Bạn không may bị yếu liệt cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên. Bạn đã được phẫu thuật khâu nối/giải áp thần kinh. Bác sĩ khuyên bạn nên mua sử dụng máy điện xung kích thích thần kinh cơ. Máy điện xung nào phù hợp điều kiện kinh tế và hiệu quả đối với bệnh lý của bạn? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn ra được loại máy phù hợp.
1. Vậy tổn thương thần kinh ngoại biên là gì? – Máy kích thích thần kinh ngoại biên.
Liên hệ mua máy kích thích cơ ngoại biên – 090.282.3651
Bệnh lý về thần kinh ngoại biên là một loại bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Dây thần kinh ngoại biên là loại dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống tới các cơ quan đích. Dây thần kinh ngoại biên rất mỏng và dễ bị tổn thương. Do đó, khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì sẽ làm rối loạn khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan khác. Chính vì lí do đó mà một hoặc nhiều cử động sẽ được không thực hiện được như bình thường.
Một số trường hợp do bị tổn thương thần kinh ngoại biên như:
- Tổn thương đám rối cánh tay do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động/gãy xương đòn,
- Tổn thương dây thần kinh giữa,
- Đứt dây thần kinh quay do gãy xương cánh tay, thần kinh trụ do gãy xương chi trên,
- Bàn chân rũ do tổn thương thần kinh mác chung do bị gãy xương chi dưới…
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra tổn thương ở thần kinh ngoại biên thường là do tai nạn lao động, chấn thương trong sinh hoạt, tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao. Những tai nạn trên gây ra tình trạng bị gãy xương, trật khớp. Đầu xương gãy cắt dây thần kinh làm cho dây thần kinh/ đám rối bị đứt hoặc tổn thương. Tổn thương có thể là tổn thương hoàn toàn hoặc một phần.
2.1. Tiến trình hồi phục:
Quá trình phục hồi của những thương tổn ở thần kinh ngoại biên thường rất chậm. Do dây thần kinh phát triển chậm. Chính vì vậy ngoài việc không vận động được do cơ bị liệt, sẽ đi kèm với quá trình teo cơ rất nhanh do dinh dưỡng kém. Thần kinh bị gián đoạn nên sẽ bị mất phương thức liên lạc đến cơ, do đó các cơ không co theo chủ ý.
Ngoài chức năng đảm nhiệm về vận động, dây thần kinh còn tham gia vào quá trình dinh dưỡng nuôi cơ. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây giảm kích thước bó cơ và làm nhão cơ. Lâu dần dẫn đến teo cơ. Teo cơ gây yếu liệt cơ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
3. Máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên mang lại hiệu quả như thế nào?
Phương pháp điện trị liệu là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị vật lý trị liệu. Có nhiều loại dòng điện khác nhau bởi tần số, thời gian xung, hình dạng xung, kiểu xung, quãng lên và xuống xung khác nhau. Dòng điện một chiều được nghiên cứu và chứng minh là có tác dụng trong việc kích thích các cơ bị yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên. Máy điện xung kích thích mini phù hợp cho việc trị liệu tại gia đình. Thiết bị khi sử dụng sẽ tạo nên đáp ứng co cơ chống teo cơ và kích thích thần kinh cơ.
Máy kích thích cơ mini này giúp kích thích và phục hồi đường truyền thần kinh từ trung ương ra ngoại biên. Đồng thời giúp co cơ một cách thụ động tránh teo cơ không kiểm soát. Thiết bị tác dụng tích cực sau khi khâu nối dây thần kinh hoặc cho các trường hợp giập, mất liên lạc hoặc đứt không hoàn toàn dây thần kinh.
4. Ưu điểm của máy kích thích thần kinh ngoại biên
Giá cả phù hợp, thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng là ưu điểm của dòng máy mini này.
Dòng điện một chiều là dòng điện được sử dụng trong thiết bị này. Dòng điện này được các nhà khoa học nghiên cứu, thiết kế và sản xuất khá cẩn trọng. Hiện nay, thiết bị này đã có mặt trên khắp thế giới. Dòng điện một chiều này được cài đặt với tần số và các thông số phù hợp. Mang hiệu quả kích thích cơ trên các bệnh nhân yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên.
4.1. Tính năng vượt trội
Máy kích thích cơ do bị tổn thương thần kinh ngoại biên là máy điện xung mini. Với thiết kế hoàn toàn mới và ứng dụng công nghệ trị liệu hàng đầu. Thiết bị này được chuyên dùng trị liệu bệnh nhân yếu liệt cơ trước và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
- Thiết kế nhỏ gọn
- Có 5 chương trình trị liệu được cài đặt sẵn
- Nút ấn dễ sử dụng
- Kênh điện cực độc lập
4.2. Máy có tác dụng gì đối với bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên?
- Hạn chế quá trình teo cơ
- Tăng sức mạnh cơ
- Kích thích phục hồi thần kinh cơ
- Tăng dẫn truyền kết nối thần kinh
- Tăng chuyển hóa, tăng trao đổi chất dinh dưỡng
- Làm chậm quá trình lão hóa cơ
5. Một số chỉ định của máy:
Bệnh nhân đang được điều trị với điện của của máy kích thích thần kinh ngoại biên
- Tổn thương đám rối cánh tay
- Liệt dây thần kinh quay chi trên
- Liệt dây thần kinh trụ chi trên
- Liệt dây thần kinh giữa chi trên
- Tổn thương thần kinh chày chi dưới
- Tổn thương thần kinh mác chung chi dưới
- Liệt dây thần kinh mác nông, mác sâu chi dưới
6. Điều quan trọng khi dùng phương pháp điện trị liệu là hiệu quả và an toàn.
- Về tính hiệu quả: Tính đáp ứng dòng điện là điều cần thiết đối với các bệnh nhân bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Có nghĩa là nó sẽ tạo nên những phản ứng co cơ khi sử dụng dòng điện trên các cơ hoặc nhóm cơ do dây thần kinh đó chi phối. Khi sử dụng dòng điện của thiết bị này trên các trường hợp bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ tạo nên đáp ứng co cơ. Chính vì vậy mà nó mang lại tính hiệu quả của trị liệu.
- Về tính an hoàn: Thiết bị được nghiên cứu và thiết kế thông số phù hợp, người dùng chỉ được phép thay đổi cường độ dòng điện phụ thuộc vào cơ địa. Nên nghe theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên môn khi sử dụng các thiết bị trị liệu tại nhà. Thiết bị được đánh giá độ an toàn cao cho người dùng.
7. Phục hồi chức năng tổn thương đám rối cánh tay
Các dây thần kinh (TK) của chi trên đều xuất phát từ đám rối cánh tay (ĐRCT). Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương của ĐRCT này. Chức năng vận động của vùng khớp, và vùng cảm giác của chi sẽ bị liệt. Từ việc bị mất vận động ở vùng khớp vai, gấp khớp khuỷu do tổn thương các rễ cao (C5, C6, ±C7), mất vận động và cảm giác ở vùng bàn tay và các ngón tay do bị tổn thương các rễ thấp (C8, T1), tới việc mất vận động và cảm giác ở toàn bộ chi thể do tổn thương toàn bộ các rễ thần kình của ĐRCT (C5, C6, C7, C8, T1).
Khi bị tổn thương ở đám rối cánh tay, số lượng cơ bị yếu đi tăng lên rất nhiều. Cánh tay teo nhanh và thời gian phục hồi lâu. Chính vì vậy mà các chuyên gia khuyên dùng dòng điện kích thích giúp làm giảm tiến trình teo cơ và cải thiện kết nối của thần kinh cơ.
7.1. Cơ chế chấn thương:
Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương trực tiếp, gây nên sự đứt rễ thần kinh của đám rối cánh tay. Ngoài ra các rễ thần kinh của ĐRCT cũng có thể bị tổn thương do bị chèn ép hoặc bị kéo căng do chấn thương kín. Trong đó, cơ chế kéo căng chiếm tới hơn 95% trong số các trường hợp. Đối với cơ chế chèn ép, ĐRCT thường bị đứt hoặc bị đụng dập với những hình thái khác nhau do bị ép giữa xương sườn 1 và xương đòn khi xương đòn bị gãy. Đối với cơ chế kéo căng, sức căng sẽ tác động lên các rễ thần kinh khi thay đổi theo vị trí của cánh tay.
Khi làm mở rộng góc giữa cổ và vai sẽ tạo nên sức kéo căng lớn nhất lên các rễ C5 và C6. Khi cánh tay giạng ra một góc 90°, lực kéo căng sẽ làm căng tất cả các rễ, nhất là C7. Ở trạng thái cánh tay bị kéo căng khi tay giạng ra một góc 180°, các rễ C8 và T1 bị kéo căng nhất. Khi mà lực kéo căng vượt quá mức chịu đựng của các cấu trúc bao TK, sẽ gây ra các hình thái hoặc các dạng tổn thương khác nhau.
Có 3 hình thái của tổn thương rễ TK (hình 2), đó là các hình thái: nhổ rễ TK khỏi tủy sống (B), căng dãn (C) và đứt rễ (D).
7.2. Triệu chứng lâm sàng:
- Liệt vận động ở các cơ do thần kinh thuộc ĐRCT chi phối (khám từng nhóm cơ do các nhánh tận của ĐRCT chi phối).
- Liệt cảm giác do TK thuộc ĐRCT chi phối (khám phân vùng cảm giác của các dây TK, thứ tự từ vùng trên đòn đến vai, cánh tay, cẳng tay và tới bàn tay).
- Hội chứng Honner với 4 dấu hiệu (mắt trũng, đồng tử co nhỏ, sụp mi và khô mắt) là dấu hiệu chỉ điểm có tổn thương nhổ rễ C8 và T1.
- Đau chói khi gõ dọc theo đường đi của ĐHCT ở vùng trên xương đòn chính là dấu hiệu của tổn thương đứt rễ và mỏm cụt trung tâm còn liên hệ với tủy. Và ngược lại, nếu không gây đau thì sẽ hướng nhiều tới tổn thương nhổ rễ.
- Đau nhói, đau bỏng, bỏng rát, đau như bị đâm hoặc như điện giật, cảm giác kiến bò, kim châm… là dấu hiệu hướng tới nhổ rễ.
8. Tại sao máy kích thích cơ thần kinh ngoại vi phù hợp với bạn?
Trên thị trường có nhiều loại dòng máy điện xung với những công dụng khác nhau như: Dòng điện được dùng trong việc làm giảm đau cơ xương khớp, dòng điện kích thích cơ yếu do bị tổn thương thần kinh trung ương, dòng điện làm lành vết thương, hay dòng điện giúp kích thích cơ yếu do tổn thương ở thần kinh ngoại biên… Để việc điều trị bằng dòng điện mang lại tính hiệu quả thì cần chọn đúng máy có dòng điện thích hợp.
Riêng với bệnh yếu liệt cơ do bị tổn thương thần kinh ngoại biên, việc lựa chọn loại dòng điện lại cần sự chính xác và cẩn trọng. Dòng điện phù hợp cho những bệnh nhân thuộc các trường hợp này thì phải tạo được đáp ứng co cơ khi kích thích lên cơ/nhóm cơ bị yếu liệt. Dòng điện tạo ra sự co cơ thụ động với mục đích làm giảm teo cơ và kích thích kết nối thần kinh cơ. Máy điện xung kích thích thần kinh ngoại biên được các chuyên gia kiểm nghiệm và được các bác sĩ khuyên dùng cho những trường hợp yếu liệt cơ do bị tổn thương thần kinh ngoại vi gây ra.
9. Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay với máy kích thích cơ
Ngay sau khi chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành bất động tay bị tổn thương của bệnh nhân. Thời gian bất động tay phụ thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp phẫu thuật. Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên cho bệnh nhân tập vận động hay không. Tần suất và cường độ tập như thế nào, kích thích điện lên vùng cơ do thần kinh đó chi phối. Mang nẹp hoặc máng cổ tay trong giai đoạn này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xảy ra biến dạng co rút “rũ cổ cò” ở bệnh nhân.
Trong giai đoạn phục hồi, khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh. Bệnh nhân sẽ tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến, tiếp tục kích thích điện trên cơ và nhóm cơ. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập cách nhận biết đồ vật khi sờ để tái rèn luyện cảm giác. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tăng cảm giác vùng thần kinh quay chi phối. Do vậy cần tập tiếp xúc với nhiều vật làm bằng các chất liệu khác nhau để giảm tình trạng tăng cảm giác.
10. Phục hồi chức năng thần kinh quay
Ở giai đoạn mãn tính, khi quá trình tái chi phối của thần kinh đã đạt đỉnh. Trong số các trường hợp bị liệt dây thần kinh quay nặng, một số chức năng cảm giác và vận động không thể phục hồi một cách hoàn toàn. Bác sĩ sẽ tiếp tục dùng các dụng cụ chỉnh hình để dự phòng có nguy cơ co rút cơ xảy ra ở bệnh nhân. Một số dụng cụ trợ giúp chi trên có thể được dùng để giúp hỗ trợ các bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Để có thể phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay trong quá trình điều trị, thì người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh gây thêm tổn thương cho các vùng chi bị mất cảm giác, và bảo vệ an toàn đối với vùng bị thương tổn, đặc biệt là sau thời điểm phẫu thuật nối thần kinh. Sau khi ra viện, người bệnh cần phải tái khám theo định kỳ để bác sĩ có thể đánh giá mức độ tái chi phối thần kinh, đồng thời điều chỉnh các phương pháp tập luyện thích hợp, cũng như có thể phát hiện kịp thời các tác dụng ngoài ý muốn.
11. Phục hồi bàn chân rủ
Bàn chân rủ (foot drop) là tình trạng bị yếu bàn chân hoặc bị mất khả năng gập lưng bàn chân. Các cơ có tác dụng gập lưng bàn chân gồm các cơ như: cơ chày trước, cơ duỗi ở ngón chân cái dài và cơ duỗi ở các ngón chân dài. Nguyên nhân làm nhóm cơ này bị yếu đi là do các tổn thương ở cơ và ở những thần kinh chi phối chúng. Do các yếu tố tác động như chấn thương, đột quỵ, tai biến phẫu thuật, ngộ độc thuốc hoặc tiểu đường, bệnh lý thần kinh cơ.
Bàn chân rủ là hệ quả của việc bị tổn thương thần kinh ở tủy sống hoặc bị bệnh Parkinson hay các bệnh lý xơ cứng bên teo cơ, đa xơ cứng, thỉnh thoảng bị liệt thần kinh mác đến từ thay khớp háng, hoặc những tổn thương khác như tổn thương ở vùng gối như gãy xương hay trật khớp gối, thoát vị đĩa đệm. Những điều này gây khó khăn cho việc đi lại, biểu hiện như: ngón chân thường bị kéo lê trên đường khi bước đi. Vì thế, người người bệnh thường phải gấp háng và gối cao hơn bình thường khi đi lại
11.1. Các triệu chứng của việc bị tổn thương thần kinh mác (Bàn chân rủ)
- Mất gấp lưng bàn chân: mất khả năng gập các ngón và bàn chân về phía cơ thể (mất gấp lưng bàn chân)
- Đau
- Yếu
- Tê cẳng bàn chân
- Mất chức năng của bàn chân
- Khi đi bước cao, dáng đi của bàn chân rủ
11.2. Bàn chân rủ được điều trị như thế nào ?
- Điều trị không mổ: tập vật lý trị liệu, tập dáng đi, nẹp chỉnh hình.
- Điều trị phẫu thuật: Tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà điều trị bao gồm chuyển thần kinh hoặc chuyển gân, giải áp thần kinh, khâu thần kinh, hoặc ghép thần kinh.
11.3. Vật lý trị liệu cho bàn chân rủ
a. Mục đích
– Giảm đau
– Duy trì tầm vận động khớp
– Đề phòng tránh để bị co rút, biến dạng khớp
b. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bàn chân rủ
- Sử dụng điện trị liệu: các xung điện kích thích tới các dây thần kinh làm cho cơ co lại. Giúp làm tăng trương lực cơ và phục hồi sức cơ bị liệt, giảm đau.
- Sử dụng sóng xung kích: dùng sóng xung kích tác động đến những điểm đang bị đau, những phần mềm bị tổn thương, qua đó giúp thúc đẩy quá trình làm lành một số rối loạn cơ xương khớp mãn tính, bán cấp hoặc tiền mãn tính. Phương pháp này làm cải thiện hệ thống vi mạch máu. Đồng thời còn có tác dụng giảm đau, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cũng như giúp phân hủy sự vôi hóa gân cơ.
- Tập vận động: Các bài tập giúp bạn tăng cường cơ bắp chân và duy trì một loạt các chuyển động ở mắt cá chân và đầu gối để có thể cải thiện được các vấn đề liên quan đến dáng đi và chứng thả bàn chân. Đặc biệt, bạn cần thực hiện những bài tập kéo dài để giúp cho gót chân không bị cứng.
- Nẹp cổ bàn chân: bàn chân rủ khi để lâu, dần sẽ xuất hiện sự mất cân bằng phần mềm do co rút của nhóm cơ cẳng chân sau. Từ đó, sẽ bị lỏng khớp cổ chân và biến dạng gập ở lòng bàn chân. Biện pháp nẹp cổ bàn chân giúp cho bàn chân giữ ở vị trí bình thường và việc đi lại dễ dàng hơn.
c. Sử dụng máy điện xung kích thích cơ gập mặt lưng cổ chân:
12. Hình ảnh thực tế của sản phẩm:
CÂU HỎI CHUNG THƯỜNG GẶP FAQ
Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng. Nếu sản phẩm không đúng như sản phẩm bạn đã đặt hàng trước đó, hãy liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ.
Trong trường hợp cần hỗ trợ về cách sử dụng sản phẩm, bạn có thể liên hệ theo hotline trên "Phiếu bảo hành" hoặc liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng đã cung cấp thông tin cho bạn trước đó để nghe hướng dẫn chi tiết (24/7).
.
Các sản phẩm của Công nghệ y khoa MDT được bảo hành 12 tháng kể từ ngày giao đến tay khách hàng. Công ty có các linh kiện, phụ tùng thay thế và đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ sửa chữa, giải quyết vấn đề kịp thời.
Bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm thử sản phẩm tại các chi nhánh và cơ sở của công ty Công nghệ y khoa MDT.
Hiện tại công ty chưa có hình thức thanh toán bằng thẻ. Qúy khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng hoặc thanh toán bằng chuyển khoản.
Nếu khách hàng phát hiện ra sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất (ngay tại thời điểm nhận hàng), khách hàng sẽ được đổi sản phẩm mới tương tự.