng cụ này hướng tới điều trị nguồn gốc cơn đau của bạn, vì thế các loại thuốc giảm đau đi kèm được loại bỏ. Sử dụng thuốc giảm đau không bao giờ được xem là 1 giải pháp hữu hiệu vì chúng chỉ giúp giảm đau tạm thời đi kèm còn nhiều tác dụng khó lường trước được. 

 Kỹ thuật MFR ( Graston) này là kỹ thuật điều trị không xâm lấn để giảm đau một cách tự nhiên. Khi sử dụng điều trị thì MFR làm tăng tuần hoàn tại vùng điều trị, giải phóng kết dính mạc cơ (Myofascia), phá vỡ mô sẹo, tăng tái tạo collagen và elastin ( thành phần chính của mạc cơ), thải bỏ độc tố và tế bào chết, thúc đẩy nhanh quá trình sửa chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.

Cải thiện những cơn đau mãn tính

Kỹ thuật MFR được biết là hoạt động hiệu quả cho các tình trạng mãn tính bằng cách phá vỡ các tổn thương mô mềm gây suy nhược các vấn đề vận động mãn tính và đau. 

4. Ứng dụng dụng cụ của kỹ thuật MFR 

Dụng cụ MFR được sử dụng kết hợp máy sóng cao tần RF để tăng điều trị mạc cơ, trigger point, co thắt cơ. Sự kết hợp này làm tăng hiệu quả điều trị, giảm đau rất nhiều so với khi chỉ sử dụng đơn thuần dụng cụ MFR:

Mặt và Cổ
Đau hàm (đau cơ), cứng hàm, đau nửa đầu, đau dây thần kinh mặt (tk sinh ba)

Sử dụng dao fascia kết hợp với sóng RF điều trị kết dính mạc cơ vùng cổ vai
Sử dụng dao fascia điều trị kết dính mạc cơ vùng cổ vai

 

Vai và Cổ
Đau cổ, viêm gân vôi hóa, phù tay, rách cổ tay quay, nhức đầu, hội chứng vai đông cứng

Sử dụng dao fascia D2 kết hợp với sóng RF để điều trị mạc cơ
Sử dụng dao fascia D2 để điều trị mạc cơ
Lưng
Kyohosis, Lordosis, disc,stenosis, low back pain, neuralgia

Sử dụng dao Fascia và kết hợp sóng RF để điều trị kết dính mạc cơ vùng lưng
Sử dụng dao Fascia để điều trị kết dính mạc cơ vùng lưng
Bụng
Low back pain, Kyphosis, Obesity, Colic, Cramps, Dysmenorrhea, Diarhoea

Sử dụng dao fascia và kết hợp sóng RF để điều trị kết dính mạc cơ vùng lưng
Sử dụng dao fascia để điều trị kết dính mạc cơ vùng lưng
Bụng chân và Chân
Plantar fasciitis, Achilles Tendinitis, Felling of cold, Varicose vein, distortion
Hông và Đùi
Hamstring injury, Arthritis, Backache, Fasciitis, Groin pain, Sciatica, Rheumatoid arthritis 

 

Hình ảnh các dụng MFR (Graston)

 

D1

D2

D3

D4

Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Để lại SĐT