1. Giải phẫu và sinh lý của dây thần kinh giữa.
Tổn thương thần kinh giữa hây hậu quả nghiêm trọng trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự phân bố của dây thần kinh giữa, hậu quả của tổn thương dây tk giữa và cách phục hồi tổn thương nhé.
1.1. Giải phẫu thần kinh giữa.
- Sự phân bố:
Thần kinh giữa xuất phát từ bó ngoài và bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, đi xuống cánh tay dọc theo động mạch cánh tay rồi xuống cẳng tay, nằm giữa các cơ gấp chung các ngón nông và gấp chung các ngón sâu. Khi đến cổ tay, thần kinh giữa đi trong ống cổ tay để xuống gan tay và chia ra các nhánh tận ở đó.
- Chi phối hoạt động:
Thần kinh giữa chi phối động tác gấp cổ tay và ngón tay, sấp cẳng tay và bàn, gấp, dạng và đối ngón cái.
- Chi phối cảm giác:
Về cảm giác, ở gan tay nó chi phối cho các ngón 1,2,3 và 1⁄2 ngoài ngón 4, ở mu tay chi phối cho đốt tận cùng của các ngón trên. Ngoài ra, thần kinh giữa là dây thần kinh hỗn hợp có nhiều sợi giao cảm nên khi bị tổn thương, bệnh nhân thường có cảm giác đau cháy ở bàn tay.
1.2. Sinh lý của tổn thương dây thần kinh giữa.
- Hội chứng ống cổ tay:
Tổn thương dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép ở vùng cổ tay trong hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý gây chèn ép thần kinh ngoại biên thường gặp nhất.
Đối tượng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay là những người làm công việc đòi hỏi vận động cổ tay nhiều, cao tuổi, béo phì, đái tháo đường, suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, loãng xương.
Nếu phát hiện sớm, hội chứng ống cổ tay đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn. Trong trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì cần phải phẫu thuật.
Quá trình tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân sớm hồi phục và lấy lại chức năng bàn tay.
- Hội chứng thần kinh gian cốt trước:
Nhánh gian cốt trước của thần kinh giữa có thể bị chèn ép ở vùng cẳng tay gây ra hội chứng thần kinh gian cốt trước. Thần kinh giữa cũng có thể bị tổn thương ở bất cứ đoạn nào trên đường đi của nó do vết thương gây ra bởi hung khí hay đạn bắn.
Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bảo tồn hay phẫu thuật. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp điều trị được lựa chọn.
2. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương dây thần kinh giữa.
2.1. Chẩn đoán lâm sàng.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán:
- Triệu chứng chấn thương phần mềm cơ quanh khớp vai
- Đau: Do xuất huyết phần mềm
- Phù nề: Do đụng giập
- Hạn chế vận động khớp vai thụ động, chủ động do bị đau
- Triệu chứng thần kinh:
- Liệt mềm ngoại biên: Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương và vị trí tổn thương mà có các kiểu liệt khác nhau.
- Liệt thần kinh quay: các khớp ngón tay, bàn tay mất khả năng duỗi.
- Liệt thần kinh trụ: Khi nắm bàn tay, các ngón IV, V và một phần ngón III không gập hết được, không gập được đốt cuối ngón V
- Liệt dây thần kinh giữa: Bàn tay khỉ là khi nắm bàn tay, ngón I và ngón II không gấp lại được
- Trương lực cơ giảm: Độ rắn chắc của cơ giảm
- Cơ lực giảm
- Thử cơ bằng tay (MMT) để đánh giá độ liệt của từng nhóm cơ:
- Độ 0: Không có co cơ tối thiểu.
- Độ 1: Có co cơ khi cử động.
- Độ 2: Thực hiện được vận động nhưng không hết tầm ở vị trí loại bỏ trọng lực.
- Độ 3: Thực hiện hết tầm vận động, kháng lại trọng lực và sức đề kháng vừa hoặc nhẹ.
- Độ 4: Thực hiện hết tầm vận động, kháng lại trọng lực và sức đề kháng tối đa
2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng.
Khảo sát chẩn đoán điện: Điện cơ đồ (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp xác định thần kinh bị tổn thương, định khu vị trí tổn thương và giúp theo dõi quá trình hồi phục của thần kinh giữa. Thường kết quả khảo sát chẩn đoán điện vẫn bình thường trong giai đoạn sớm của bệnh.
Chụp X quang: Chụp khớp vai thẳng để loại trừ tổn thương xương khớp kèm theo (gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, trật khớp vai).
MRI: trong một số trường hợp, MRI giúp phát hiện tình trạng chèn ép thần kinh giữa ở cẳng tay, ống cổ tay.
3. Phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa.
3.1. Phục hồi tổn thương dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay.
Nhiều bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn nếu được phát hiện sớm. Mang máng nâng đỡ cổ tay, giữ ở tư thế trung tính, mang khi ngủ và khi thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự vận động cổ tay nhiều. Sử dụng thêm thuốc giảm đau chống viêm đường uống. Khoảng 90% bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay nhẹ đáp ứng với điều trị bảo tồn sau 4-6 tuần điều trị, sau đó duy trì tiếp ít nhất 2 tháng nữa.
