Chế độ cho ăn cho người bệnh rối loạn nuốt.

>>>Tham khảo nội dung liên quan:

Xin chào các bạn, tiếp tục các bài viết trong chương điều trị rối loạn nuốt. Chúng ta đã cùng nhau đi qua bài định nghĩa rối loạn nuốt là gì và quá trình nuốt bình thường của cơ thể con người. Trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về cách phục hồi chức năng rối loạn nuốt các bạn nhé.

Tham khảo các bài viết trước ở đây các bạn nhé:

Theo bộ y tế:

  • Rối loạn nuốt là những khó khăn, rối loạn chức năng trong vận chuyển đồ ăn/ thức uống ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình nuốt ( miệng- hầu – thực quản) ảnh hưởng đến khả năng nuốt một cách độc lập và an toàn của người bệnh.
  • Rối loạn nuốt không phải là một bệnh nhưng là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, có thể xảy ra ở bất cứ ở độ tuổi nào từ sơ sinh, nhũ nhi đến người trưởng thành, người già.

1. Mục tiêu chính của phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt là hỗ trợ để đưa vào cơ thể người bệnh đầy đủ dinh dưỡng và nước một cách an toàn và từng bước đưa người bệnh trở lại ăn uống bằng đường miệng an toàn và hiệu quả (bao gồm kết hợp sở thích ăn uống của người bệnh với việc tư vấn cho các thành viên gia đình/ người chăm sóc để đảm bảo rằng các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh luôn được quan tâm).

  • Xác định các phương pháp/kỹ thuật cho ăn tối ưu để tối ưu để tối đa hóa an toàn nuốt và hiệu quả cho ăn.
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng phổi.
  • Giảm gánh nặng người bệnh, người chăm sóc và gia đình, nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Xây dựng kế hoạch điều trị để cải thiện sự an toàn và hiệu quả của nuốt.

2.  Lượng giá khả năng nuốt của người bệnh.

Để đánh giá được khả năng nuốt của người bệnh bị rối loạn nuốt nhằm phục vụ cho phục hồi chức năng rối loạn nuốt thì chúng ta cần xác định bằng các công cụ lâm sàng và cận lâm sàng nếu cần thiết.

Ampcare thăm khám trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Ampcare ESP điều trị rối loạn nuốt

2.1. Khai thác tiền sử.

Các triệu chứng hiện tại
  • Khởi phát nuốt khó khăn, nuốt lặp đi lặp lại.
  • Cần gắng sức khi nuốt.
  • Thay đổi vị giác.
  • Giọng mũi, trào ngược xoang mũi.
  • Chảy dãi.
  • Ho và/hoặc nghẹn ( trước, trong và sau khi nuốt).
  • Cảm giác vướng ở họng ( cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở họng).
  • Đau khi nuốt.
  • Loạn vận ngôn (nói ngọng).
  • Giọng ướt ( giọng óc ách).
  • Thay đổi giọng/ tiếng nói sau khi nuốt.
  • Thay đổi nhịp thở khi ăn hoặc uống.
  • Tăng tiết dịch.
  • Hôi miệng.
  • Sụt cân,…
Tình trạng bệnh lý trước đây và hiện tại 
  • Bênh lý thần kinh ( VD: đột quỵ, Parkinson, nhược cơ, bệnh liên quan đến dây thần kinh sọ).
  • Các bệnh lý khác có kèm theo rối loạn nuốt hoặc liên quan đến rối loạn nuốt ( VD: ung thư đầu mặt cổ, COPD, suy tim sung huyết, bệnh đường tiêu hóa).
  • Bệnh răng miệng hoặc điều trị răng miệng trước đó.
Tiền sử cụ thể về rối loạn nuốt
  • Khởi phát, thời gian, tiến triển: nặng dần trong trường hợp bênh lý thoái hóa thần kinh.
  • Giảm cân, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Tiền sử viêm phổi gần đây hoặc đang viêm phổi.
  • Trạng thái ăn uống: ăn nhai đường miệng, ăn uống phụ thuộc, khó khăn khi ăn chất rắn/ lỏng, kéo dài bữa ăn, yếu tối tăng hoặc giảm, thỉnh thoảng hoặc thường xuyên ho, nghẹn, chảy dãi/ khó nuốt nước bọt, mức năng lượng.
  • Lượng giá nuốt trước đây ( đối với BN đã can thiệp và điều trị).

2.2. Đánh giá chung trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

  • Tình trạng tinh thần:
    • Tỉnh táo hợp tác, hiểu mệnh lệnh.
    • Glassgow < 12 điểm → đặt Sonde dạ dày.
  • Tình trạng dinh dưỡng.
    • Mât nước, suy dinh dưỡng, kiểu cho ăn ( ăn 1 dạng thức ăn đặc biệt).
  • Tình trạng hô hấp.
    • Mở khí quản.
    • Khả năng ho chủ động.
    • Tăng tiết đờm dãi.
  • Vệ sinh răng miệng.
    • Tồn đọng thức ăn, cặn bẩn, viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm lợi, răng giả, ứ đọng nước bọt trong miệng.

2.3. Các bảng đánh giá, sàng lọc rối loạn nuốt:

  • Test nuốt nước bọt lặp đi lặp lại (RSST).
  • Test nuốt nước 3ml ( MWST), 5ml.
  • Kiểm tra với thức ăn (FT).
  • Test nước 30ml ( 30ml WST).
  • Thang lượng giá nuốt GUSS, MASA.

A.Test nuốt nước bọt (Repetitive Saliva Swallowing Test).

  • Tư thế ngồi, hoặc đầu cao > 60º.
  • Đặt nhẹ hai ngón tay để cảm nhận xương móng.
  • Yếu cầu người bệnh nuốt nước bọt (nuốt khan) càng nhiều càng tốt, bình thường trong 30s thực hiện được 3 lần.
  • Hạn chế với bệnh nhân hiểu lệnh kém.
  • Độ nhạy 0.98, đặc hiệu 0.66.
test nuốt nước bọt trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Test nuốt nước bọt

B. Test nước.

Test nước trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt
Test nước

Bảng 5.3: Hệ thống điểm của test nước ( độ nhạy 0.7, đặc hiệu 0.88, cutoff 3).

  • CHo bênh nhân 3ml nước nguội ( thìa hoặc bơm tiêm) cho nước vào dưới lưỡi. Yêu cầu BN uống và nuốt nước bọt thêm 2 lần.
  • Làm 3 lần, xem BN có nuốt được không hoặc ho, khó thở giọng thay đổi sau khi nuốt.
Điểm Đặc điểm
1 Không nuốt, ho và/hoặc thở nhanh
2 Nuốt được không ho nhưng có thay đổi nhịp thở ( thở nhanh)
3 Nuốt được và thở bình thường nhưng có ho hoặc thay đổi giọng ướt-khàn.
4 Nuốt được, thở bình thường, không ho và không thay đổi giọng.
5 Như điểm 4, nuốt nước bọt thêm ≥ 2 lần trong vòng 30s.

C. Test thức ăn.

    • Giống test nước, nhưng cho BN ăn các loại thức ăn khác nhau, đánh giá thêm tồn đọng.
    • Bảng 5.4. Hệ thống điểm test nuốt với thức ăn.
Điểm Đặc điểm
1 Không nuốt, ho hoặc/ và thở nhanh
2 Nuốt được không ho nhưng thay đổi nhịp thở ( vd: thở nhanh)
3 Nuốt được, thở bình thường nhưng ho và/hoặc giọng ướt-khàn và/hoặc tồn đọng thức ăn vừa phải ở khoang miệng.
4 Nuốt được, thở bình thường, không ho, không thay đổi giọng, và hầu như không tồn đọng thức ăn ở khoang miệng.
5 Như mức 4, thêm vào đó là 2 hoặc hơn lần nuốt nước bọt sau đó trong vòng 30s.

D. Test 30ml nước.

  • Cho bệnh nhân cốc nước khoảng 30m và yêu cầu uống ngụm nước lớn nhanh nhất có thể, hoặc uống như bình thường vẫn uống.

Bảng 5.5. Hệ thống điểm test nước uống 30ml nước.

Điểm Đặc điểm
1 Uống hết nước bằng một ngụm mà không có khó thở (hoặc ho sặc)
2 Uống hết nước bằng hai hoặc nhiều ngụm nước mà không khó thở ( hoặc ho sặc)
3 Uống hết nước bằng một ngụm nhưng có chút khó thở ( hoặc ho sặc)
4 Uống hết nước bằng hai hoặc nhiều ngụm nước có chút khó thở (hoặc ho sặc)
5 Khó thở (hoặc ho sặc) và khó khăn khi uống hết nước.

E. Các lưu ý khi test.

  • Tư thế ngồi, hoặc đầu cao >60º.
  • Quan sát khi BN thực hiện các test, nước bị chảy ra ngoài, BN ngậm nước/thức ăn mà không nuốt ngay, cố nuốt dù bị sặc, nhịn ho để cố nuốt.
  • Tránh nguy cơ nên thực hiện : Test nước bọt →  3ml→ 5ml→ thức ăn→ 30ml.
  • Để đánh giá thay đổi giọng: yêu cầu bệnh nhân nói ” A” trước và sau test.
  • Đo SpO2 khi thực hiện test.

3. Phương pháp và nguyên tắc điều trị trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

3.1. Phương pháp điều trị.

  • Chúng ta có nhiều phương pháp quản lý khác nhau đối với những người mắc chứng khó nuốt, các phương pháp này phải được tiến hành sớm từ lúc khởi phát cấp tính đến giai đoạn ổn định hoặc ở các giai đoạn rối loạn thần kinh tiến triển. Điều trị phải nhắm đến mục tiêu, chức năng hay cấu trúc cụ thể nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng trong cấu trúc khác.
  • Phục hồi chức năng rối loạn nuốt có thể bao gồm phục hồi lại chức năng nuốt bình thường, điều chỉnh độ đặc lỏng của chế độ ăn uống và điều chỉnh hành vi ăn uống của người bệnh (kỹ thuật bù trừ) hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.

3.2. Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng rối loạn nuốt.

Ampcare điều trị trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt bằng điều trị bằng điện kích thích
Ampcare ESP dán điện cực ở các cơ trên xương móng
  • Các kỹ thuật bù trừ:
    • Làm thay đổi hoạt động nuốt khi sử dụng nhưng không tạo ra sự thay đổi chức năng lâu dài. Mặc dù kỹ thuật này có thể làm tăng sự an toàn của nuốt trong quá trình ăn uống, nhưng không có lợi ích hoặc cải thiện lâu dài về chức năng sinh lý khi kỹ thuật này không được sử dụng. 
    • Mục đích là để bù đắp cho những thiếu hụt về mặt chức năng của người bệnh hoặc đang trong giai đoạn chauw được phục hồi đầy đủ.
    • Các kỹ thuật phục hồi chức năng rối loạn nuốt:
      • Ví dụ như các bài tập, được thiết kế để tạo ra sự thay đổi lâu dài trong việc nuốt cảu từng người bệnh theo thời gian bằng cách cải thiện chức năng trong tương lai chứ không phải bù đắp cho sự khiếm khuyết trong thời điểm hiện tại.
  • Trong một số trường hợp, một số kỹ thuật có thể được sử dụng cho cả mục đích bù trừ và phục hồi chức năng.

Trong phần sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu:  Các kỹ thuật điều trị trong phục hồi chức năng rối loạn nuốt và Ampcare đã được sử dụng như thế nào để điều trị rối loạn nuốt.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhắn Zalo
Gọi ngay