Hội chứng ống cổ tay và vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay 

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng gây đau, tê bì tay và cánh tay ở một hay cả hai bên. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay và sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.

  1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay. Đây là một đường hầm nhỏ nhằm bảo vệ dây thần kinh giữa, bề rộng khoảng 2,5cm (tương đương 1 inch). Mặt nền và hai bên thành của đường hầm là các xương cổ tay. Mái của đường hầm được che phủ bởi một dải mô liên kết chặt chẽ gọi là dây chằng ngang.

Đi trong ống cổ tay có dây thần kinh giữa và các gân gấp các ngón tay lên bám vào cẳng tay. Vì toàn bộ cấu trúc này rất cứng nhắc, đường hầm ống cổ tay tương đối chật hẹp và có rất ít khả năng thay đổi kích thước. Trong khi đó, dây thần kinh giữa (TKG) lại mềm nhất, nằm nông nhất nên dễ bị tổn thương do chèn ép nhất.

Dây thần kinh giữa:

Dây thần kinh giữa là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay. Đây là sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm rễ thần kinh ở tủy cổ. Dây TKG đi xuống cánh tay và cẳng tay, chui qua đường hầm ống cổ tay và đi vào bàn tay.

Chức năng của dây TKG là cảm nhận cảm giác ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Đồng thời, dây TKG cũng chịu trách nhiệm vận động cho các cơ xung quanh gốc ngón tay cái. Khi bị chèn ép, các chức năng của TKG bị hạn chế, biểu hiện ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.

  1. Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ là một trong những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu tay và tình trạng này càng ngày càng nặng dần theo thời gian, hãy nghĩ đến hội chứng ống cổ tay đầu tiên.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ;
  • Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn, xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn;
  • Đau hoặc ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai;
  • Tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút và có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các động tác mà bình thường vẫn làm tốt như cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách…
  • Đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.

Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bắt đầu dần dần mà không có một chấn thương cụ thể nào xảy ra trước đó. Đôi khi các triệu chứng lại xảy ra ban đêm nếu người bệnh ngủ với cổ tay bị cong, gây ra áp lực lên dây thần kinh giữa. Lúc ban đầu, các triệu chứng chỉ thoáng qua, người bệnh đôi khi không nhận biết được. Chỉ đến khi tình trạng xấu đi, các triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn hoặc kéo dài trong thời gian dài hơn, họ mới thấy bất thường và đi khám. Lúc này, tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự nặng nề.

  1. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và người già có tỷ lệ cao mắc phải bệnh lý này.

Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Di truyền: Đây có thể là một yếu tố quan trọng. Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian. Khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung họ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn;
  • Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây TKG;
  • Vị trí tay và cổ tay: Thực hiện các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh;
  • Thai kỳ:Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay;
  • Các bệnh lý đi kèm:Tổng trạng béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay;
  • Sau tổn thương cổ tay:Do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.

Di truyền là một trong những nguyên nhân quan trong gây nên hội chứng ống cổ tay

  1. Yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay

Đa số các bệnh nhân đều nhận biết được các biểu hiện của hội chứng ống cổ tay khi làm một số việc thông thường trong đời sống hằng ngày. Cụ thể là các công việc liên quan đến việc lặp lại cùng một chuyển động với cổ tay trong một thời gian dài. Những công việc đó có thể là:

  • Công nhân dây chuyền lắp ráp;
  • Tài xế lái xe;
  • Thợ thủ công;
  • Thợ làm bánh;
  • Thợ cắt tóc;
  • Thu ngân;
  • Thư ký, đánh máy;
  • Nhạc công.

Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều mâu thuẫn về việc những yếu tố này là yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân trực tiếp của hội chứng ống cổ tay.

Ngay khi có cảm giác ngứa ran, đau hoặc tê ở ngón tay, hội chứng ống cổ tay là điều đầu tiên bạn phải nghĩ đến. Nắm được các thông tin như trên không chỉ giúp bạn nhận biết bệnh sớm, mà còn định hướng cho bạn tìm kiếm trợ giúp y khoa phù hợp; đồng thời. Cần điều chỉnh các hoạt động hằng ngày để cải thiện những triệu chứng khó chịu này.

Phương pháp điều trị:

– Điều trị nội khoa: Thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, giảm phù nề các gân gấp
– Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật nhằm giải áp lực trong ống cổ tay khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả.
– Vật lý trị liệu điều trị Hội chứng ống cổ tay.

Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay:

–  Điện trị liệu.
– Nẹp cố định khớp cổ tay ở tư thế thẳng trục.
– Kéo giãn cân cơ dây chằng ngang cổ tay.
– Cử động rung lắc cổ tay tốc độ nhanh, biên độ nhỏ.
– Kéo căng cổ tay và cẳng tay (Giữ căng trong ít nhất 30 giây).
– Duỗi thẳng cổ tay và cẳng tay (Giữ căng trong ít nhất 30 giây).
– Thực hiện căng gân trượt.
– Tập vận động: mục tiêu là tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, các dây chằng và các gân). Nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh lý hội chứng ống cổ tay. Liều điều trị tập 10 phút/ lần và 3 lần/ ngày/ tuần.

Phòng bệnh hội chứng ống cổ tay

– Tránh hoạt động cường độ cao ở cổ tay
– Tránh bất động quá lâu cổ tay khi làm việc
– Tránh các sang chấn vùng cổ tay
– Tập vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay
– Giữ ấm cổ bàn tay khi tiếp xúc môi trường lạnh (như đeo găng bảo hộ)

   Cần lưu ý đến tư thế khi làm việc:
         • Giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay
         • Không nắm dụng cụ quá mạnh
         • Không gõ bàn phím quá mạnh
         • Đổi tay nếu có thể được
         • Nghỉ thư giãn mỗi 15-20 phút
         • Giữ tay ấm
         • Không gối đầu trên tay khi ngủ
         • Thư giãn, tránh căng thẳng

Điện trị liệu hội chứng ống cổ tay:

  • Siêu âm điều trị

Siêu âm điều trị: sóng âm có phương truyền dọc, gồm những chuyển động phân tử. Có tác dụng tăng hoạt động tế bào xương, dãn mạch, cung cấp máu, tăng oxy, chất dinh dưỡng và cải thiện tình trạng viêm, tăng thải bỏ chất thải. Ngoài ra, siêu âm còn giúp gia tăng tính thấm của màng tế bào, kích hoạt sự trao đổi chất, gia tăng sự hấp thụ, làm mềm các cấu trúc, bóc tách sợi collagen. Liều điều trị 5-6 phút/ lần/ ngày, cường độ 1-1,5W/cm2, tần số là 1 – 3MHz.

Tính năng sản phẩm:
Thiết bị siêu âm trị liệu tạo ra nhiệt sâu trong các mô của vùng bị ảnh hưởng
Thiết bị phải được sử dụng với gel siêu âm để dẫn năng lượng siêu âm đến da. Máy có thể cài đặt 3 mức phát sóng với ba cài đặt hẹn giờ: 5, 10 hoặc 15 phút

Máy siêu âm trị liệu mini được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang trong mình khả năng phát sóng siêu âm vô cùng mạnh mẽ.

Có thể xách tay phù hợp cho công việc cần di chuyển nhiều như các nhà vật lý trị liệu tập bệnh tại nhà. Ngoài ra còn điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần tại nhà hoặc cho bệnh nhân dùng điều trị tại nhà. Điều trị các bệnh lý đau nhức mỏi tay chân xơ xương khớp.

Máy siêu âm trị liệu

Máy siêu âm trị liệu mini Roscoe UP2

Giá: Liên hệ 090.282.3651

Máy Siêu Âm Trị Liệu Có Tác Dụng Y Học

  1. Làm lành vết thương và sửa chữa mô mềm
  2. Mô sẹo và cứng khớp
  3. Bóc tách mô liên kết
  4. Giảm đau
  5. Làm tan cục sữa bị vón cục
  6. Khai thông đường dẫn sữa
  7. Trị viêm gân cơ 

  • Điện xung trị liệu

Điện xung TENS: là dòng xung hình chữ nhật xoay chiều tần số thấp.Có tác dụng tăng tuần hoàn tại chỗ do kích thích trực tiếp các mạch máu và cơ, giảm đau, giảm phù nề do ức chế dẫn truyền cảm giác, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chuyển hóa tại chỗ, tăng trương lực và phục hồi cơ liệt. Hầu như không có biến chứng, không gây khó chịu. Liều điều trị 15 phút/ lần/ ngày, tần số 80-100Hz, cường độ đủ mạnh để gây kích thích châm chích, không gây đáp ứng vận động. 

Máy điện xung cầm tay TENS 7000

Tác dụng giảm đau của dòng điện:
  • Cơ chế cổng kiểm soát: các xung động thần kinh do tác động của dòng điện xung khi đi vào tuỷ sống làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau lên não, do đó làm giảm cảm giác đau.
  • Cơ chế phóng thích endorphine: tác động của xung động thần kinh do dòng điện xung kích thích não giải phóng các morphine nội sinh (gọi là endorphine) nên có tác dụng giảm đau.
Đặc điểm kỹ thuật:
  • Dòng máy điện xung siêu nhỏ gọn sử dụng dòng TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation) là dòng kích thích thần kinh bằng điện qua da, máy được nhập khẩu từ Mĩ, dễ sử dụng, sử dụng bằng pin 9V, siêu nhẹ với trọng lượng chỉ 300g.
  • Chế độ Burst (B): Tần số có thể điều chỉnh, 0,5 – 5 Hz; Độ rộng xung có thể điều chỉnh từ 50 – 300 µs;
    Tần số cố định 100 Hz
  • Chế độ Bình thường (N): Tốc độ xung và độ rộng xung có thể điều chỉnh. Tạo ra kích thích liên tục.
  • Chế độ điều chế (M): Sự kết hợp của điều chế tốc độ xung và độ rộng xung. Tổng thời gian chu kỳ = 1 giây.
  • Chế độ Cường độ-Thời lượng (SD1): Bao gồm điều chỉnh cường độ và độ rộng xung tự động trong phạm vi 40%. Cường độ tăng thì độ rộng xung giảm và ngược lại. Tổng thời gian chu kỳ = 10 giây.

Máy Điện Xung Giảm Đau & Kích Thích thần kinh cơ

Máy điện xung TENS 7000

Giá: Liên hệ 090.282.3651
  • Parafin trị liệu

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 090.282.3651
Website ?: congngheykhoa.com
Website ?: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Yêu cầu tư vấn