I. Năm điểm chính trong quản lý bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
- Khám bàn chân bệnh nhân đái tháo đường thường xuyên.
- Xác định các yếu tố nguy cơ.
- Giáo dục (bênh nhân, người chăm sóc và gia đình).
- Sử dụng giày dép phù hợp.
- Điều trị trước khi xuất hiện vết loét.
Như vậy, điều trị bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường thì phòng ngừa là quan trọng nhất. Hòn đá tảng trong quản lý bàn chân đái tháo đường là giáo dục bệnh nhân kiến thức chăm sóc bàn chân, tăng cường nhận thức, để họ thay đổi hành vi và biết cách phòng ngừa.
II. Phân độ bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
Thương tổn bàn chân bệnh nhân Đái Tháo Đường chia làm 6 độ tùy theo độ sâu của vết thương, có áp xe, tủy có viêm hay không và mức độ lan rộng của hoại tử.
- Độ 0: da lành, nhiều chỗ chai sần, biến dạng ngón chân quắp, ngón cái hướng ngoài, chỏm đốt bàn thấp xuống, gan chân chai sần không có vết thương.
- Độ 1: da bị hở, có vết thương ở lớp da, đáy vết thương sạch, hoặc có mủ.
- Độ 2: loét sâu đến xương khớp, lộ gân, đáy vết thương sạch, hoặc có mủ.
- Độ 3: thương tổn lan rộng dần tới áp xe sâu hay viêm tủy xương.
- Độ 4: hoại tử ngón chân hay hoại tử phần trước bàn chân.
- Độ 5: hoại tử lan rộng-> cắt cụt ở cẳng chân trở lên.
Điều trị
- Độ 0: mang giày bảo vệ, nếu biến dạng tiến triển, mổ dự phòng, mổ ngón chân quặp, đục xương đốt bàn, hàn khớp.
- Độ 1-> 5: điều trị ngoại khoa.
III. Mục tiêu vật lý trị liệu điều trị bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
- Làm chậm tiến trình tê và mất cảm giác ở chi dưới.
- Tăng tiết mồ hôi và tưới máu ở chi dưới.
- Bảo vệ sự toàn vẹn da.
- Giáo dục bệnh nhân biết tự kiểm tra bàn chân và mang giày, sử dụng dụng cụ hỗ trợ bàn chân thích hợp.
IV. Chương trình vật lý trị liệu bàn chân bệnh nhân đái tháo đường
- Sáp trị liệu
- Hướng dẫn bảo vệ sự toàn vẹn của da
- Hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày
- Hướng dẫn bệnh nhân chọn giày, dụng cụ hỗ trợ bàn chân thích hợp
1. Sáp trị liệu
Do tác dụng nóng ẩm lâu hơn 30’ của sáp có công dụng:
- Tăng tiết mồ hôi-> giúp da không bị khô
- Tăng lượng máu lưu thông tới chi dưới-> tăng cung cấp bàn chân bệnh nhân ĐTĐ và chất dinh dưỡng.
- Tác động lên các đầu tận cùng của thần kinh cảm giác
-> Chậm tiến trình tê, mất cảm giác trong giai đoạn đầu của bệnh.
-> Giúp giảm biến chứng bàn chân tiểu đường
2. Hướng dẫn bảo vệ toàn vẹn da của chi dưới:
Hàng ngày rửa sạch bàn, kẽ chân, ngón chân. Sau đó dùng khăn mềm lau khô, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân. Không bôi kem hay dầu vào kẽ các ngón chân.
- Nếu lạnh về đêm, dùng tất mang để giữ ấm, không dùng các túi chườm nóng, đèn hồng ngoại để làm ấm.
- Không đi bộ chân trần ngay cả trong nhà.
- Không tự cắt các vết nứt, vết chai phồng ở chân.
- Không dùng hóa chất để làm mất nốt chai sần, không ngâm chân vào chất sát trùng mạnh.
- Kiểm tra mặt trong của giày trước khi mang.
- Không mang tất sần sùi bên trong, không đi giày không có tất
- Không đi dép có dây giữa các ngón chân.
- Khi cắt móng chân chú ý cắt nhẹ nhàng, theo đường cong của móng, không được kéo giật, kéo phần đầu 2 góc móng chân.
- Mang giày mềm, phù hợp chân
3. Hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày
- Kiểm tra bàn chân vào một thời điểm thích hợp và cố định trong ngày, thường là vào buổi tối.
- Chọn nơi đủ ánh sáng để kiểm tra bàn chân, ngón chân, kẽ giữa các ngón chân.
- Tìm các vết: nứt, trầy bàn chân bệnh nhân ĐTĐ, phồng, chai, thâm, chỗ đau trên da.
4. Giày và dụng cụ hỗ trợ thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường
Mục đích:
- Giảm hình thành các cục chai ờ chân bệnh nhân
- Không tạo nên đè ép cục bộ gót chân, ngón chân
- Giúp bảo vệ bàn chân tránh trầy bàn chân bệnh nhân ĐTĐ
Chọn giày thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường
- Nên mua giày vào buổi chiều hoặc cuối ngày
- Mua giày chất liệu mềm, vừa chân. Không đi giày cao gót bó chân
- Phải mang tất chân khi đi giày, tất chân không có nếp gấp.
- Với đôi giày mới, nên đi thử từ từ, mỗi ngày đi 1-2 giờ để làm quen trong vài tuần đầu.
Dụng cụ hỗ trợ
Đế lót giày mềm, miếng lót nâng vòm bàn chân.
Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!