Hội chứng cổ rùa

>>>Tham khảo nội dung liên quan:

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 1 ( gồm 3 bài, link đọc full ở bên dưới ) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu, cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 2 đó là Đau – Cơ chế, lượng giá, kiểm soát và điều trị (Định nghĩa cơ chế đau, phân loại đau, kiểm soát và điều trị…). Chương 2 gồm 4 bài đó là:

          Bài 4: Định nghĩa và cơ chế đau

          Bài 5: Phân loại đau

          Bài 6: Lượng giá đau

          Bài 7: Kiểm soát và điều trị đau

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 6: Lượng giá đau

(Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

CHƯƠNG 2: Đau – Cơ chế, lượng giá, kiểm soát và điều trị

Bài 6: Lượng giá đau

Lượng giá là thành tố quan trọng nhưng cũng đầy thách thức của một kế hoạch kiểm soát đau bất kỳ. Lượng giá đau cần xác định được nguyên nhân, vị trí, cường độ và thời gian đau. Cũng như mức độ ảnh hưởng của đau đối với sức khỏa người bệnh.

Đau mang tính chủ quan, do đó không thể có các tiêu chí lượng giá hoàn toàn khách quan. Đau là kinh nghiệm đa chiều, nên người đánh giá cần xem xét mọi phương diện (cảm giác, cảm xúc và nhận thức) của nó. Cuối cùng, bản chất của lượng giá đau thay đổi tùy thuộc vào mục đích. Và cách thức đánh giá, loại bệnh nhân và người đánh giá. Do đó không thể có một qui trình duy nhất cho mọi bệnh nhân hoặc mọi thầy thuốc.

Ι− Được chia sẻ bởi Công Nghệ Y Khoa MDT −Ι

Có nhiều phương pháp hoặc công cụ đánh giá định tính và định lượng cả đau thực nghiệm và đau lâm sàng. Chúng dựa trên bản tự đánh giá của bệnh nhân theo thang điểm nhìn hoặc thang điểm số. So sánh cơn đau hiện hữu với đau do một kích thích tiêu chuẩn gây ra. Hoặc lựa chọn các thuật ngữ cho trước mô tả chính xác nhất trạng thái đau. Công cụ khác nhau sẽ cho thông tin khác nhau, cũng như cần thời gian và sự hiểu biết khác nhau để làm chủ chúng.

1. Thang lượng giá một chiều – Lượng giá đau 

Các thang điểm cung cấp một phương tiện đơn giản để bệnh nhân tự lượng giá cường độ đau. Chúng dùng chỉ số thị giác, con số hoặc ngôn ngữ để định lượng hóa đau và sự giảm đau. Công cụ phải phù hợp với tình trạng phát triển, thể lực, cảm xúc và nhận thức của người bệnh. Cũng như dễ dùng và có độ tin cậy cao.

Dưới đây là một số  thang thông dụng nhất:

  • Thang điểm số (Numeric Pain Scales): Đây là thang đo phổ biến nhất. Bệnh nhân cho điểm mức độ đau theo thang 0 – 10 điểm hoặc 0 – 5 điểm. Với 0 ứng với “không đau”. Còn 10 hoặc 5 ứng với “đau nhất có thể hình dung”. Cường độ đau được xác định trước, trong và sau liệu trình điều trị, để hướng dẫn quá trình điều trị.
  • Thang điểm nhìn (Visual Analog Scales): Thang điểm nhìn gồm một đoạn thẳng 10 cm, với hai đầu cố định. Một đầu ghi “không đau”, đầu kia ghi “đau nhất có thể hình dung”. Bệnh nhân đánh dấu vị trí trên đoạn thẳng tương ứng với cường độ đau. Người đánh giá sẽ đo bằng thước và ghi điểm (chính là độ dài đoạn thẳng từ 0 tới điểm đánh dấu).

    Các mức độ đau từ không đau đến đau không chịu nổi - Lượng giá đau Hình 2.9: Thang điểm đau khuôn mặt cho trẻ từ 3 tuổi và người khó trao đổi về con số.

  • Thang phạm trù (Categorial Scales): Loại thang khá đơn giản để bệnh nhân đánh giá cường độ đau bằng các khái niệm mô tả. Chẳng hạn Melzack và Torgerson đưa ra thang 5 mức: đau nhẹ, khó chịu, khốn khó, khủng khiếp và cực kỳ dữ dội. Thang khuôn mặt cho người lớn và trẻ em (hình 2.9) hoặc thang điểm khuôn mặt Wong-Baker cho trẻ em là các thang phạm trù với mô tả thị giác (như cười, nhíu mày hoặc mím môi). Cũng có thang cho trẻ dưới 3 tuổi, thậm chí nhũ nhi (bảng 2.3).

bảng thang đau: hành vi và điểm, mô tả chi tiết
Bảng 2.3: Thang đau nhũ nhi: điểm 0 – không đau; điểm 7- đau dữ dội.

2. Thang lượng giá đa chiều – Lượng giá đau 

Mặc dù không được dùng nhiều như mong đợi, do mất nhiều thời gian thực hiện. Các công cụ đa chiều cung cấp được nhiều thông tin quan trọng về đặc trưng và ảnh hưởng của đau tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Chúng được thiết kế để bệnh nhân tự lượng giá, nhưng bác sĩ cũng có thể trợ giúp:

  • Công cụ đánh giá đau ban đầu (Initial Pain Assessment Tool): Được phát triển để lượng giá ban đầu. Công cụ này khai thác thông tin về đặc tính đau, cách bệnh nhân biểu hiện và tác động lên cuộc sống của họ (hoạt động hàng ngày, ăn ngủ, quan hệ, cảm xúc). Nó gồm một giản đồ để chỉ vị trí đau, thang điểm cường độ đau và chỗ để ghi nhận xét và kế hoạch điều trị.

Các công cụ trợ giúp bác sĩ kiểm soát đau

  • Bảng kiểm đau rút gọn (Brief Pain Inventory): Công cụ này có thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng và định lượng được cả cường độ đau cũng như mức bất hoạt do đau. Nó bao gồm bộ câu hỏi về mọi khía cạnh của đau trong vòng 24 giờ trước đó (như vị trí và cường độ đau, ảnh hưởng tới cuộc sống, loại hình và hiệu quả điều trị). Nó cần 5 – 15 phút để thực hiện và có ích cho nhiều loại bệnh.
  • Bảng câu hỏi đau McGill (McGill Pain Questionnaire): Đây là công cụ do Melzack. Đại học McGill (Canada), đưa ra năm 1975 nhằm khảo sát cả ba phương diện của đau. Nó được thử nghiệm rộng rãi trong lâm sàng. Với các thuật ngữ mà bệnh nhân chọn để mô tả trạng thái đau của bản thân. Nó cũng có thể dùng với các công cụ khác nhằm cải thiện độ chính xác. Do cần 20 – 30 phút để hoàn thành, nên Bảng câu hỏi đau McGill rút gọn (Short-form McGill Pain Questionnaire) đã được Melzack đề xuất năm 1987, với thời gian 2 – 3 phút để thực hiện (bảng 2.4).
bảng câu hỏi đau gồm: số thứ tự, mô tả, mức độ
Bảng 2.4: Bảng câu hỏi đau McGill rút gọn. Trong đó 11 phạm trù đầu mô tả chiều kích cảm giác, 4 phạm trù sau mô tả khía cạnh cảm xúc của đau. Kèm theo là thang điểm nhìn và thang điểm số với: 0 – không đau, 1- đau nhẹ, 2 – khó chịu, 3 – khốn khổ, 4 – khủng khiếp , 5 – cực kì dữ dội.

Ngoài ra còn nhiều thang đa chiều khác. Trong đó một số được thiết kế để lượng giá đau mạn. Số khác thì chuyên cho một hội chứng cụ thể. Ngoài ra, một số chỉ tiêu của các công cụ đánh giá chất lượng sống cũng tham gia lượng giá đau.

3. Thang đau thần kinh 

Mặc dù Bảng câu hỏi đau McGill rút gọn cung cấp một số thông tin về đau thần kinh. Nhưng nó không giúp định lượng hóa loại đau này. Thang đau thần kinh do Galer và Jensen đưa ra năm 1997 có thể cung cấp thông tin về loại hình và mức độ cảm giác ở bệnh nhân đau thần kinh. Nó đánh giá 8 tính chất tổng quát của đau thần kinh (nhói, tê, nóng, lạnh, nhạy cảm, ngứa, đau nông và đau sâu).

Với mỗi tính chất, bệnh nhân cho điểm trên thang từ 0 đến 10. Với 0 ứng với “không có” và 10 ứng với “nhiều nhất có thể hình dung”. Mặc dù đang điều chỉnh, thang đau này có nhiều hứa hẹn cả trong chẩn đoán và điều trị. Nhìn chung nó dễ dùng và rất nhạy với tác dụng của một điều trị nào đó.

Đọc tiếp: Bài 7: Kiểm soát và điều trị đau ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay