Ứng dụng của các phương pháp nhiệt trị liệu như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Cơ chế truyền nhiệt
Trong các phương pháp điều trị trình bày trong cuốn sách này, các mô thức nhiệt bề mặt (các mô thức hồng ngoại) có lẽ là nhóm can thiệp phổ biến nhất. Như đã nhận xét tại chương 3, vùng hồng ngoại của phổ điện từ nằm giữa vùng vi sóng và vùng ánh sáng nhìn thấy. Nói chung giới trị liệu hiểu chưa đúng về các mô thức hồng ngoại. Theo truyền thống, hồng ngoại thường gắn với đèn hồng ngoại, với tư cách một nguồn phát xạ nhiệt.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, hầu hết các mô thức nhiệt và lạnh, như túi đắp nóng và lạnh, paraphin, tắm xoáy nóng và lạnh, túi chườm đá hoặc đèn hồng ngoại đều tạo ra năng lượng có tần số và bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại của phổ sóng điện từ (xem bảng 3.1, chương 3). Chương này sẽ thảo luận về các mô thức phổ biến đó.
Theo định nghĩa, nhiệt là đại lượng đặc trưng cho chuyển động hỗn loạn của các phân tử vật chất trong một vật thể. Nhiệt có thể truyền từ vật này sang vật khác nhờ ba cơ chế: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Cơ chế truyền nhiệt thứ tư là biến đổi, đã được thảo luận trong các chương 6 và 7.
Dẫn nhiệt xảy ra khi một vật tiếp xúc với vật nóng hoặc lạnh hơn. Đối lưu xảy ra khi các hạt (không khí hoặc nước) chuyển động dọc theo vật, dẫn tới sự biến đổi nhiệt độ. Bức xạ là sự truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh qua môi trường trung gian. Chẳng hạn qua không khí trong trường hợp đèn hồng ngoại. Còn biến đổi là hình thức truyền nhiệt của sóng cao tần và siêu âm. Khi năng lượng điện từ và cơ học biến đổi thành nhiệt năng qua một số cơ chế đặc trưng (xem chương 6 và chương 7). Các mô thức nhiệt bề mặt truyền nhiệt nhờ dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ. Qua đó làm thay đổi nhiệt độ tại vùng tổ chức tác động. Bảng 8.1 đưa ra cơ chế truyền nhiệt cho các mô thức khác nhau.
2. Cách dùng các mô thức nhiệt bề mặt
Các mô thức nhiệt bề mặt được sử dụng dựa trên lợi ích lâm sàng mà chúng có thể mang lại.
Các kỹ thuật tăng nhiệt độ trong lâm sàng được gọi là nhiệt trị liệu. Nhiệt trị liệu được ứng dụng khi tăng nhiệt độ tổ chức là mục tiêu điều trị. Việc dùng lạnh, hoặc lạnh trị liệu, mang lại hiệu quả cao trong giai đoạn cấp của quá trình lành vết thương, khi giảm nhiệt độ mô là mục đích cần hướng tới. Thuật ngữ thủy trị liệu có thể áp dụng cho bất kỳ một kỹ thuật nhiệt hoặc lạnh trị liệu nào dùng nước làm môi trường trao đổi nhiệt.
Trong phổ sóng điện từ có một vùng tương đối rộng là vùng hồng ngoại (bảng 3.1, chương 3). Vùng hồng ngoại cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ. Độ xuyên sâu của năng lượng tùy thuộc vào nguồn phát. Tuy nhiên chúng đều có tác dụng bề mặt.
Mặc dù chương này chỉ thảo luận các mô thức hồng ngoại. Nhưng một số mô thức nhiệt khác (thấu nhiệt cao tần và siêu âm) cũng có tác dụng sinh học tương tự. Nói chung tác dụng của nhiệt và lạnh trị liệu thảo luận trong chương này có thể áp dụng cho một mô thức thay đổi nhiệt độ mô bất kỳ.
Nhiệt nóng và nhiệt lạnh có thể điều trị các vết thương và chấn thương cấp rất hiệu quả. Nhà trị liệu cần hiểu cơ chế bệnh lý và tác dụng sinh học của nhiệt và lạnh để thiết lập các qui trình điều trị thích hợp.
Tác dụng sinh học của nhiệt và lạnh hiếm khi là kết quả của sự hấp thụ năng lượng trực tiếp. Giới nghiên cứu đồng thuận rằng, không một mô thức nhiệt bề mặt nào có thể thấm sâu quá 1cm trong tổ chức sinh học. Do đó tác dụng của chúng chủ yếu mang tính bề mặt. Tại các mạch máu và thụ thể thần kinh trong da và dưới da.
Hấp thụ nhiệt tại bề mặt da dẫn tới sự thay đổi tuần hoàn tại cơ và lớp mỡ dưới da. Nếu năng lượng hấp thụ đủ lớn để tăng nhiệt độ dòng máu tuần hoàn. Theo phản xạ, vùng dưới đồi sẽ tăng dòng máu tới các tổ chức dưới da. Sự hấp thụ lạnh tại chỗ cũng làm giảm dòng máu qua cơ chế tương tự.
Như vậy nếu mục đích điều trị là tăng nhiệt độ mô để tăng dòng máu tới các tổ chức nằm sâu. Thấu nhiệt cao tần hoặc siêu âm là các lựa chọn thích hợp. Vì chúng có thể truyền năng lượng trực tiếp tới các tổ chức đó. Còn nếu mục tiêu điều trị là giảm nhiệt độ. Do đó giảm dòng máu tới vùng tổn thương, các kỹ thuật lạnh bề mặt là lựa chọn ưu tiên.
Dường như tác dụng lớn nhất của các mô thức nóng và lạnh là giảm đau. Ban đầu các mô thức tác dụng lên thụ thể đau. Tiếp theo qua cơ chế kiểm soát cổng, chúng ức chế các xung động đau dẫn về tủy gai. Do đó có tác dụng giảm đau (xem chương 2). Theo triết lý của chương trình phục hồi chức năng tăng tiến, giảm đau là cách thức tạo thuận cho các phương pháp vận động liệu pháp. Với mục tiêu cuối cùng là tái hòa nhập người bệnh với cộng đồng. Cần nhấn mạnh rằng, mọi mô thức trị liệu trong tài liệu này nên được dùng như một bổ trợ cho các phương pháp vận động chủ động. Do đó việc lựa chọn một mô thức nhiệt bề mặt bất kỳ cũng phải được xem xét dựa trên tiêu chí đó.
2.1. Tác dụng tuần hoàn – Ứng dụng các phương pháp nhiệt bề mặt trong lâm sàng
Các hiệu ứng nhiệt là mục tiêu của việc sử dụng nhiệt hoặc lạnh tại chỗ. Mục tiêu chủ yếu là những thay đổi tuần hoàn bề mặt. Xuất hiện do đáp ứng của các thụ thể nhiệt trong da và của hệ thần kinh giao cảm.
Tuần hoàn da có hai chức năng chủ yếu: nuôi dưỡng các cấu trúc da và dẫn nhiệt từ cơ quan nội tạng tới da để giải phóng lượng nhiệt dư thừa ra ngoài cơ thể sau các hoạt động thể chất mạnh. Cấu trúc tuần hoàn da gồm hai loại mạch chủ yếu: tiểu động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Và các cấu trúc mạch máu để làm nóng da. Hai loại cấu trúc mạch làm nóng da bao gồm các đám rối tĩnh mạch dưới da, dùng để trữ một lượng máu lớn. Và các cầu nối động – tĩnh mạch, dùng để trao đổi thông tin tuần hoàn giữa động mạch và đám rối tĩnh mạch.
Đám rối tĩnh mạch có vỏ cơ dày chứa các sợi thần kinh giao cảm gây co mạch tiết norepinephrine. Khi co, dòng máu tới các đám rối hầu như bằng không. Khi giãn nở tối đa, dòng máu nhanh chóng tràn ngập các đám rối. Các cầu nối động – tĩnh mạch tìm thấy chủ yếu tại gan bàn tay, bàn chân, các bề mặt lõm tại môi, mũi và tai.
Khi áp lạnh trực tiếp vào da, mạch máu sẽ co cho tới khi nhiệt độ giảm tới giá trị 10oC, là nhiệt độ mà sự co mạch đạt mức tối đa. Co mạch chủ yếu do độ nhạy cảm của mạch với kích thích thần kinh tăng lên. Nhưng cũng là kết quả của phản xạ tới tủy gai rồi chạy ngược về mạch máu. Khi nhiệt độ xuống dưới 10oC, mạch bắt đầu giãn. Đó là hệ quả trực tiếp của lạnh trên mạch máu. Tạo ra sự ức chế cơ chế co của thành mạch hoặc chẹn các xung động thần kinh tới mạch. Tại 0oC, mạch máu giãn nở tới mức tối đa.
Các đám rối da chịu tác động của sợi thần kinh co mạch giao cảm. Khi tuần hoàn ở mức căng thẳng, như đang vận động, chảy máu hoặc lo lắng. Kích thích giao cảm các đám rối này buộc một lượng máu lớn chảy về hệ mạch bên trong. Như vậy hệ tĩnh mạch da đóng vai trò các bể dự trữ. Sẵn sàng thực hiện các chức năng tuần hoàn bổ sung khi cần thiết.
Tại các lớp dưới biểu mô, có ba loại thụ thể cảm giác: nóng, lạnh và đau. Thụ thể đau là các tận cùng thần kinh tự do. Nhiệt và đau truyền tới não nhờ bó gai thị bên. Các sợi thần kinh khác nhau đáp ứng với nhiệt độ theo cách khác nhau. Cả thụ thể nóng và lạnh đều phóng lực tối thiểu tại 33oC. Thụ thể lạnh phóng lực giữa 10 và 41oC, với cực đại tại 37,5 – 40oC. Trên 45oC, thụ thể lạnh lại phóng lực, và thụ thể đau bị kích thích. Sợi thần kinh sẽ dẫn truyền cảm giác đau tại các mức nhiệt tới hạn (quá nóng hoặc quá lạnh). Cả thụ thể nóng và lạnh đều thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi nhiệt.
Vì số lượng các thụ thể nóng và lạnh tại một bề mặt bất kỳ tương đối nhỏ, nên những thay đổi nhiệt độ không lớn khó được cảm nhận tại chỗ. Tuy nhiên tác dụng nhiệt có thể cộng gộp, vì thế kích thích vùng tổ chức lớn có thể hoạt hóa các trung tâm vận mạch dưới đồi. Kích thích các vùng dưới đồi trước và sau sẽ gây giãn và co mạch da một cách tương ứng.
Dòng máu da phụ thuộc vào sự phóng lực của hệ giao cảm. Các xung lực giao cảm được dẫn đồng thời tới hệ mạch để gây co mạch tại da và tủy thượng thận. Cả norepinephine và epinephrine tiết ra đều có tác dụng co mạch. Tiếp xúc với lạnh dẫn tới co mạch da, run rẩy vì lạnh, dựng lông da và tăng tiết epinephrine. Đồng thời mức độ chuyển hóa và tạo nhiệt sẽ tăng để duy trì sự hằng nhiệt của cơ thể.
Tăng tuần hoàn sẽ tăng lượng oxy và dưỡng chất tới vùng tác động, dẫn tới giảm đau và giảm co thắt cơ. Cơ chế phản xạ cảm thụ bản thể tăng có thể giải thích các tác dụng này. Các thụ thể và các cơ quan cảm giác trong thoi cơ ức chế vì nhiệt một cách tạm thời, trong khi làm lạnh đột ngột có xu hướng kích thích chúng.
2.2 Tác dụng co thắt cơ – Ứng dụng các phương pháp nhiệt bề mặt trong lâm sàng
Nhiều nghiên cứu đã khảo sát tác dụng của nhiệt và lạnh trị liệu trong các bệnh cơ xương khớp. Mặc dù việc sử dụng nhiệt đã được nhắc đến từ lâu, đa số các nghiên cứu mới đây đều tập trung vào lạnh. Giới nghiên cứu nhất trí rằng, cơ chế giảm co thắt cơ của nhiệt và lạnh nằm ở mức thoi cơ, thể Golgi và hệ gamma.
Nhiệt được xem là có tác dụng phản xạ trên trương lực cơ. Nhiệt tại chỗ làm thư giãn cơ qua toàn bộ hệ thống bằng việc hạ ngưỡng kích thích thoi cơ, đồng thời giảm tốc độ phóng lực của các sợi gamma ly tâm. Như một hệ quả, cơ có thể “im lặng” trong suốt quá trình áp nhiệt, nhưng một lượng nhỏ các vận động thụ động hoặc tự chủ có thể buộc các sợi li tâm phóng điện, do đó làm tăng sức kháng đối với kéo giãn. Vì thế giảm các xung động hướng tâm nhờ nâng ngưỡng kích thích thoi cơ có thể hiệu quả trong giảm co thắt cơ, chừng nào chưa có các vận động chủ động.
Tốc độ phóng lực của các tận cùng sơ cấp và thứ cấp đều tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Áp lạnh tại chỗ làm giảm hoạt tính thần kinh địa phương. Các sợi thần kinh nhỏ trong thoi cơ chuyên xác định vị trí cơ và các tận cùng thể Golgi đều phóng lực chậm khi áp lạnh. Lạnh còn giảm tốc độ phóng lực của hoạt tính hướng tâm một cách mạnh mẽ hơn, đi kèm một sự tăng trương lực cơ nào đó. Như vậy lạnh làm tăng ngưỡng kích thích thoi cơ, còn nhiệt có xu hướng hạ thấp nó. Mặc dù ngay sau áp lạnh, sự phóng lực của các sợi hướng tâm thoi cơ tăng, nhưng sau đó nó giảm và duy trì trong suốt quá trình áp lạnh.
Lạnh có thể giảm co thắt cơ do tác dụng giảm đau (xem chương 2); do đó tác động tích cực tới vòng xoáy bệnh lý đau – co thắt – đau. Lạnh cũng làm giảm tốc độ dẫn truyền các xung động thần kinh và giảm hoạt tính hướng tâm của các thụ thể da.
Nhiều nghiên cứu đã khảo sát việc dùng lạnh trước vận động liệu pháp để điều trị các tổn thương hệ cơ và gân và đều cho rằng, lạnh và vận động rất hiệu quả để điều trị các bệnh lý cơ xương khớp cấp tính dẫn tới hạn chế hoạt động cơ. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, nếu có thể chỉ định, kéo giãn có tác dụng tăng độ mềm dẻo hoặc tăng tầm vận động tốt hơn dùng nhiệt hoặc lạnh.