Điều trị tổn thương thần kinh trụ

Tổn thương thần kinh trụ

Dây thần kinh trụ có vai trò chi phối các hoạt động cũng như cảm giác ở bàn tay và các ngón tay. Đau hoặc tổn thương thần kinh trụ gây ra những khó khăn cũng như phiền toái trong sinh hoạt cho bệnh nhân. Thần kinh trụ có vai trò rất quan trọng nhiệm vụ của nó bao gồm gấp cổ tay; khép nhẹ bàn tay; dạng và khép các ngón; duỗi đốt giữa và đốt cuối các ngón IV và V; gấp đốt 1 ngón IV và V.

Một số triệu chứng lâm sàng của đau dây thần kinh trụ là:

  • Bàn tay có dấu hiệu “vuốt trụ” (đốt 1 ngón IV và ngón V duỗi, đốt 2 và 3 gấp).
  • Bệnh nhân đau dây thần kinh trụ không thể thực hiện các động tác dạng và khép các ngón, nguyên nhân là liệt cơ liên cốt.
  • Liệt cơ khép ngón cái
  • Teo cơ ở mô út.
  • Teo các cơ liên cốt và teo cơ khép ngón cái.
  • Mất cảm giác đau, trong đó rõ nhất là ngón út.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị tổn thương thần kinh trụ

Tổn thương thần kinh trụ nói riêng và thần kinh ngoại biên nói chung được chia thành 3 mức độ nặng khác nhau theo Seddon.Thái độ xử trí phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn  thương:

+ Độ 1: Điều trị bảo tồn. Thường hồi phục hoàn toàn.

+ Độ 2: Điều trị bảo tồn là lựa chọn ban đầu. Nếu không có dấu hiệu phục hồi thần kinh sau một thời gian điều trị thì nghĩ đến phẫu thuật thăm dò và điều trị. Thường bệnh nhân hồi phục không hoàn toàn.

+ Độ 3: Phẫu thuật là bắt buộc. Thần kinh sẽ không hồi phục nếu không được phẫu thuật nối thần kinh. Quá trình phục hồi phụ thuộc nhiều vào phương pháp phẫu thuật và khả năng tái phân phối thần kinh sau phẫu thuật.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở khuỷu

bàn tay cào vuốt trụ do tổn thương thần kinh trụ
bàn tay cào vuốt trụ do tổn thương thần kinh trụ

–   Hướng dẫn bệnh nhân tránh các động tác sinh hoạt làm đè ép hay kéo căng thần kinh trụ. Sử dụng miếng đệm vùng khuỷu, bọc nệm cho tay ghế, tránh động tác gấp khuỷu lâu trong sinh hoạt. Sử dụng nẹp đêm hỗ trợ để tránh tư thế gấp khuỷu kéo dài khi ngủ.

–   Xem xét điều trị phẫu thuật đối với những trường hợp không cải thiện triệu chứng sau 2-3 tháng điều trị bảo tồn, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có rối loạn cảm giác liên tục hoặc có teo, yếu cơ. Thường phẫu thuật giải chèn ép đối với trường hợp thần kinh trụ bị chèn tại đường hầm thần kinh trụ. Trong khi đó đối với thần kinh trụ bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ thì phương pháp phẫu thuật được chọn là chuyển vị trí thần kinh trụ. Nếu triệu chứng của bệnh kéo dài chưa quá 1 năm và chưa có teo cơ thì kết quả phẫu thuật thường khả quan.

Đối với thần kinh trụ bị chèn ép ở kênh Guyon

–   Điều trị bảo tồn đối với những trường hợp chấn thương nhẹ bằng cách tránh các động tác làm chấn thương thêm, mang nẹp cổ tay hỗ trợ.

–    Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì nghĩ đến phẫu thuật. Thường phẫu thuật cắt bỏ mỏm móc của xương móc kết hợp với giải phóng thần kinh trụ bị chèn ép. Trường hợp bệnh nhân có u bao hoạt dịch hay một tổ chức gì khác ở trong hay gần kênh Guyon gây chèn ép thần kinh trụ thì cũng cần phải phẫuthuật.

 Đối với thần kinh trụ bị tổn thương do chấn thương

– Giai đoạn cấp: ngay sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật

+ Bất động chi tổn thương: thời gian tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.

+ Vận động: tần suất và cường độ tập cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.

+ Mang máng thần kinh trụ: nhằm dự phòng biến dạng “bàn tay vuốt trụ”.

+ Tư vấn cho bệnh nhân biết cách bảo vệ an toàn cho vùng thương tổn, đặc biệt là sau phẫu thuật nối thần kinh. Tránh gây tổn thương cho vùng chi bị mất cảm giác.

– Giai đoạn hồi phục: khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh

+ Tái rèn luyện vận động: tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến

+ Giảm tình trạng tăng cảm giác: quá trình tái chi phối thần kinh thường đi kèm với tình trạng tăng cảm giác. Cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều vật làm bằng chất liệu khác nhau để giảm tình trạngtrên.

+ Tái rèn luyện cảm giác: giúp bệnh nhân học cách nhận biết đồ vật khi

sờ.

– Giai đoạn mãn tính: quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt đỉnh, một số

chức năng vận động và cảm giác không còn khả năng phục hồi thêm được nữa.

+ Tiếp tục sử dụng dụng cụ chỉnh hình để dự phòng co rút gân cơ.

+ Sử dụng dụng cụ trợ giúp cho chi trên trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

+ Dự phòng tổn thương cho vùng chi bị giới hạn vận động và cảm giác.

Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh trụ bằng dòng điện kích thích

Điện trị liệu là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị vật lý trị liệu. Có nhiều loại dòng điện khác nhau bởi tần số, thời gian xung, kiểu xung, hình dạng xung, quãng lên và xuống xung khác nhau. Dòng điện một chiều được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng kích thích các cơ bị yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên. Máy điện xung kích thích mini thích hợp cho trị liệu tại gia đình. Khi sử dụng tạo nên đáp ứng co cơ chống teo cơ và kích thích thần kinh cơ.

Ưu điểm máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên:

Thiết kế nhỏ gọn, giá cả phù hợp và dễ sử dụng là ưu điểm vượt trội của dòng máy mini này.

Dòng điện được sử dụng trong thiết bị này là dòng điện một chiều. Dòng điện này được nhà khoa học nghiên cứu, thiết kế và sản xuất khá cẩn trọng. Hiện nay thiết bị này đã có mặt trên toàn thế giới. Dòng điện một chiều này được cài đặt với tần số và các thông số phù hợp mang hiệu quả kích thích cơ trên các bệnh nhân yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên.

Tính năng :

  • Màn hình LCD
  • Thiết kế nhỏ gọn
  • Có 5 chương trình trị liệu cài đặt sẵn
  • Nút ấn dễ sử dụng
  • Kênh điện cực độc lập

Tác dụng máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên:

  • Hạn chế quá trình teo cơ
  • Tăng sức mạnh cơ
  • Kích thích phục hồi thần kinh cơ
  • Tăng dẫn truyền kết nối thần kinh
  • Tăng chuyển hóa, tăng trao đổi chất dinh dưỡng
  • Làm chậm quá trình lão hóa cơ

Chỉ định :

  • Tổn thương đám rối cánh tay
  • Liệt dây thần kinh quay chi trên
  • Liệt dây thần kinh trụ chi trên
  • Liệt dây thần kinh giữa chi trên
  • Tổn thương thần kinh chày chi dưới
  • Tổn thương thần kinh mác chung chi dưới
  • Liệt dây thần kinh mác nông, mác sâu chi dưới

Điều quan trọng khi dùng phương pháp điện trị liệu là hiệu quả và an toàn.

  • Về hiệu quả: tính đáp ứng dòng điện là cần thiết đối với các bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên. Có nghĩa là sẽ tạo nên phản ứng co cơ khi sử dụng dòng điện trên các cơ hoặc nhóm cơ do dây thần kinh đó chi phối. Khi dùng dòng điện của thiết bị này trên các trường hợp bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ tạo nên đáp ứng co cơ. Chính vì vậy mang lại tính hiệu quả trị liệu.
  • Về an toàn:  Thiết bị được nghiên cứu và thiết kế thông số phù hợp, người dùng chỉ được phép thay đổi cường độ dòng điện phụ thuộc vào cơ địa. Nên nghe theo chỉ dẫn của nhà chuyên môn khi sử dụng các thiết bị trị liệu tại nhà. Thiết bị được đánh giá độ an toàn cao cho người dùng.

Các bài viết liên quan:

Theo dõi thêm nhiều thông tin bổ ích tại đây:

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay