
Các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ – Bài viết giúp chúng ta có thêm kiến thức trong thời kỳ nuôi con. Bài viết vô cùng hữu ích cho các mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ. Chúng ta hãy hiểu rõ để biết được mình đang gặp phải tình trạng nào. Từ đó đưa ra cách xử trí cho phù hợp nhất và sớm nhất có thể. Để ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Các vấn đề thường gặp tuyến vú bao gồm:

- Đau núm vú
- Nứt nẻ núm vú
- Đóng vẩy núm vú
- Nhiễm nấm candida núm vú
- Tắc lỗ núm vú
- Tắc sữa trong tuyến vú
- Viêm tuyến vú
- Áp xe tuyến vú
- Chấn thương tuyến vú
- Trẻ bú không đúng cách
NỨT NẺ NÚM VÚ:

Thường do:
- Bú không đúng cách
- Dính thắng lưỡi
- Nhiễm nấm candida
- Cách hút sữa không đúng
TẮC LỖ NÚM VÚ

CĂNG SỮA
- Là tình trạng sữa ứ đọng trong mô tuyến vú, mô mỡ xung quanh các hệ thống ống dẫn sữa trong tuyến vú sưng nề
- Xuất hiện ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau sinh
- Giảm trong 12-48 giờ nếu điều trị kịp thời
Lý do khiến sữa căng tức:
- Quá nhiếu sữa ứ đọng trong mô tuyến vú
- Trẻ bú chưa nhiều
- Sữa được tạo ra ồ ạt nhưng không thoát ra được
Cơ chế căng sữa

- Mạng lưới mao mạch và bạch huyết xung quanh nang sữa sưng nề
- Tăng đè ép lên nang sữa
- Làm phẳng các biểu mô trong hệ thông ống dẫn sữa
- Mô tuyến vú cứng và đau
Triệu chứng căng sữa
- Xuất hiện ở 2 bên, từ ngày 3-8 sau sinh
- Mô tuyến sưng to, căng, bóng, KHÔNG ĐỎ
- Sờ có nhiều mảng cứng, gồ ghề và hơi ấm
- Ngực nặng đau khi chạm vào
- Sữa rất ít hoặc không bắn ra được khi bé bú/hút/nặn
- Mệt mỏi
- KHÔNG SỐT
TẮC SỮA TRONG MÔ TUYẾN
- Là tình trạng dòng chảy của sữa bị chặn lại ở bất cứ chỗ nào trong mô tuyến vú
- Có thể tắc ở nang sữa, tiểu thùy, thùy, hệ thống ống dẫn sữa, xoang sữa hoặc lỗ núm vú
- Tia sữa vùng bị tắc không bắn ra khi trẻ bú/hút/nặn
- Xyar ra ở bất kỳ giai đoạn nào, thường trong 6 tuần đầu sau sinh mà cho con bú sữa mẹ
- Xuất hieenjt ừ từ và 1 hoặc 2 bên tuyến vú

Yếu Tố Gây Tắc Sữa Trong Tuyên Mô
- Tất cả các lý do làm sữa không thoát ra được
- Sữa ứ đọng đông kết lại, vón cục, tăng độ nhớt làm nghẽn tắc
YẾU TỐ CƠ HỌC GÂY TẮC SỮA
Thoát sữa kém:
- Kỹ thuật cho bú không thích hợp, vd trẻ ngậm không đúng cách, trẻ bú một tư thế
- Bất thường về giải phẫu học của trẻ, vd: dính thắng lưỡi, khe hở môi, khe hở vòm
- Trẻ không hoặc ít bú đêm/ không hút sữa ban đêm, trẻ bú dặm thêm sữa công thức, bú yếu
- Số cử bú giảm, cách xa hoặc thới gian của một cử bú giảm
- Mẹ ngủ quên, căng sữa
- Cai sữa đột ngột
Chấn thương:
- Hệ thống ống dẫn sữa bị chén ép do nặn sữa hoặc xoa bóp ngực quá mạnh, mô xung quanh tuyến vú sưng và viêm
- Mặc sáo ngực chật
- Trẻ đạp và ngực
- Ngủ đè lên ngực đang chứa nhiều sữa
Tác nhân khác khiến tắc sữa:
- Căng thẳng mệt mỏi
- Thiếu ngủ
- Giảm Oxytocin
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
- Bệnh
Triệu chứng tắc sữa trong tuyến vú:

- Một vùng mô tuyến vú sưng
- Sờ có một khối cứng, bờ rõ, nóng
- Căng sữa vùng xung quanh chỗ tắc
- Đau tại chỗ tắc đặc biệt khi trẻ bú
- Giảm lượng sữa
- Sữa phóng ra có thể kèm dây sữa hoặc vón cục, sốt nhẹ sưới 38.5 độ
VIÊM TUYẾN VÚ
KHÁI NIỆM
- Là tình trạng mô tuyến vú sưng và viêm
- Phổ biến là viêm hệ thống ống dẫn sữa
- Nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn
- Xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào, thường gặp 6 tuần đầu sau sinh và cho con bú bằng sữa mẹ
- Đôi khi xảy ra đột ngột không có triệu chứng báo trước
- Chỉ viêm tuyến vú một bên vú
- Khoảng 10% phụ nữ cho con bú bị viêm tuyến vú
CÁC NHÂN TỐ GÂY VIÊM TUYẾN VÚ:

- Viêm tuyến vú không nhiễm khuẩn: do sữa ứ đọng trong tuyến vú, gây nên phản ứng viêm
- Viêm tuyến vú nhiễm khuẩn:
- Vi khuẩn Staphylococcus aureus (phổ biến)
- Staphylococcus albus, Streptococci
- Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú trực tiếp qua lô xnums vú, vết trầy xước da ở quầng vú hoặc núm vú
- Vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú gián tiếp từ một ổ nhiễm khuẩn trong cơ thể qua đường máu hoặc đường bạch huyết
YẾU TỐ NGUY CƠ VIÊM TUYẾN VÚ
- Tất cả các tác nhân của căng sữa và tắc sữa trong tuyến vú
- Tiền sử tắc sữa trong tuyến vú hoặc viêm tuyến vú
- Đau hoặc nứt nẻ núm vú
TRIỆU CHỨNG VIÊM TUYẾN VÚ
- Một vùng mô tuyến vú sưng, đỏ sậm
- Sờ có một khối cứng, bờ rõ, nóng
- Căng sữa vùng xung quanh chỗ viêm
- Đau nhiều tại chỗ viêm đặc biệt khi trẻ bú
- Có thể sờ thấy hạch nách cùng bên
- Sốt cao trên 38.5 độC, rét run, nhứt đầu
- Bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng cao
- Giảm lượng sữa
- Sữa có vị mặn do tăng NaCl
- Sữa có thể lẫn dịch nhầy, mủ vàng, xanh hoặc máu
PHÂN LOẠI VIÊM TUYẾN VÚ
- Viêm mô liên kết: các mô liên kết giữa các thùy tuyến vú bị viêm
- Viêm hệ thống ống dẫn sữa và thùy tuyến vú
- Có hoặc không có nhiễm khuẩn
- Áp xe là khi nhiễm khuẩn hóa mủ khu trú trong một vùng
ÁP XE TUYẾN VÚ
NHỮNG TÁC NHÂN GÂY ÁP XE TUYẾN VÚ:
- Viêm tuyến vú điều trị không hiệu quả
- Vi khuẩn Staphylococcus aureus (phổ biến)
- Staphylococcus albus
- Streptococci
TRIỆU CHỨNG:
- Áp xe tuyến vú xảy ra khi vùng nhiễm khuẩn bị cô lập với các mô xung quanh
- Có những ổ mủ khu trú trong mô tuyến vú được hình thành do sự hoại tử các mô
- Có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe nằm ở một hoặc nhiều thùy khác nhau của tuyến vú
TRIỆU CHỨNG CỦA ÁP XE TUYẾN VÚ
- CƠ NĂNG: đau nhứt nhối sâu trong tuyến vú. Đau tăng khi vận động cánh tay/cho con bú
- TOÀN THÂN: biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc
- Sốt cao kèm rét run
- Môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, cơ thể gầy yếu, mất ngủ
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
- Viêm xơ tuyến vú mãn tính
- Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ
- Sờ thấy một vùng rất cứng, bề mặt lồn nhồn, ranh giới không rõ ràng, không dính da, ít đau
- Viêm mô liên kết (viêm tấy tuyến vú):
Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân nặng. Vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng.
- Hoại tử vú: vú căng to, phù nề, da có màu vàng nhạt, có thể hoại tử. Là biến chứng nặng nhất
ÍT SỮA
Yếu tố nguy cơ:
- Mô tuyến vú bất thường
- Tiền sử phẫu thuật ngực
- Thiếu hụt nội tiết tố
- Dùng một số thuốc, vd: thuốc ngừa thai
- Bệnh, gầy yếu
- Căng thẳng, mết mỏi, thiếu ngủ
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
- Sữa tồn đọng trong tuyến vú sau bú
- Căng sữa, tắc sữa, viêm và áp xe tuyến vú
- Trẻ bú dặm thêm sữa công thức
- Số cử bú giảm, cách xa hoặc thời gian của một cử bú giảm
- Trẻ không bú đêm
Các khắc phục các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Đối với các tình trạng như: cương sữa sinh lý sau sinh, viêm tuyến sữa, tắc sữa, viêm tắc tuyến sữa, áp xe tuyến vú, ít sữa, chúng ta có thể can thiệp kịp thời để giữ được sữa cho bé. Các biện pháp can thiệp cần phải nhẹ nhàng và xử lý đúng cách để tránh gây đau đớn cho mẹ và ảnh hưởng đến sữa của bé.
Hiện nay các spa áp dụng các phương pháp hiện đại: máy siêu âm thông tắc sữa kết hợp với massage tay, nặn sữa, lấy cặn đầu ti, htuốc, chăm sóc y tế đúng cách.
Về máy siêu âm dùng trong thông tắc sữa thì có nhiều loại với nhiều mẫu mã khác nhau ví dụ như máy siêu âm đa tần Anh Quốc BTL hoặc máy siêu âm mini đơn tần Mỹ phù hợp cho các spa dùng thông tia tại trung tâm hoặc mang đi đều được. Giá của các thiết bị siêu âm thông tắc cũng có nhiều mức khác nhau, hãy tìm địa chỉ cung cấp uy tín để mua, đảm bảo dịch vụ chăm sóc cũng như bảo hành sửa chữa sau này cho các bạn nhé!
Kỹ thuật tay như lấy cặn đầu ti, nặn sữa, massage tay thì các chị đăng ký họctại các trung tâm/bệnh viện sản phụ khoa. Bên cạnh đó quan trọng là chúng ta cần có kiến thức cho con bú đúng cách, cách vệ sinh đầu ti cũng như các dụng cụ cho bé bú, ăn uống khoa học, uống đủ nước, giữ tinhthần thoải mái… thì mới đảm bảo hạn chế tình trạng viêm tắc tuyến sữa sau sinh.
Trang chia sẻ kinh nghiệm thông tắc sữa
Qua bài viết: “7 vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ” giúp chúng ta có thể nhiều kiến thức về các tình trạng thường xuyên gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá. Chúng ta nên trân quý và giữ gìn để đảm bảo có sữa đủ cho bé yêu.
Các mẹ cần nhận biết được điều gì đang xảy ra với cơ thể của mình để can thiệp kịp thời. Tùy theo tình trạng, vấn đề là gì mà chũng ta có thể đi khám và điều trị đúng. Tránh các trường hợp để lâu tình trạng viêm tuyến sữa trở thành áp xe. Điều đó gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với mẹ và bé.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!