Bài 2: Vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương

Để mở đầu cho chuỗi bài viết các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Chúng ta sẽ bắt đầu với chương 1 đó là Lành vết thương (quá trình làm lành vết thương, các giai đoạn viêm, sửa chữa…). Chương 1 gồm 3 bài đó là:

             Bài 1: Quá trình lành vết thương

            Bài 2: Vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương

           Bài 3: Chỉ định và chống chỉ định của vật lý trị liệu

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 2: Vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Ι− Được chia sẻ bởi Công Nghệ Y Khoa MDT −Ι

CHƯƠNG 1: Lành vết thương

Bài 2: Vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương 

  • Trong thực hành lâm sàng, tổn thương thường được chia thành cấp tính, chủ yếu do chấn thương, và mạn tính, chủ yếu do quá tải. Đó là cách định nghĩa không thật chính xác. Nếu đầy đủ các triệu chứng điển hình (sưng, nóng, đỏ, đau), tổn thương cần được xem là cấp tính và phải được điều trị theo qui trình chuẩn: bất động, chườm đá, băng ép và treo cao, viết tắt theo tiếng Anh là RICE (rest, ice, compression, elevation). Nếu phản ứng viêm tích cực kéo dài nhiều tháng, tổn thương vẫn phải xem là cấp tính. Phân loại tổn thương cần căn cứ vào triệu chứng và dấu hiệu điển hình cho từng giai đoạn lành vết thương, chứ không phải vào thời gian hoặc cơ chế tổn thương. Khi triệu chứng viêm cấp mất đi, tổn thương được xem là mạn tính. Viêm mạn xuất hiện khi phản ứng tế bào thay đổi, bạch cầu được thay bằng đại thực bào và các tế bào huyết tương, đi kèm với sự thoái hóa cấu trúc bị tổn thương.

1. Giai đoạn chấn thương cấp ban đầu – Điều trị chấn thương 

  • Điều trị ban đầu cần hướng tới hạn chế sưng và giảm đau, hai đặc trưng xuất hiện tức thời sau chấn thương. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sưng, đau khi sờ chạm hoặc bị ép, đau khi vận động chủ động và thụ động. Nói chung ban đầu sưng càng ít chấn thương càng nhanh hồi phục. Lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn này là chườm đá.
  • Băng ép được xem là kỹ thuật giảm sưng hiệu quả. Thiết bị băng ép cách hồi có thể dùng để tạo áp suất quanh vết thương. Băng ép giúp giảm thiểu vùng không gian mà phản ứng sưng có thể lan tỏa. Kết hợp băng ép và lạnh có thể giảm sưng hiệu quả hơn băng ép đơn thuần. Thêm nữa, lạnh và băng ép cần được kết hợp với treo cao vùng chấn thương nhằm tránh ứ đọng máu hoặc dịch viêm.
  • Kích thích điện cũng có thể dùng trong giai đoạn này để giảm đau. Các tham số cần điều chỉnh để có thể kích thích tối ưu thần kinh cảm giác tại da. Không dùng các kích thích cường độ lớn đến mức gây co cơ, vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tạo cục máu đông.
Điều trị chấn thương - bằng phương pháp kích thích điện
Kích thích điện trong điều trị chấn thương
  • Siêu âm có thể khuyến khích tái sinh khi dùng trong 48 giờ đầu tiên. Mật độ công suất dưới 0,2 W/cm2 (mức phi nhiệt) là thích hợp để thay đổi tính thấm màng tế bào đối với ion natri và canxi cần thiết cho quá trình sửa chữa.
điều trị chấn thương - siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu dùng trong điều trị chấn thương
  • Laser công suất thấp cũng hiệu quả trong giảm đau và kích thích tái sinh và có thể dùng ngay khi vết thương ngưng chảy máu.
  • Vùng chấn thương cần được bất động và bảo vệ ít nhất trong 48 – 72 giờ đầu tiên để phản ứng viêm có thể diễn tiến tự nhiên.
Bảng 1.2: Vật lý trị liệu trong các giai đoạn lành vết thương.
Bảng 1.2: Vật lý trị liệu trong các giai đoạn lành vết thương.

2. Giai đoạn viêm – Điều trị chấn thương

  • Giống giai đoạn trước, vật lý trị liệu có thể dùng để giảm đau, giảm sưng và kích thích tái sinh. Vẫn cần dùng lạnh trong giai đoạn viêm. Túi chườm đá, tấm đắp lạnh hoặc mát-xa đá đều có tác dụng giảm đau. Lạnh cũng làm giảm sưng, có thể kéo dài cho tới lúc này. Cuối giai đoạn viêm, sưng biến mất hoàn toàn.
  • Cần nhấn mạnh rằng, dùng nhiệt sớm là sai lầm lớn hơn dùng lạnh kéo dài. Nhiều nhà điều trị vẫn dùng lạnh nhiều tuần sau chấn thương; một số không bao giờ dùng kỹ thuật nhiệt bề mặt. Đó là kinh nghiệm dựa trên quan sát cá nhân. Khi sưng bắt đầu ngưng, có thể tắm tương phản, với thời gian dùng nước lạnh dài hơn.
điều trị chấn thương bằng phương pháo chườm đá nóng lạnh
Chườm lạnh lên vùng tổn thương cần điều trị như vai gáy, tay…
  • Thiết bị băng ép cách hồi có thể dùng để giảm sưng do tăng cường hấp thụ sản phẩm viêm nhờ hệ bạch huyết. Kích thích điện và laser công suất thấp có thể dùng để giảm đau và kích thích tái sinh.
  • Sau giai đoạn ban đầu, bệnh nhân bắt đầu tập theo tầm vận động chủ động và thụ động. Quyết định lâm sàng phụ thuộc vào đáp ứng của chấn thương đối với vận động. Nếu vận động làm tăng sưng và tăng đau, cần giảm cường độ tập. Nhà trị liệu cần mạnh mẽ trong cách tiếp cận, nhưng phải kiểm soát liệu trình điều trị bằng chính diễn tiến của quá trình lành vết thương.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

3. Giai đoạn sửa chữa trong điều trị chấn thương 

  • Khi phản ứng viêm giảm, giai đoạn sửa chữa bắt đầu. Khi đó các nguyên bào sợi nằm dưới mạng lưới collagen và bắt đầu tạo mô sẹo. Giai đoạn này có thể khởi phát từ ngày thứ 4 sau chấn thương và kéo dài nhiều tuần lễ. Trong giai đoạn này vùng chấn thương đã hết sưng; vẫn còn thấy đau khi sờ chạm nhưng mức độ giảm hẳn so với trước. Cũng thấy ít đau hơn khi vận động chủ động hoặc thụ động.
  • Điều trị có thể chuyển từ lạnh sang nhiệt, với tăng sưng là dấu hiệu cảnh báo. Các kỹ thuật nhiệt thích hợp là tấm đắp nóng, paraphin, thậm chí cả vòi xoáy nóng, với mục đích tăng tuần hoàn để khuyến khích tái sinh. Chúng cũng có tác dụng giảm đau.

Các phương pháp trong giai đoạn sữa chữa trong điều trị chấn thương

  • Băng ép cách hồi có thể dùng để tăng thải các sản phẩm viêm. Kích thích điện cũng trợ giúp quá trình này nhờ co cơ, do đó tăng khả năng bơm của hệ cơ, dẫn tới tăng dòng bạch huyết. Nó cũng có tác dụng giảm đau, giống như laser châm cứu hoặc kích thích điểm trigger.
  • Cần nhấn mạnh vai trò của tập theo tầm vận động và tập làm mạnh cơ. Điều quan trọng là cần tích cực hóa các chỉ định một cách thích hợp trong giai đọan này.

4. Giai đoạn tái sinh trong điều trị chấn thương 

  • Tái sinh là giai đoạn kéo dài nhất, có thể tới vài năm, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Mục đích cuối cùng của nó là khôi phục chức năng một cách đầy đủ. Trong giai đoạn này, không còn thấy đau khi sờ chạm, nhưng vẫn có thể đau khi vận động.
  • Collagen đã phủ đầy vết thương phù hợp với sức căng. Về nguyên tắc, mọi phương pháp vật lí trị liệu đều có thể dùng trong giai đoạn này, do đó cần lựa chọn các phương pháp hiệu quả nhất.
  • Trong giai đoạn này, một số phương pháp nhiệt trị liệu có lợi cho sự tái sinh. Thấu nhiệt siêu âm, sóng ngắn hoặc vi sóng có thể tăng vi tuần hoàn vùng tổ chức nằm sâu dưới da. Siêu âm đặc biệt hiệu quả vì collagen hấp thụ phần lớn loại năng lượng này. Tăng tuần hoàn giúp mang dưỡng chất cần thiết cho quá trình tái sinh tới vùng tổn thương; dòng bạch huyết tăng sẽ giúp phá hủy và thải trừ các sản phẩm có hại. Nhiệt bề mặt kém hiệu quả hơn trên khía cạnh này.
người phụ nữ nằm trên giường cùng các thiết bị y tế
Dùng máy thấu nhiệt sóng ngắn để tăng vi tuần hoàn vùng tổ chức nằm sâu dưới da
  • Kích thích điện có thể mang lại nhiều lợi ích, như giảm đau, kích thích co cơ nhằm tăng tầm vận động và làm mạnh cơ. Laser công suất thấp dùng để giảm đau và kích thích tái sinh. Nếu đau giảm rõ rệt, cần thúc đẩy mạnh mẽ các liệu pháp vận động, nhất là vận động tích cực.
<img src="image.png" alt="">
Phương pháp dùng máy điện xung để giảm đau

5. Vai trò của tăng vận động có kiểm soát trong giai đoạn tái sinh:

Định luật Wolff nói rằng, cả xương và mô mềm đều đáp ứng đối với các lực vật lý tác động. Buộc chúng tái sinh hoặc sắp xếp dọc theo chiều sức căng. Do đó cấu trúc chấn thương cần chịu tải tăng tiến, đặc biệt trong giai đoạn tái sinh. Vận động có kiểm soát có ưu thế so với bất động trong tạo sẹo, tân tạo mạch, tái sinh cơ và tái định hướng sợi cơ. Cũng như cải thiện tính chất căng vùng tổ chức tái sinh trên động vật thực nghiệm. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm cần phải bất động. Khi vết thương chuyển sang giai đoạn sửa chữa, vận động có kiểm soát thường được chỉ định để tăng độ mềm dẻo và sức mạnh, nhưng phải kết hợp với biện pháp bảo vệ.

Những diều nên thực hiện trong giai đoạn tái sinh

Khi giai đoạn tái sinh bắt đầu, tập theo tầm vận động và làm mạnh cơ cần được chỉ định để tạo thuận cho sự tái sinh và tái liên kết tổ chức. Ở đây đau là yếu tố quyết định mức vận động. Cùng với tổn thương ban đầu, đau xuất hiện với cường độ mạnh, giảm dần rồi mất hẳn trong quá trình lành vết thương. Bất cứ một sự tăng đau hoặc tăng sưng nào cũng là dấu hiệu cho thấy vận động đang cản trở quá trình sửa chữa và tái sinh.

Vận động dưới nước - điều trị chấn thương
Hình 1.5: Vận động liệu pháp cần được chỉ định sớm nhất có thể trong giai đoạn tái sinh.

Đọc tiếp: Bài 3: Chỉ định và chống chỉ định của vật lý trị liệu ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay