Cân mạc hay Mạc cơ (fascia) là gì (P1)

1. Giới thiệu về mạc cơ (fascia) hay cân mạc

Mạc cơ (fascia) là phần mô mềm của hệ thống mô liên kết trải dài trên cơ thể con người hình thành ma trận khung đỡ cấu trúc ba chiều liên tục trên khắp cơ thể. Nó xen kẽ và bao quanh tất cả các cơ quan, phần cơ, phần xương và các sợi thần kinh, hình thành một môi trường độc nhất cho sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Mạc cơ (Fascia) có hai vai trò chính trong cơ thể:

  • Hỗ trợ thể chất
  • Truyền đạt thông tin .

Mạc cơ (fascia) là mô liên kết chính trong cơ thể, kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau. Các dây chằng giúp giữ các khớp của chúng ta lại với nhau và các gân liên kết phần cơ với phần xương đều được hình thành từ mạc cơ (fascia).

Tìm hiểu sâu hơn, ta thấy mạc cơ (fascia) tạo sự gắn kết cho mỗi một tế bào, mỗi một sợi cấu trúc mà hình thành nên các cơ quan kể trên; kết nối mỗi một cơ quan với các cơ quan lân cận và thông qua một mạng lưới rộng lớn, liên kết tất cả mọi thứ lại với nhau.

Nếu bạn đã từng chuẩn bị món ức gà cho bữa tối, bạn sẽ nhìn thấy mạc cơ (fascia) là lớp màng bề mặt màu trắng mỏng dính gần như không nhìn thấy, sẽ bị rách ra và nhăn nheo khi bạn xử lý thịt gà.

2. Giải phẫu học

2.1 Giải phẫu học truyền thống

“Phần màu trắng” mà các sinh viên loại bỏ trong phòng thí nghiệm giải phẫu chính là mạc cơ. Mặc dù mạc cơ là phần mô phổ biến nhất trên cơ thể, nhưng nó không phù hợp với cách phân loại truyền thống để nghiên cứu, vì vậy vai trò và tầm quan trọng của mạc cơ không được công nhận và giảng dạy rộng rãi.

Giải phẫu học truyền thống phân chia cơ thể thành các tế bào, mô, và các hệ cơ quan riêng biệt, đồng thời ngành y học cũng được phát triển thành các chuyên khoa riêng biệt phù hợp với sự phân chia của các hệ cơ quan. Làm như vậy đã phủ định việc coi tâm trí và cơ thể con người như một khối thống nhất liên kết qua lại với nhau.

2.2 Giải phẫu học mạc cơ

Mạc cơ (fascia) không phải một khái niệm mới. Lời trích dẫn ở ngay đầu chương này là của Andrew Taylor Still và nó được viết năm 1899. Andrew Taylor Still được biết đến là “cha đẻ của phương pháp nắn xương”. Ông đã nhận ra tầm quan trọng của mạc cơ (fascia) trong mối quan hệ của nó với các cơ & xương, ở một cấp độ sâu sa hơn, tầm quan trọng của mạc cơ (fascia) với vai trò là một phần của hệ thống liên lạc kết nối với não bộ. Ở trong cả hai vai trò này, mạc cơ (fascia) được xem như là “mô liên kết kết nối”, liên kết tất cả mọi thứ lại với nhau.

Mặc dù sớm có nguồn gốc liên quan đến mạc cơ (fascia) và lý thuyết về tính tổng thể coi cơ thể là một thể thống nhất, cả hai phương pháp điều trị nắn xương và trị liệu thần kinh cột sống đều chọn một hướng đi khác (tuyến tính hơn), cho nên hiện nay nhiều bác sĩ nắn xương và bác sĩ điều trị thần kinh cột sống hành nghề mà không có sự hiểu biết về mạc cơ (fascia).

Hiện nay, trong thế kỷ 21, trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở các trường đại học trên toàn thế giới, các kỹ thuật mới áp dụng trong nghiên cứu khoa học đang bắt đầu cho thấy tầm quan trọng của mạc cơ (fascia) đối với toàn bộ cơ thể và tâm trí.

2.3 Mạng lưới mạc cơ

A. Cơ thể là một cấu trúc thống nhất.

Giải phẫu học mạc cơ có một góc nhìn hoàn toàn khác so với giải phẫu học truyền thống. Thay vì phân chia cơ thể thành các đơn vị hay hệ thống chức năng nhỏ hơn, giải phẫu học mạc cơ (fascia) nhận thấy rằng mạc cơ (fascia) có mặt ở khắp mọi nơi, ở tất cả mọi cấp độ trong cơ thể người. Mạc cơ (fascia) tạo thành các lớp màng bọc bao phủ toàn bộ các cơ và gân, cung cấp sức mạnh cho các dây chằng và xương, hình thành độ lỏng trong máu và dịch cơ thể, bao bọc các cơ quan, các mạch máu, các dây thần kinh và lấp đầy các khoang cơ thể, có vai trò bảo vệ và hỗ trợ.

Mạc cơ (fascia) liên kết phần da với các cơ quan và cấu trúc nằm sâu hơn phía dưới; nó thậm chí tự hình thành các cấu trúc bên trong của tế bào. Trong quá trình thực hiện tất cả các vai trò kể trên, mạc cơ (fascia) đã hình thành một mạng lưới ba chiều trên khắp cơ thể chúng ta.

B. Trạng thái bình thường của mạc cơ.

Bình thường, mạc cơ (fascia) ở dạng lỏng, chứa một tỷ lệ lớn nước, tương ứng với 70% hàm lượng nước trong cơ thể của chúng ta. Hàm lượng chất lỏng cao giúp cho mạc cơ (fascia) có thể dịch chuyển tự do khi chúng ta di chuyển, liên tục chuyển đổi hình dạng và mạng lưới ba chiều phức tạp của nó có thể tự thích nghi với mỗi một nhu cầu mà chúng ta cần.

Tuy nhiên, việc gây tổn hại đến mạc cơ, tạo ra một lực kéo hay vết toạc ở trên mạng lưới cũng giống như vết toạc sợi ở trên một chiếc áo len hay quần tất mỏng mà các sợi rách sẽ tập trung ở xung quanh một cái lỗ và sau đó vết rách bắt đầu bị kéo lan dần ra các khu vực xung quanh.

Thông qua thí nghiệm giải phẫu tử thi trên diện rộng tập trung vào mạc cơ (fascia), Tom Myers đã hình thành nên khái niệm “đoàn tàu giải phẫu học” (“anatomy trains”). Nghiên cứu của ông cho thấy rằng trên thực tế, bạn không thể tách biệt cơ với gân, hay gân với xương, hay thậm chí một cơ này với một cơ khác. Tất cả đều thuộc một mạng lưới mạc cơ trải dài liên tục.

Nó cũng giải thích tại sao, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ các cơn đau đầu triền miên của khách hàng thông qua việc điều chỉnh sự mất cân bằng ở xương chậu của họ, chính sự mất cân bằng này đã gây ra lực căng bị bóp méo trong mạng lưới mạc cơ (fascia).

C. Gia đình Stecco

Ý tưởng về việc mạc cơ truyền dẫn toàn bộ lực liên kết trong cơ thể là một chủ đề nghiên cứu đang được các nhà khoa học hiện đại khác chuyên về mạc cơ nghiên cứu.

Đi đầu trong số này là gia đình Stecco. Người cha, Luigi Stecco, một nhà vật lý trị liệu đã phát triển một kỹ thuật điều trị mạc cơ hiệu quả và thiết thực dựa trên những gì ông có thể cảm nhận khi thực hành trên cơ thể người. Các con của ông Carla và Antonio, cả hai đều là bác sĩ y khoa, hiện đang tiếp tục nghiên cứu để chứng minh điều này trên phương diện khoa học.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu về mạc cơ hiện đang được tiến hành và đang chứng minh những gì mà các nhà trị liệu đã cảm nhận được dưới bàn tay họ trong hàng thế kỷ.

Kết luận:

=> Carla Stecco đã chỉ ra là ở bên dưới bề mặt da có những sợi mạc cơ (fascia) dọc siêu mảnh có vai trò truyền đạt thông tin trực tiếp từ da đến một lớp mạc cơ nông cách da chỉ một vài milimét nằm bên dưới.

=> Từ lớp mạc cơ (fascia) nông, có thêm hàng triệu triệu các sợi mạc cơ (fascia) được xếp theo hướng chéo thành các lớp để dẫn xuống lớp mạc cơ (fascia) sâu đang bao bọc và hỗ trợ các cơ quan nội tạng và các cấu trúc khác. Các sợi dọc dẫn truyền sự tiếp xúc va chạm trên da một cách rất trực tiếp xuống lớp mạc cơ (fascia) nông, trong khi các sợi chéo tạo ra một áp lực nhỏ gián tiếp hơn và áp  lực này tạo ra chuyển động ở sâu bên trong cơ thể.

=> Và không dừng lại ở đó. Gia đình Steccos đã xác định được mối quan hệ giữa mạc cơ (fascia) và các cấu trúc khác ở bên trong cơ thể. Trong toàn bộ cơ thể, người ta thấy rằng mạc cơ (fascia) có thể thích nghi và phân tách ở nhiều vị trí để cho phép các cấu trúc như các tế bào mỡ, mô cơ, các mạch máu, các mạch bạch huyết, và các dây thần kinh đi qua mạc cơ (fascia) hoặc được bao bọc bởi mạc cơ (fascia).

=> Mối quan hệ chặt chẽ với các cấu trúc khác của cơ thể như vậy đã khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng mạc cơ (fascia) không chỉ là một mô liên kết, mà nó thực sự là loại mô mà tất cả các mô khác đều có khởi nguồn từ nó. 

3.Cấu tạo của mạc cơ (fascia)

 Hai thành phần chính của mạc cơ bao gồm:

  • protein
  • nước.

3.1 Protein

 Protein là các khối cơ sở của cơ thể. Mạc cơ (fascia) được tạo thành từ hai loại protein chính:

  • Collagen: Loại protein phong phú nhất được tìm thấy trong các mô liên kết như keo tế bào. Nó cung cấp sức mạnh và hình dạng của mô như một khuôn khổ (sức mạnh).
  • Elastin: Một loại protein được tìm thấy cho phép các mô trở lại hình dạng ban đầu giống như một sợi dây chun (cho sự linh hoạt).

Chính hai loại protein này hình thành nên hình dạng vật lý của mạc cơ (fascia) và hình dạng vật lý đó tồn tại trải dài khắp cơ thể tạo thành một mạng lưới chạy xung quanh và xuyên qua các tế bào, các dây thần kinh, các cơ quan, xương, các cơ, và da của chúng ta, kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau.

Mạc cơ (fascia) cũng chứa lớp màng mịn dạng mắt lưới các protein nhỏ hơn liên kết với nhau, giữ nước ở bên trong mạc cơ (fascia).Chính gen đã tạo ra các protein cấu tạo nên thành phần của mạc cơ (fascia), việc sản sinh các protein có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong hành vi và suy nghĩ.

3.2 Nước

Mạc cơ (fascia) là mô liên kết chính trong cơ thể con người, và trung bình 70% cơ thể con người là nước, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi thành phần chính thứ hai của mạc cơ (fascia) là nước.

Mối quan hệ giữa nước và mạc cơ (fascia) được thể hiện ở hai điều sau. Thứ nhất, nước giúp mạc cơ có tính lưu động cần thiết cho sự chuyển động. Thứ hai, nước ở bên trong mạc cơ (fascia) giúp giữ và giải phóng năng lượng

Bất kỳ sự thiếu hụt nào về hàm lượng nước trong cơ thể cũng sẽ có tác động tiêu cực lên mạc cơ (fascia). Nó sẽ trở nên sệt hơn, hay giống như dạng gel. Đồng thời cũng sẽ trở nên dính, bắt đầu dính vào chính nó và các cấu trúc khác trong cơ thể. Quá trình này ép nước một cách hiệu quả khỏi mạc cơ và các mô mà nó nâng đỡ. Quá trình truyền tải thông tin giữa các tế bào bị giảm đi, và các chất độc bị tích tụ trong các mô khi hệ thống đào thải thông thường bị dừng hoạt động.

Thậm chí sự thiếu hụt tạm thời 2% hàm lượng nước cân bằng trong cơ thể bạn cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách cơ thể bạn vận hành

4.Cách hoạt động của mạc cơ

Hiểu biết về cách mạc cơ (fascia) hoạt động chính là chìa khóa để khai thác sức mạnh của mạc cơ (fascia) trong điều trị các chứng đau mãn tính, cho dù đó là điều trị đến từ một nhà trị liệu chuyên về mạc cơ (fascia), hay là tự điều trị thông qua việc sử dụng các kỹ thuật và bài thực hành trong cuốn sách này. Chúng ta đã biết về cách mạc cơ (fascia) thích ứng để bao chứa các cấu trúc vật lý xung quanh nó. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về các thuộc tính của mạc cơ (fascia).

4.1 Chuyển động và cân bằng (Cấu trúc Hợp nhất sức căng – tensegrity)

Hình 5.4: Mạc cơ (fascia) có sức kéo là 2.000 lb (~907kg) trên mỗi inch vuông – hãy tưởng tượng lực từ một chú gấu trúc ngồi lên người bạn!

Tại thời điểm này, bạn sẽ được bỏ qua nếu cho rằng loại mô có dáng vẻ mong manh và thanh tao này mềm yếu, nhưng đừng để bị đánh lừa. Chính sức mạnh của mạc cơ (fascia) giúp giữ cơ thể thành một khối liên kết vào nhau, duy trì được hình dạng của nó và giúp cơ thể chuyển động.

Hình 5.5: Ví dụ về các cấu trúc tensegrity (a&b) so với hình ảnh mạc cơ (fascia)

(c), hình ảnh được cho phép bởi Julian Baker

A.Định nghĩa

Ở bên trong cơ thể, mạc cơ (fascia) tạo ra một cấu trúc cân bằng hoàn hảo, mạnh mẽ và linh hoạt, đồng thời có thể điều chỉnh phù hợp với những thay đổi về lực căng tác động lên nó mà không làm mất đi trạng thái cấu trúc của nó. Trong kiến trúc, cấu trúc như trên được gọi là Hợp Nhất Sức Căng (tensegrity).

B. Chức năng

Các cấu trúc Hợp Nhất Sức Căng (tensegrity) tạo ra sức mạnh tối đa trên bất kỳ số lượng vật liệu nào. Hợp Nhất Sức Căng (tensegrity) chính là cấu trúc giúp cho các cây cầu treo và những tòa nhà chọc trời có thể để tồn tại đứng vững, bất chất các lực hấp dẫn và sức gió. Ở trong tự nhiên, chúng ta có thể nghĩ đến hình ảnh một cái cây có thể mọc thẳng đứng hoặc mọc xoắn, để điều chỉnh thích ứng với môi trường xung quanh nó.

Trong giải phẫu học mạc cơ (fascia), cấu trúc Hợp Nhất Sức Căng (tensegrity) của mạc cơ (fascia) mới là cái hình thành nên cấu trúc cơ thể và các xương chỉ là những điểm neo ở bên trong mạng lưới của mạc cơ (fascia).

Không có mạc cơ (fascia), khung xương của cơ thể sống sẽ không khác gì một đống xương nằm trên mặt sàn.

4.2 Tính chống chịu và đàn hồi (đặc tính thixotropy)

Cấu trúc Hợp Nhất Sức Căng (tensegrity) của mạc cơ (fascia) giúp định hình sức mạnh và cấu trúc của nó. Còn hàm lượng nước cao của mạc cơ (fascia) giúp nó có một đặc tính khác liên quan đến khả năng đàn hồi và độ bật nảy.

Màng protein dạng lưới có vai trò liên kết nước vào mạc cơ (fascia) giúp mạc cơ (fascia) có khả năng giống như một chiếc bạt nhún lò xò (trampoline) có tính đàn hồi và bật nảy. Khả năng này được gọi là tính nhớt đàn hồi. Sự kết hợp giữa nước và protein trong mạc cơ (fascia) tạo ra độ đặc sệt giống như gel với đặc tính được gọi là thixotropy.

Đặc tính thixotropy là khả năng thay đổi độ sệt một cách đáng kể, chuyển từ dạng gel sang dạng lỏng, và từ gel sang dạng chất rắn hơn. Đặc tính thixotropy được kích hoạt bởi nhiệt độ (nhiệt) và lực cơ học (áp lực).

Đặc tính trixotropy giúp giải thích tại sao các chấn thương ở những vết thương do bị tác động lực mạnh như trong tai nạn hoặc phẫu thuật, có thể khiến cho mạc cơ (fascia) trở nên đặc lại và bị tắc nghẽn (gây phát sinh các vấn đề); và nó cũng giải thích làm thế nào để giải phóng mạc cơ (fascia) bị tắc nghẽn thông qua việc tác động lực xoa bóp nhẹ nhàng có độ ấm trong liệu pháp mạc cơ (fascia) có tính thực hành cao, ví dụ như liệu pháp giải phóng myofascia.

4.3 Hệ thống truyền đạt thông tin

Quan điểm mạc cơ (fascia) như một hệ thống truyền đạt thông tin được thể hiện ở hai cấp độ:

  • Mạc cơ (fascia) như một mạng lưới vật lý có thể truyền dẫn các lực cần thiết cho việc chuyển động
  • Mạc cơ (fascia) như một mạng lưới truyền đạt thông tin có thể truyền đạt các tín hiệu

Mạc cơ (fascia) bao gồm nhiều đầu mút thần kinh hơn bất kỳ mô nào khác. Điều này khiến cho mạc cơ (fascia) cực kỳ nhạy cảm với các thay đổi và cũng giúp nó có khả năng truyền đạt sự thay đổi này xuyên suốt khắp cơ thể.

Sự nhận cảm trong cơ thể/ giác quan thứ sáu

Là khả năng rất hữu dụng để cảm nhận vị trí của chúng ta trong tương quan với các sự vật khác. Mạc cơ (fascia) bị tổn thương có thể khiến cho cơ chế của Sự Nhận Cảm Trong Cơ Thể trở nên bị bóp méo, khiến chúng ta trở nên vụng về hoặc dễ bị thương tổn hơn. Điều này thường ảnh hưởng một vùng cụ thể hoặc một bên của cơ thể nhiều hơn bên còn lại.

Nhiều nhà trị liệu và nghiên cứ về mạc cơ (fascia) tin rằng sự nhạy cảm của mạc cơ (fascia) là nguồn gốc của “giác quan thứ sáu” bí ẩn của chúng ta – loại cảm giác chúng ta có khi cảm thấy không ổn và chỉ biết là có điều gì đó không đúng đang diễn ra. Vì phần ruột (gut) được hình thành gần như hoàn toàn từ mạc cơ (fascia), cho nên không phải ngẫu nhiên mà đó chính là nơi chúng ta trải qua kiểu cảm giác mà chúng ta gọi là “linh cảm” (“gut feeling”) đó.

Chính những trải nghiệm của con người như kể trên đã khiến các nhà nghiên cứu về mạc cơ (fascia) cho rằng mạc cơ (fascia) là một hệ thống truyền đạt thông tin theo đúng nghĩa của nó – một hệ thống vận hành còn nhanh hơn hệ thống thần kinh để truyền dẫn những cảm giác trước cả khi chúng ta ghi nhận chúng một cách có ý thức và điều phối cơ thể để phản ứng lại các tín hiệu nhận được.

4.4 Ma Trận Ngoại Bào (Extracellular Matrix – ECM)

Ma Trận Ngoại Bào (ECM) là dạng lỏng nhất của mạc cơ (fascia). Nó có cấu trúc giống như một cái rây lọc, tác động đến tất cả mọi thứ đi qua nó. Bằng cách này hay cách khác, mọi thông tin được truyền đạt bên trong cơ thể đều đi qua ECM và vì vậy đều đi qua hệ thống mạc cơ (fascia).

A. Chức năng ECM

  • ECM tạo thành một phần thiết yếu trong hàng rào hệ thống miễn dịch giúp các tế bào của chúng ta khỏe mạnh.
  • Theo quan điểm về tiến hóa ECM tồn tại từ lâu trước khi có các hệ thần kinh hoặc hệ nội tiết và có thể truyền tải thông tin hiệu quả hơn cả hai hệ thống kể trên vì các tín hiệu điện được dẫn truyền trong môi trường nước ở tốc độ rất cao.
  • ECM hoạt động như một bộ giảm xóc vật lý, bôi trơn các khớp của chúng ta.
  • ECM kiểm soát tất cả các chuyển động của cơ thể thông qua việc gửi các tín hiệu đến và đi từ các cơ và xương
  • Tình trạng ECM hoạt động không đúng chức năng chính là nguyên nhân của các bệnh toàn thân và mãn tính, như bệnh thấp khớp, đau cơ xơ hóa, và thậm chí cả ung thư.

ECM có một cơ chế kết nối hai chiều trực tiếp với não bộ và ông chứng minh rằng tất cả các bệnh tật và sự đau ốm đều bắt nguồn từ sự thiếu cân bằng trong việc điều tiết ECM.

B.Tổn thương ECM

Tình trạng mất nước có thể khiến ECM trở nên bị dính, các chất thải và các chất độc có thể bị tắc lại thay vì được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Điều này gây ra phản ứng ở các tế bào và tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra. Dần dần, tình trạng này có thể dẫn đến sự hình thành của các khối u và bắt đầu gây dị ứng đột ngột biểu hiện ra bên ngoài. Tình trạng còn có thể trở nên trầm trọng hơn bởi những căng thẳng về tâm lý.

Mặt khác, việc giải phóng tình trạng mất cân bằng ở bên trong hệ thống mạc cơ (fascia) có thể giúp điều trị hiệu quả các bệnh toàn thân và các tình trạng bệnh mãn tính.

4.5 Mạc cơ (fascia) và năng lượng

Các nhà vật lý lượng tử đã chứng minh rằng thế giới được tạo ra từ năng lượng. Ngay cả những thứ chúng ta nghĩ là vật rắn cũng là thông qua năng lượng để liên kết với nhau tạo nên thể rắn của chúng

Chúng ta cũng đã biết năng lượng điện có thể được truyền dẫn nhờ thông qua hàm lượng nước có trong mạc cơ (fascia) như thế nào, nhưng hàm lượng nước cao của mạc cơ (fascia) còn có một vai trò khác liên quan đến khả năng giữ và giải phóng năng lượng của mạc cơ (fascia)

Bản chất điện nước của mạc cơ (fascia) có nghĩa là nó cực kỳ nhạy cảm với các thay đổi về điện và từ tính, chẳng hạn như các thay đổi về thời tiết. Những người thường cảm thấy đau đầu trước khi có giông bão, hay cảm thấy đau nhức phần đầu gối trước khi trời mưa, là những người mà mạc cơ (fascia) của họ có sự nhạy cảm hơn bình thường.

Nước được giữ trong các tế bào và mạc cơ (fascia) là một dạng đặc biệt của nước được gọi là “nước liên kết”. Nước liên kết đặc hơn nước bình thường.

4.6 Trí nhớ mạc cơ (fascia)

Một dạng của trí nhớ là nằm ở bộ não, còn một dạng trí nhớ khác là trí nhớ của mô. Trí nhớ mô có thể giúp giải thích tại sao có câu nói “trăm hay không bằng tay quen ” (“practice makes perfect”)

Khi vận dụng được tính lỏng của mạc cơ (fascia), thực hành lặp lại các các động tác và tư duy ý thức để cái thiện trí nhớ mô, các vận động viên hay nghệ sĩ có thể thực hiện những động tác điêu luyện phức tạp và giống như họ đang biểu diễn từ bản năng vốn có.

 

Phần tiếp theo : https://congngheykhoa.com/can-mac-hay-mac-co-la-gi-p2/

Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Để lại SĐT