Tắc tuyến vú- vấn đề thường gặp trong nuôi con bằng sữa mẹ

hình ảnh người mẹ đang sử dụng máy hút sữa
hút sữa bằng máy

Tuyến vú của chúng ta được cấu tạo vô cùng đặc biệt đảm bảo sinh lý tạo sữa và tiết sữa. Sữa là môi trường giàu chất dinh dưỡng và ngọt nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập nếu không cho con bú và vệ sinh đúng cách. Hiện nay, tình trạng tắc tuyến vú xảy xa với tần suất nhiều hơn và ngày càng nặng. Tinh trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn điện của trẻ. Nắm được cấu tạo tuyến vú, các bệnh lý thường gặp, trị tắc sữa đúng phương pháp và cách phòng ngừa đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tắc tuyến vú cho các mẹ.

ĐAU NÚM VÚ

tình trăng đau vú ở phụ nữ sau sinh
đau và viêm vú

DO:

  • Nứt nẻ núm vú
  • Đóng vẩy núm vú
  • Nhiễm nấm candida núm vú
  • Tắc lỗ núm vú
  • Tắc sữa trong tuyến vú
  • Viêm tuyến vú
  • Áp xe tuyến vú
  • Chấn thương tuyến vú
  • Trẻ bú không đúng cách

NỨT NẺ NÚM VÚ:

Viêm vú sau sinh

TRẺ:

  • Bú không đúng cách
  • Dính thắng lưỡi
  • Nhiễm nấm candida
  • Cách hút sữa không đúng

 

 

 

 

 

 

TẮC LỖ NÚM VÚ (hình ảnh)

 

tắc lỗ núm vú
núm vú bị tụt vào trong

 

 

 

 

 

 

 

 

CĂNG SỮA

  • Là tình trạng sữa ứ đọng trong mô tuyến vú, mô mỡ xung quanh các hệ thống ống dẫn sữa trong tuyến vú sưng nề
  • Xuất hiện ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau sinh
  • Giảm trong 12-48 giờ nếu điều trị kịp thời

Nguyên nhân:

  • Quá nhiếu sữa ứ đọng trong mô tuyến vú
  • Trẻ bú chưa nhiều
  • Sữa được tạo ra ồ ạt nhưng không thoát ra được

Cơ chế căng sữa

Viêm vú sau sinh
  1. Mạng lưới mao mạch và bạch huyết xung quanh nang sữa sưng nề
  2. Tăng đè ép lên nang sữa
  3. Làm phẳng các biểu mô trong hệ thông ống dẫn sữa
  4. Mô tuyến vú cứng và đau

Triệu chứng căng sữa

  • Xuất hiện ở 2 bên, từ ngày 3-8 sau sinh
  • Mô tuyến sưng to, căng, bóng, KHÔNG ĐỎ
  • Sờ có nhiều mảng cứng, gồ ghề và hơi ấm
  • Ngực nặng đau khi chạm vào
  • Sữa rất ít hoặc không bắn ra được khi bé bú/hút/nặn
  • Mệt mỏi
  • KHÔNG SỐT

TẮC SỮA TRONG MÔ TUYẾN

  • Là tình trạng dòng chảy của sữa bị chặn lại ở bất cứ chỗ nào trong mô tuyến vú
  • Có thể tắc ở nang sữa, tiểu thùy, thùy, hệ thống ống dẫn sữa, xoang sữa hoặc lỗ núm vú
  • Tia sữa vùng bị tắc không bắn ra khi trẻ bú/hút/nặn
  • Xyar ra ở bất kỳ giai đoạn nào, thường trong 6 tuần đầu sau sinh mà cho con bú sữa mẹ
  • Xuất hieenjt ừ từ và 1 hoặc 2 bên tuyến vú
hình ảnh siêu âm vú
ảnh siêu âm tuyến vú

NGUYÊN NHÂN

  • Tất cả các nguyên nhân làm sữa không thoát ra được
  • Sữa ứ đọng đông kết lại, vón cục, tăng độ nhớt làm nghẽn tắc

NGUYÊN NHÂN CƠ HỌC

Thoát sữa kém:

  • Kỹ thuật cho bú không thích hợp, vd trẻ ngậm không đúng cách, trẻ bú một tư thế
  • Bất thường về giải phẫu học của trẻ, vd: dính thắng lưỡi, khe hở môi, khe hở vòm
  • Trẻ không hoặc ít bú đêm/ không hút sữa ban đêm, trẻ bú dặm thêm sữa công thức, bú yếu
  • Số cử bú giảm, cách xa hoặc thới gian của một cử bú giảm
  • Mẹ ngủ quên, căng sữa
  • Cai sữa đột ngột

Chấn thương:

  • Hệ thống ống dẫn sữa bị chén ép do nặn sữa hoặc xoa bóp ngực quá mạnh, mô xung quanh tuyến vú sưng và viêm
  • Mặc sáo ngực chật
  • Trẻ đạp và ngực
  • Ngủ đè lên ngực đang chứa nhiều sữa

Nguyên nhân khác

  • Căng thẳng mệt mỏi
  • Thiếu ngủ
  • Giảm Oxytocin
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Bệnh

Triệu chứng tắc sữa trong tuyến vú:

người mẹ đang hút sữa
tắc sữa
  • Một vùng mô tuyến vú sưng
  • Sờ có một khối cứng, bờ rõ, nóng
  • Căng sữa vùng xung quanh chỗ tắc
  • Đau tại chỗ tắc đặc biệt khi trẻ bú
  • Giảm lượng sữa
  • Sữa phóng ra có thể kèm dây sữa hoặc vón cục, sốt nhẹ sưới 38.5 độ

 

 

 

VIÊM TUYẾN VÚ

  • Là tình trạng mô tuyến vú sưng và viêm
  • Phổ biến là viêm hệ thống ống dẫn sữa
  • Nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn
  • Xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào, thường gặp 6 tuần đầu sau sinh và cho con bú bằng sữa mẹ
  • Đôi khi xảy ra đột ngột không có triệu chứng báo trước
  • Chỉ viêm tuyến vú một bên vú
  • Khoảng 10% phụ nữ cho con bú bị viêm tuyến vú

NGUYÊN NHÂN:

tình trạng viêm đỏ ở vú
viêm tuyến vú
  • Viêm tuyến vú không nhiêm xkhuaanr: do sữa ứ đọng trong tuyến vú, gây nên phản ứng viêm
  • Viêm tuyến vú nhiễm khuẩn:
    • Vi khuẩn Staphylococcus aureus (phổ biến)
    • Staphylococcus albus, Streptococci
    • Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú trực tiếp qua lô xnums vú, vết trầy xước da ở quầng vú hoặc núm vú
    • Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gián tiếp từ một ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết

YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM TUYẾN VÚ

  • Tất cả các nguyên nhân của căng sữa và tắc sữa trong tuyến vú
  • Tiền sử tắc sữa trong tuyến vú hoặc viêm tuyến vú
  • Đau hoặc nứt nẻ núm vú

TRIỆU CHỨNG VIÊM TUYẾN VÚ

  • Một vùng mô tuyến vú sưng, đỏ sậm
  • Sờ có một khối cứng, bờ rõ, nóng
  • Căng sữa vùng xung quanh chỗ viêm
  • Đau nhiều tại chỗ viêm đặc biệt khi trẻ bú
  • Có thể sờ thấy hạch nách cùng bên
  • Sốt cao trên 38.5 độC, rét run, nhứt đầu
  • Bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng cao
  • Giảm lượng sữa
  • Sữa có vị mặn do tăng NaCl
  • Sữa có thể lẫn dịch nhầy, mủ vàng, xanh hoặc máu

PHÂN LOẠI VIÊM TUYẾN VÚ

  • Viêm mô liên kết: các mô liên kết giữa các thùy tuyến vú bị viêm
  • Viêm hệ thống ống dẫn sữa và thùy tuyến vú
  • Có hoặc không có nhiễm khuẩn
  • Áp xe là khi nhiễm khuẩn hóa mủ khu trú trong một vùng

NGUYÊN NHÂN:

  • Viêm tuyến vú điều trị không hiệu quả
  • Vi khuẩn Staphylococcus aureus (phổ biến)
  • Staphylococcus albus
  • Streptococci

TRIỆU CHỨNG:

  • Áp xe tuyến vú xảy ra khi vùng nhiễm khuẩn bị cô lập với các mô xung quanh
  • Có những ổ mủ khu trú trong mô tuyến vú được hình thành do sự hoại tử các mô
  • Có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe nằm ở một hoặc nhiều thùy khác nhau của tuyến vú

TRIỆU CHỨNG CỦA ÁP XE TUYẾN VÚ

  • CƠ NĂNG: đau nhứt nhối sâu trong tuyến vú. Đau tăng khi vận động cánh tay/cho con bú
  • TOÀN THÂN: biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc
  • Sốt cao kèm rét run
  • Môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, cơ thể gầy yếu, mất ngủ

TIỀN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Viêm xơ tuyến vú mãn tính
  • Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ
  • Sờ thấy một vùng rất cứng, bề mặt lồn nhồn, ranh giới không rõ ràng, không dính da, ít đau
  • Viêm mô liên kết (viêm tấy tuyến vú):

Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân nặng. Vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng.

  • Hoại tử vú: vú căng to, phù nề, da có màu vàng nhạt, có thể hoại tử. Là biến chứng nặng nhất

ÍT SỮA

Yếu tố nguy cơ:

  • Mô tuyến vú bất thường
  • Tiền sử phẫu thuật ngực
  • Thiếu hụt nội tiết tố
  • Dùng một số thuốc, vd: thuốc ngừa thai
  • Bệnh, gầy yếu
  • Căng thẳng, mết mỏi, thiếu ngủ
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
  • Sữa tồn đọng trong tuyến vú sau bú
  • Căng sữa, tắc sữa, viêm và áp xe tuyến vú
  • Trẻ bú dặm thêm sữa công thức
  • Số cử bú giảm, cách xa hoặc thời gian của một cử bú giảm
  • Trẻ không bú đêm

Tham khảo thêm tại: Điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần

Trang chia sẻ kinh nghiệm thông tắc sữa

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay