Chi phí đầu tư ban đầu cho máy vật lý trị liệu bao nhiêu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí, mức giá tham khảo, và những lợi ích mà thiết bị này mang lại. Vật lý trị liệu đã trở thành một lĩnh vực quan trọng không chỉ trong y tế mà còn trong đời sống hàng ngày. Các máy vật lý trị liệu hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi tại bệnh viện, phòng khám, spa, và thậm chí là tại nhà để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như đau lưng, viêm khớp, phục hồi chức năng sau chấn thương.

1. Máy Vật Lý Trị Liệu Là Gì?
Trước khi đi sâu vào vấn đề chi phí, hãy cùng tìm hiểu máy vật lý trị liệu là gì? Đây là các thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại như siêu âm, điện xung, kéo giãn, laser, xung kích trị liệu hoặc từ trường siêu dẫn.. để hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe mà không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Các loại máy này thường được thiết kế để tác động trực tiếp lên mô cơ, xương khớp, dây thần kinh, hoặc tuyến sữa (trong trường hợp thông tắc sữa), giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu, và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Máy vật lý trị liệu có nhiều loại khác nhau, từ máy đơn năng (chỉ phục vụ một mục đích cụ thể như siêu âm trị liệu) đến máy đa năng (kết hợp nhiều công nghệ trong một thiết bị). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng – cá nhân tại nhà, phòng khám nhỏ, hay bệnh viện lớn – mà chi phí đầu tư ban đầu sẽ có sự khác biệt đáng kể.

2. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu cho máy Vật lý trị liệu
Chi phí đầu tư ban đầu cho máy vật lý trị liệu không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố chính mà bạn cần xem xét:
2.1. Loại Máy Và Công Nghệ
Máy vật lý trị liệu có nhiều loại, mỗi loại ứng dụng công nghệ khác nhau và phục vụ các mục đích riêng biệt:
- Máy siêu âm trị liệu: Sử dụng sóng siêu âm để điều trị tắc tia sữa, đau cơ, viêm khớp. Giá thường từ thấp đến trung bình.
- Máy điện xung (TENS): Tác động bằng dòng điện nhẹ để giảm đau, kích thích thần kinh. Đây là loại phổ biến và giá tương đối rẻ.
- Máy laser trị liệu: Dùng tia laser cường độ thấp để tái tạo mô, giảm viêm. Giá thường cao hơn do công nghệ phức tạp.
- Máy nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng/lạnh để thư giãn cơ, cải thiện tuần hoàn. Loại này có giá phải chăng.
- Máy từ trường siêu dẫn: Công nghệ mới năm 2025 giảm đau và giãn cơ nhanh, phục hồi mô
- Máy kéo giãn cột sống: kéo giãn cơ vùng cột sống cổ, lưng, giảm chèn ép do thoát vị đĩa đệm
- Máy xung kích trị liệu: nhắm đến bệnh nhân viêm gân/khớp vôi hóa, mãn tính, gai gót, giải cơ nhanh chóng
Loại máy bạn chọn sẽ quyết định phần lớn chi phí đầu tư. Ví dụ, một máy siêu âm trị liệu cơ bản có thể rẻ hơn nhiều so với máy laser trị liệu cao cấp.

2.2. Thương Hiệu Và Xuất Xứ
Thương hiệu và nơi sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá. Các thương hiệu nổi tiếng từ châu Âu (như BTL của Anh, ENRAF của Hà Lan, Zimmer của Đức) hoặc Mỹ (Chattanooga) thường có giá cao hơn do chất lượng vượt trội, độ bền tốt và công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, các máy từ Trung Quốc, Ấn Độ (HMS) hoặc sản xuất nội địa thường có giá “mềm” hơn, phù hợp với ngân sách hạn chế.
Ví dụ, máy siêu âm trị liệu BTL 4710 Smart của Anh có thể lên đến 40-50 triệu đồng, trong khi máy HMS 102 từ Ấn Độ chỉ khoảng 15-20 triệu đồng.
2.3. Tính Năng Và Thông Số Kỹ Thuật
Máy vật lý trị liệu càng hiện đại, tích hợp nhiều tính năng thì giá càng cao. Một số tính năng nâng cao bao gồm:
- Đa tần số: Máy siêu âm có thể hoạt động ở 1 MHz (tác động sâu) và 3 MHz (tác động nông).
- Chế độ xung/luân phiên: Tùy chỉnh cường độ và kiểu sóng để phù hợp với từng tình trạng bệnh lý.
- Màn hình cảm ứng: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- Công suất lớn: Phù hợp với cơ sở y tế sử dụng liên tục.
Máy cơ bản chỉ có một chức năng và nút bấm đơn giản sẽ rẻ hơn so với máy đa năng, hiện đại.
2.4. Tình Trạng Máy
- Máy mới: Giá cao nhất, đi kèm bảo hành chính hãng và đảm bảo chất lượng.
- Máy cũ: Giá rẻ nhất, phù hợp cho ngân sách thấp, nhưng tiềm ẩn rủi ro về hiệu suất và tuổi thọ.
2.5. Quy Mô Sử Dụng
Bạn mua máy để dùng cá nhân tại nhà hay để kinh doanh tại phòng khám, spa, bệnh viện? Máy dùng tại nhà thường nhỏ gọn, giá rẻ (dưới 15 triệu đồng), trong khi máy chuyên nghiệp cho cơ sở y tế đòi hỏi công suất lớn, độ bền cao, và giá thường từ vài chục triệu đồng trở lên.
2.6. Nhà Cung Cấp Và Chính Sách Hậu Mãi
Mua từ nhà phân phối chính hãng thường đắt hơn nhưng đảm bảo chất lượng, bảo hành dài hạn (1-3 năm) và hỗ trợ kỹ thuật tốt. Ngược lại, mua từ nguồn không rõ ràng hoặc qua tay thứ ba có thể rẻ hơn nhưng dễ gặp rủi ro về hàng giả, hàng kém chất lượng.

Công nghệ y khoa MDT tự hào cung cấp đến khách hàng là các bệnh viện, phòng khám các thiết bị PHCN chất lượng với độ bền cao. Chúng tôi với chính sách chăm sóc khách hàng tối ưu, không chỉ hỗ trợ về máy móc, thiết bị mà còn hỗ trợ về chuyên môn sử dụng sao cho tận dụng tối ưu hiệu quả của máy. Nếu bạn cần thiết bị cho phòng khám Vật lý trị liệu của mình hãy liên hệ cho chúng tôi 0902823651 để được tư vấn nhé!
2.7. Chi Phí Phụ Kèm
Ngoài giá máy, chi phí đầu tư ban đầu còn bao gồm:
- Phụ kiện: Đầu dò siêu âm, điện cực TENS, gel bôi trơn…
- Đào tạo sử dụng: Một số nhà cung cấp tính phí hướng dẫn vận hành máy.
- Vận chuyển và lắp đặt: Đặc biệt nếu mua máy lớn cho cơ sở y tế.
3. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Tham Khảo Trên Thị Trường
Dựa trên các yếu tố trên, chi phí đầu tư ban đầu cho máy vật lý trị liệu dao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng. Dưới đây là mức giá tham khảo tại Việt Nam (tính đến tháng 3/2025):
3.1. Phân Khúc Giá Rẻ (3-15 Triệu Đồng)
- Đặc điểm: thiết kế cầm tay, công suất thấp, phù hợp cho cá nhân trị liệu tại nhà hoặc spa nhỏ.
- Ví dụ: Máy điện xung TENS giá từ 1,5-7 triệu đồng; máy điện xung vừa kích thích cơ, TS3 giá 3 triệu đồng, máy siêu âm trị liệu cầm tay giá 5,5-7 triệu đồng
- Ưu điểm: Giá phải chăng, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu cơ bản.
- Nhược điểm: Hạn chế về tính năng, không phù hợp cho điều trị chuyên sâu hoặc sử dụng liên tục cả ngày, cho các phòng khám đông bệnh.
3.2. Phân Khúc Trung Cấp (15-50 Triệu Đồng)

- Đặc điểm: Máy đa năng hoặc chuyên sâu hơn, tích hợp màn hình hiển thị, công suất trung bình, phù hợp cho phòng khám nhỏ hoặc spa.
- Ví dụ: Máy siêu âm đơn tần Ấn Độ giá 15 triệu đồng; máy điện xung giác hút giá khoảng 30 triệu đồng, máy kéo giãn cột sống Ấn Độ gia khoảng 45-50 triệu đồng..
- Ưu điểm: Hiệu quả tốt, linh hoạt với nhiều bệnh lý, độ bền khá cao.
- Nhược điểm: Giá vẫn cao so với cá nhân, cần bảo trì định kỳ, thiết kế chưa sang trọng và bắt mắt
3.3. Phân Khúc Cao Cấp (50-200 Triệu Đồng Trở Lên)

- Đặc điểm: Máy chuyên nghiệp, đa chức năng, công suất lớn, tích hợp nhiều công nghệ (siêu âm, laser, từ trường), dùng cho bệnh viện hoặc trung tâm vật lý trị liệu lớn.
- Ví dụ: Máy BTL 4710 Smart giá 45-70 triệu đồng; máy laser cường độ cao BTL giá khoảng 300-500 triệu đồng; giường kéo giãn cột sống tự động BTL 250-300 triệu đồng..
- Ưu điểm: Hiệu quả vượt trội, độ bền cao, hỗ trợ nhiều bệnh lý phức tạp.
- Nhược điểm: Giá thành đắt đỏ, không phù hợp cho cá nhân hoặc cơ sở nhỏ.
4.Các gói chi phí đầu tư ban đầu máy Vật lý trị liệu cho phòng khám mới tham khảo
Gói cấu hình cơ bản (100-200 triệu đồng):
Bao gồm các thiết bị cơ bản nhất (4 thiết bị): Siêu âm trị liệu, điện xung trị liệu, máy kéo giãn cột sống, máy nén ép áp lực hơi.
Đối với gói cơ bản này tổng chi phí sẽ rơi vào khoảng 100tr-200tr. Chi phí cụ thể tùy thuộc vào chủ phòng khám lựa chọn máy gì, hãng nào, thương hiệu và độ uy tín ra sao.
Ví dụ 1: Siêu âm trị liệu 102n của Ấn giá 15 triệu đồng, điện xung giác hút 30 triệu đồng, giường kéo giãn cột sống giá 50 triệu đồng của Ấn, máy nén ép áp lực hơi của Hàn Q2200 giá 8tr5 triệu đồng. Tổng giá trị là 103,5 triệu đồng
Ví dụ 2: máy siêu âm trị liệu BTL 45 triệu đồng, máy điện xung BTL 55 triệu đồng, giường kéo giãn cột sống Đài Loan 75 triệu đồng, máy nén ép Hàn Quốc 9 triệu đồng. Tổng cộng: 184 triệu đồng.
Ví dụ 3: máy siêu âm kết hợp điện xung BTL giá 70 triệu đồng, máy nén Hàn Quốc Q2200 giá 8,5 triệu đồng, Máy kéo giãn cột sống Đài Loan giường nâng hạ sản xuất tại Việt Nam giá 100 triệu đồng. Tổng gói: 178,5 triệu đồng.

Gói cấu hình nâng cao (300tr-800 triệu đồng):
Ngoài các máy ở cấu hình cơ bản như trên (siêu âm, điện xung, kéo giãn, máy nén ép áp lực hơi) ở gói này sẽ thêm các máy: xung kích trị liệu, laser trị liệu, máy từ trường siêu dẫn, máy sóng cao tần RF,…Đối với gói này chi phí sẽ rơi vào khoảng 300-800 triệu đồng. Nếu lựa chọn các hãng với độ nổi tiếng và cao cấp thì có thể chi phí trên 1 tỷ đến vài tỷ. Chi phí cụ thể phụ thuộc vào thương hiệu, số lượng, nhà cung cấp…
Ví dụ 1: Siêu âm trị liệu 102n của Ấn giá 15 triệu đồng, điện xung giác hút 30 triệu đồng, giường kéo giãn cột sống giá 50 triệu đồng của Ấn, máy nén ép áp lực hơi của Hàn Q2200 giá 8tr5 triệu đồng, xung kích KPB của Trung giá 45tr đồng, laser công suất cao của Trung giá 65 triệu đồng, máy sóng cao tần RF (radio frequency) của trung giá 65 triệu đồng, máy từ trường siêu dẫn của Trung giá 48 triệu đồng. Tổng gói 326,5 triệu đồng
Ví dụ 2: máy siêu âm trị liệu BTL 45 triệu đồng, máy điện xung BTL 55 triệu đồng, giường kéo giãn cột sống Đài Loan 75 triệu đồng, máy nén ép Hàn Quốc 9 triệu đồng. Tổng cộng: 184 triệu đồng, máy laser công suất cao của Trung giá 70 triệu đông, xung kích KPB pro của Trung giá 65 triệu đồng, máy từ trường siêu dẫn kết hợp laser xe đẩy của Trung giá 70 triệu đồng, máy sóng cao tần RF của Hàn Quốc giá 180 triệu đồng. Tổng gói: 569 triệu đồng
Ví dụ 3: Máy siêu âm kết hợp điện xung BTL 70 triệu đồng, máy laser Công suất cao BTL giá 400 triệu, xung kích trị liệu BTL 400 triệu đồng, sóng ngắn BTL 250 triệu đồng, máy kéo giãn cột sống cổ lưng BTL 250 triệu đồng. Tổng gói 1 tỷ 370 triệu đồng.
5. Lợi Ích Khi Đầu Tư Vào Máy Vật Lý Trị Liệu
Dù chi phí ban đầu có thể khiến bạn đắn đo, nhưng lợi ích mà máy vật lý trị liệu mang lại là rất đáng kể:
4.1. Hiệu Quả Điều Trị Cao
Máy vật lý trị liệu giúp giảm đau, cải thiện chức năng vận động, và thúc đẩy phục hồi mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả cho nhiều đối tượng, từ người già, vận động viên, đến bà mẹ sau sinh.
4.2. Tiết Kiệm Chi Phí Lâu Dài
So với việc chi trả cho các liệu trình điều trị tại bệnh viện (200.000-1.000.000 đồng/lần), sở hữu máy tại nhà hoặc phòng khám giúp tiết kiệm đáng kể, đặc biệt nếu bạn kinh doanh dịch vụ vật lý trị liệu.
4.3. Đa Năng Và Linh Hoạt khi sử dụng
Một chiếc máy đa năng có thể điều trị nhiều vấn đề như đau cơ, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, hay tắc tia sữa, mang lại giá trị sử dụng cao.
4.4. Tăng Cường Uy Tín Và Doanh Thu
Đối với các cơ sở y tế, spa, việc đầu tư máy móc hiện đại không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn thu hút khách hàng, tăng doanh thu lâu dài.
5. Lời Khuyên Khi Đầu Tư Máy Vật Lý Trị Liệu
Để tối ưu hóa chi phí đầu tư, bạn nên:
- Xác định mục tiêu: Dùng cá nhân hay kinh doanh? Điều trị bệnh lý nào?
- Nghiên cứu kỹ: Chọn thương hiệu uy tín, kiểm tra nguồn gốc và giấy tờ chứng nhận.
- Tham khảo giá: So sánh từ nhiều nhà cung cấp để có lựa chọn tốt nhất.
- Ưu tiên bảo hành: Chọn máy có bảo hành từ 12 tháng trở lên và hỗ trợ kỹ thuật tốt.
Theo dõi trang Fangpage Công nghệ y khoa MDT để tìm hiểu kiến thức VLTL_PHCN
Qua bài viết : “Chi phí đầu tư ban đầu cho máy Vật lý trị liệu của Phòng khám”, chắc chắn các bạn đã có thể hình dung và dự trừ khoảng chi phí phù hợp cho phòng khám của mình. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì hay cần mua máy hãy liên hệ ngay cho chúng tôi 0902823651 để được tư vấn tận tình ạ! Căm ơn các bạn đã luôn tin tưởng Công nghệ y khoa MDT trong suốt thời gian vừa qua.