Nếu bệnh nhân không hề có đáp ứng khi điều trị bảo tồn với máng nẹp cổ tay thì lựa chọn tiếp theo là tiêm steroid vào ống cổ tay. Thường giảm các triệu chứng sau mũi tiêm thứ nhất, một số trường hợp cho phép tiêm đến 3 mũi, cách nhau 3-6 tuần.
Thay đổi tư thế và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi làm việc để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
3.2. Phương pháp phục hồi chức năng tổn thương dây thần kinh giữa.
– Tuần 1: Tập ngay sau mổ, gấp duỗi cổ tay nhẹ nhàng, các ngón gấp duỗi tối đa. Mang nẹp cổ tay hỗ trợ.
– Tuần 2: Cắt chỉ và chăm sóc sẹo mổ. Bắt đầu tập mạnh cơ và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
– Tuần 3-4: Tiếp tục tập mạnh cơ. Bệnh nhân được phép thực hiện những hoạt động mạnh hơn và quay trở lại làm việc
3.3. Phục hồi tổn thương dây thần kinh giữa do vết thương vùng cánh tay, cẳng tay.
- Giai đoạn cấp: ngay sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật
- Bất động chi tổn thương: thời gian tùy thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.
- Vận động: tần suất và cường độ tập cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương và phương pháp phẫu thuật.
- Tư vấn cho bệnh nhân biết cách bảo vệ an toàn cho vùng thương tổn, đặc biệt là sau phẫu thuật nối thần kinh. Tránh gây tổn thương cho vùng chi bị mất cảm giác.
- Giai đoạn hồi phục: khi có dấu hiệu tái chi phối thần kinh
- Tái rèn luyện vận động: tập mạnh cơ theo chương trình tăng tiến
- Giảm tình trạng tăng cảm giác: quá trình tái chi phối thần kinh thường đi kèm với tình trạng tăng cảm giác. Cho bệnh nhân tiếp xúc với nhiều vật làm bằng chất liệu khác nhau để giảm tình trạng trên.
- Tái rèn luyện cảm giác: giúp bệnh nhân học cách nhận biết đồ vật khi sờ.
- Giai đoạn mãn tính: quá trình tái chi phối thần kinh đã đạt đỉnh, một số chức năng vận động và cảm giác không còn khả năng phục hồi thêm được nữa.
4. Máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên.
Máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên là máy điện xung mini với thiết kế hoàn toàn mới và công nghệ trị liệu hàng đầu. Thiết bị chuyên trị liệu cho các bệnh nhân yếu liệt cơ trước và phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
4.1.Chỉ định:
Các trường hợp có chỉ định trị liệu như: tổn thương đám rối cánh tay, liệt dây thần kinh quay, thần kinh trụ ở chi trên, thần kinh chày, thần kinh mác ở chi dưới… do tai nạn hay thương tổn không mong muốn.
4.2. Ưu điểm máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh giữa:
Thiết kế nhỏ gọn, giá cả phù hợp và dễ sử dụng là ưu điểm vượt trội của dòng máy mini này.
Dòng điện được sử dụng trong thiết bị này là dòng điện một chiều. Dòng điện này được nhà khoa học nghiên cứu, thiết kế và sản xuất khá cẩn trọng. Hiện nay thiết bị này đã có mặt trên toàn thế giới. Dòng điện một chiều này được cài đặt với tần số và các thông số phù hợp mang hiệu quả kích thích cơ trên các bệnh nhân yếu liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên.
A. Tính năng :
- Thiết kế nhỏ gọn
- Có 5 chương trình trị liệu cài đặt sẵn
- Nút ấn dễ sử dụng
- Kênh điện cực độc lập
B. Tác dụng máy kích thích cơ do tổn thương thần kinh giữa:
- Hạn chế quá trình teo cơ
- Tăng sức mạnh cơ
- Kích thích phục hồi thần kinh cơ
- Tăng dẫn truyền kết nối thần kinh
- Tăng chuyển hóa, tăng trao đổi chất dinh dưỡng
- Làm chậm quá trình lão hóa cơ
C. Chỉ định của máy điện điều trị tổn thương dây thần kinh giữa.
- Tổn thương đám rối cánh tay
- Liệt dây thần kinh quay chi trên
- Liệt dây thần kinh trụ chi trên
- Liệt dây thần kinh giữa chi trên
- Tổn thương thần kinh chày chi dưới
- Tổn thương thần kinh mác chung chi dưới
- Liệt dây thần kinh mác nông, mác sâu chi dưới
- …
E. Điều quan trọng khi dùng phương pháp điện trị liệu là hiệu quả và an toàn.
- Về hiệu quả: tính đáp ứng dòng điện là cần thiết đối với các bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên. Có nghĩa là sẽ tạo nên phản ứng co cơ khi sử dụng dòng điện trên các cơ hoặc nhóm cơ do dây thần kinh đó chi phối. Khi dùng dòng điện của thiết bị này trên các trường hợp bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ tạo nên đáp ứng co cơ. Chính vì vậy mang lại tính hiệu quả trị liệu.
- Về an toàn: Thiết bị được nghiên cứu và thiết kế thông số phù hợp, người dùng chỉ được phép thay đổi cường độ dòng điện phụ thuộc vào cơ địa. Nên nghe theo chỉ dẫn của nhà chuyên môn khi sử dụng các thiết bị trị liệu tại nhà. Thiết bị được đánh giá độ an toàn cao cho người dùng.
Các bài viết liên quan:
Máy điện xung kích thích cơ do tổn thương thần kinh ngoại biên
Điều trị tổn thương thần kinh quay
Tổn thương đám rối cánh tay và phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu bàn chân rủ
Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh giữa
Tổn thương thần kinh trụ và cách điều trị
5. Máy siêu âm trị liệu cầm tay Roscoe UP2
Không giống như các phương thức điện xung hay điện từ, siêu âm đặc biệt ở chỗ nó là dạng sóng dọc liên quan đến âm thanh. Tinh thể áp điện chuyển đổi năng lượng điện thành sóng âm thanh rung động mạnh, hay còn gọi là siêu âm. Sóng siêu âm gây ra rung động trong các tế bào mô mềm, tăng nhiệt độ và gây giãn mạch, mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm khi cần.
Tất cả đều có thể điều khiển được với 3 cài đặt công suất phát khác nhau! Thời gian điều trị do bác sĩ chuyên khoa quyết định và có thể từ 5-10 phút tùy thuộc vào tình trạng được điều trị và vị trí giải phẫu bệnh. Vì không khí là chất dẫn sóng siêu âm rất kém, nên cần dùng với gel siêu âm để dẫn năng lượng sóng âm đến da.
Thiết bị siêu âm di động này là một lựa chọn tuyệt vời để giảm đau không xâm lấn. Không cần thuốc giảm đau hoặc thuốc uống, thiết bị này tương tự như thiết bị được sử dụng trong văn phòng Bác sĩ Chỉnh hình hoặc Bác sĩ Vật lý trị liệu, nhưng được sản xuất để dùng cho gia đình.
5.1. Tính năng sản phẩm:
Thiết bị siêu âm trị liệu tạo ra nhiệt sâu trong các mô của vùng bị ảnh hưởng
Thiết bị phải được sử dụng với gel siêu âm để dẫn năng lượng siêu âm đến da. Máy có thể cài đặt 3 mức phát sóng với ba cài đặt hẹn giờ: 5, 10 hoặc 15 phút
Máy siêu âm trị liệu mini được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang trong mình khả năng phát sóng siêu âm vô cùng mạnh mẽ.
Có thể xách tay phù hợp cho công việc cần di chuyển nhiều như các nhà vật lý trị liệu tập bệnh tại nhà, điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần tại nhà hoặc cho bệnh nhân dùng điều trị tại nhà để điều trị các bệnh lý đau nhức mỏi tay chân xơ xương khớp.
Máy Siêu Âm Trị Liệu Có Tác Dụng Y Học
- Làm lành vết thương và sửa chữa mô mềm
- Mô sẹo và cứng khớp
- Bóc tách mô liên kết
- Giảm đau
- Làm tan cục sữa bị vón cục
- Khai thông đường dẫn sữa
- Trị viêm gân cơ
5.2. Cấu hình cung cấp:
- 1 máy siêu âm UP2 (us pro 2000)
- 1 adapter và dây kết nối
- 1 chai gel siêu âm truyền sóng
- 1 bảng hướng dẫn sử dụng nhanh
- 1 sách thông số kỹ thuật và HDSD chi tiết
Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng sóng siêu âm trị liệu không dùng thuốc | 0902823651 – YouTube
5.3. Máy Siêu Âm Trị Liệu Mini sử dụng trong điều trị các bệnh lý:
- Siêu âm điều trị Đau lưng
- Siêu âm điều trị Đau cổ – vai –gáy
- Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng
- Thoát vị đĩa đệm cổ, lưng
- Siêu âm Viêm gân
- Siêu âm Co thắt cơ
- Siêu âm Sẹo
- Siêu âm Điểm Trigger poin gân cơ
- Siêu âm Viêm khớp
- Siêu âm Viêm khớp dạng thấp
- Siêu âm Viêm khớp thái dương hàm
- Siêu âm Điều trị viêm tắc tuyến sữa
- Siêu âm điều trị tắc tia sữa
- Siêu âm điều trị viêm tuyến vú
- Tràn dịch khớp gối
- …
Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh ✅ Tìm phòng khám gần nhà ✅Tìm người tập VLTL tại nhà ✅Thiết bị tập VLTL-PHCN |
Hotline ☎: 090.282.3651 |
Website ?: congngheykhoa.com Website ?: dieutrivatlytrilieu.com Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt |