Bài 13: Phổ âm thanh và siêu âm

>>>Tham khảo nội dung liên quan:

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được chương 2 ( gồm 4 bài, link đọc full ở bên dưới) của chuỗi các bài viết xoay quanh kiến thức về Vật lý trị liệu. Cũng như các loại thiết bị liên quan đến điện trị liệu được dùng phổ biến hiện nay. Tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục với chương 3 đó là Nguyên lý chung của điện trị liệu (Năng lượng, tần số sóng, âm thanh…). Chương 3 gồm 6 bài đó là:

          Bài 8: Năng lượng bức xạ

          Bài 9: Bức xạ điện từ

          Bài 10: Tần số và bước sóng

          Bài 11: Qui luật tác dụng của bức xạ điện từ

          Bài 12: Ứng dụng phổ điện từ trong điều trị

          Bài 13: Phổ âm thanh và siêu âm

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 13: Phổ âm thanh và siêu âm (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo)

Bài 13: Phổ âm thanh và siêu âm

Một trong những mô thức được dùng nhiều nhất trong vật lý trị liệu là siêu âm. Thiết bị siêu âm tạo ra năng lượng sóng âm chứ không phải sóng điện từ. Cùng với sóng ngắn và vi sóng, siêu âm có tác dụng tăng nhiệt sâu trong tổ chức sinh học.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn đang quan tâm:

Sóng âm và sóng điện từ có bản chất hoàn toàn khác nhau. Khi các dao động âm được tạo ra, chúng lan truyền trong không gian với tốc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều. Sóng điện từ lan truyền với tốc độ 300 triệu mét một giây. Trong khi tốc độ sóng âm chỉ từ vài trăm tới vài ngàn mét một giây.

Do mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tần số và bước sóng đúng cho cả hai loại sóng. Và do tốc độ sóng điện từ lớn hơn nhiều tốc độ sóng âm. Nên bước sóng của sóng điện từ lớn hơn nhiều so với siêu âm khi cùng tần số. Chẳng hạn nếu siêu âm lan truyền trong không khí có bước sóng 0,3 mm. Sóng điện từ sẽ có bước sóng 297 m tại cùng một tần số.

Bức xạ điện từ có khả năng lan truyền trong chân không. Khi mật độ môi trường tăng, tốc độ sóng điện từ sẽ giảm do sự phản xạ, khúc xạ hoặc hấp thụ. Ngược lại, với tư cách một sóng cơ học, siêu âm không thể lan truyền trong chân không. Mật độ môi trường càng lớn, tốc độ truyền âm càng lớn. Chẳng hạn trong cơ thể người, tốc độ siêu âm tại xương có thể tới 3500 m/s, trong khi tại mỡ chỉ đạt 1500 m/s.

Độ quan trọng của tần số sóng siêu âm

Mặc dù mọi sóng âm tần số lớn hơn 20 kHz đều là siêu âm. Nhưng trong vật lý trị liệu, thường dùng các tần số 1 và 3 MHz. Khả năng xuyên sâu của siêu âm lớn hơn sóng điện từ rất nhiều. Tại tần số 1 MHz, 50% năng lượng sóng âm truyền tới độ sâu 5 cm. Đó là do siêu âm truyền rất tốt qua các tổ chức đồng nhất (như mỡ), trong khi bức xạ điện từ bị hấp thụ gần như hoàn toàn. Vì thế khi cần tác động các tổ chức nằm sâu dưới da, siêu âm là một lựa chọn thích hợp.

Hình 3.7: Thiết bị sóng xung kích siêu âm trong vật lý trị liệu.
Hình 3.7: Thiết bị sóng xung kích siêu âm trong vật lý trị liệu.

Siêu âm điều trị thường được dùng để tăng nhiệt độ tổ chức qua các hiệu ứng nhiệt. Tuy nhiên nó cũng có thể tăng cường khả năng sửa chữa tại mức tế bào do các hiệu ứng phi nhiệt. Đầu thế kỉ XXI, sóng siêu âm từ các thiết bị phát sóng xung kích cũng được dùng để điều trị một số bệnh cơ xương khớp khá hiệu quả (hình 3.7). Khả năng ứng dụng của siêu âm sẽ được thảo luận chi tiết trong chương 7.

TỔNG KẾT – Phổ âm thanh và siêu âm

  1. Kích thích điện, thấu nhiệt sóng ngắn và vi sóng, các mô thức hồng ngoại, laser công suất thấp và tử ngoại đều thuộc phổ sóng điện từ. Chúng có tần số và bước sóng đặc trưng cho từng vùng phổ.
  2. Các bức xạ điện từ lan truyền với cùng vận tốc; nên bước sóng và tần số tỷ lệ nghịch với nhau.
  3. Bức xạ điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, hấp thụ hoặc truyền qua tổ chức sinh học với mức độ khác nhau.
  4. Bức xạ với bước sóng lớn hơn (tức tần số nhỏ hơn) có khả năng xuyên sâu tốt hơn.
  5. Mục đích sử dụng một mô thức điều trị là kích thích tổ chức sinh học thực hiện các chức năng sinh học bình thường.
  6. Siêu âm là một loại sóng âm và lan truyền tốt trong các môi trường mật độ cao (như các tổ chức sinh học), nên rất hữu dụng để tác động tới các cấu trúc nằm sâu dưới da.

Đọc tiếp: Bài 14: Hệ thống thuật ngữ kích thích điện ( Bấm để đọc ) 

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay