Tác dụng của các dòng điện xung trị liệu

Trong một máy điện xung trị liệu sẽ có 1 dòng điện hoặc nhiều dòng điện để điều trị các bệnh lý khác nhau, mỗi một dòng điện sẽ có 1 tác dụng điều trị khác nhau, áp dụng hiệu quả ở các bệnh lý khác nhau không phải tất cả các dòng điện đều có tác dụng giống nhau.  Trong bài viết này Công ty Công nghệ Y Khoa MDT sẽ cung cấp thông tin về tác dụng cụ thể của từng dòng điện!

Trong bài viết Điện xung trị liệu có tác dụng gì, cách sử dụng đúng cách. Chúng ta đã biết điện xung trị liệu có 3 tác dụng chính là tác dụng giảm đau, tác dụng điện phân dẫn thuốc, tác dụng kích thích thần kinh, cơ cho các cơ còn và mất chi phối thần kinh. Các dòng điện cụ thể sẽ có sự khác nhau về tần số, cường độ, thời gian xung, hình xung khi tac dụng vào tế bào thần kinh, cơ sẽ cho có tác dụng điều trị khác nhau.

Cơ chế tạo ra tác dụng của các tác dụng của các dòng điện

Khử cực thần kinh

Trong đa số trường hợp, dòng điện thể hiện tác dụng sinh lý nhờ khử cực màng tế bào thần kinh, do đó tạo thế hoạt động. Dòng điện với cường độ đủ lớn và thời gian tác dụng đủ dài sẽ thay đổi điện thế màng và tạo ra điện thế hoạt động (hoặc thế kích thích). Khi thế hoạt động lan truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh, cơ thể sẽ đáp ứng với nó như với điện thế được khởi phát nhờ các quá trình sinh học bình thường. 

Thế hoạt động là đơn vị cơ bản của hệ thông tin thần kinh. Khi tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ, tức không có kích thích sinh lý hoặc kích thích điện, do phân bố bất đối xứng của các điện tích qua màng, nên màng ở trạng thái phân cực, trong âm ngoài dương, với điện thế bên trong âm hơn bên ngoài khoảng từ – 60 đến – 90 mV. Đó là  thế nghỉ hoặc thế phân cực (Hình 1). Khi có một kích thích nội hoặc ngoại sinh tác dụng, màng nhanh chóng bị khử cực rồi tái cực. Quá trình đó tạo ra thế hoạt động hoặc thế kích thích (Hình 2).

đo điện thế nghỉ có thần kinh trong sự kích thích tác dụng của các dòng điện xung trị liệu
Hình 1: Thế nghỉ.
sơ đồ điện thế thay đổi trong sợi thần kinh khi tác dụng của các dòng điện xung trị liệu tác động lên
Hình 2: Thế hoạt động.

Khi tế bào đã bị khử cực, không một thế hoạt động nào được tạo thêm nữa. Khi đó tế bào không thể bị kích thích thêm, dù cường độ kích thích mạnh đến mức nào. Đó là giai đoạn nghỉ tuyệt đối. Sau khử cực, trước khi quay về trạng thái phân cực như ban đầu, có một giai đoạn siêu phân cực rất ngắn. Khi đó một kích thích với cường độ lớn hơn bình thường có thể tạo một thế hoạt động khác. Đó là giai đoạn nghỉ tương đối.

Đường cong cường độ – thời gian (đường cong I/t):

Với từng loại thần kinh, cần một lượng điện tích đủ lớn để kích thích. Để đặc trưng cho tính chất đó, có thể dùng khái niệm đường cong cường độ – thời gian (Hình 3). Đó là mối tương quan dưới dạng đồ thị giữa cường độ dòng và độ rộng xung tối thiểu để khử cực sợi thần kinh (đường cong I/t). Đó là cơ sở để chọn lọc hóa tác dụng của kích thích điện. Nói chung dòng điện cường độ và độ rộng xung nhỏ có thể kích thích sợi thần kinh cảm giác; trong khi cường độ và độ rộng xung lớn hơn có thể kích thích sợi vận động. Đặc biệt, để kích thích sợi cảm giác đau mạn tính C, cần cường độ và độ rộng xung rất lớn.

Tác dụng của các dòng điện theo sơ đồ tác động cường độ và độ rộng xung theo tác dụng của các dòng điện xung trị liệu
Hình 3: Đường cong cường độ – thời gian.

Thực nghiệm in vitro chứng tỏ, các xung điện ngắn, khoảng 100 μs hoặc ngắn hơn, có thể tạo các kích thích cảm giác; trong khi các xung dài hơn, khoảng 200 – 350 μs, có thể dùng để co cơ. Nếu xung điện ngắn hơn 1 ms, cảm giác đau sẽ tối thiểu, vì sợi C không bị kích thích. Các xung lớn hơn 10 ms dùng để kích thích cơ mất chi phối thần kinh.

Khi biên độ và độ rộng xung nằm dưới đường cong I/t của một sợi thần kinh, kích thích được xem là dưới ngưỡng và không xuất hiện một đáp ứng nào. Với loại mô bất kỳ, ứng với xung điện đủ dài (trong thực tế chọn giá trị 1000 ms), cường độ dòng tối thiểu để kích thích được gọi là cường độ dòng cơ sở hoặc ngưỡng nền IR (rheobase). Độ rộng xung nhỏ nhất tạo được sự kích thích khi cường độ dòng gấp hai lần ngưỡng nền được gọi là thời trị tc (chronaxie) (hình 4).

mối tương quan của cường độ kích thích và độ rộng xung trong tác dụng của các dòng điện xung lên cơ thể người
Hình 4: Ngưỡng nền và thời trị.

Tăng cường độ hoặc độ rộng xung lớn hơn giá trị cần thiết cũng không làm thay đổi thế tác dụng. Không xuất hiện một thế tác dụng lớn hơn hoặc kéo dài hơn. Mọi thế tác dụng của sợi thần kinh đều như nhau. Chúng xuất hiện theo qui luật tất hoặc không (all-or-none). Một thế tác dụng như nhau xuất hiện khi có các kích thích vượt ngưỡng; và không có thế tác dụng nào khi các kích thích nằm dưới ngưỡng.

Thêm nữa, ngoài giá trị cường độ và độ rộng xung cần đủ lớn. Cường độ cũng cần tăng đủ nhanh để tạo thế tác dụng. Nếu dòng tăng quá chậm, tế bào sẽ thích nghi với kích thích. Thích nghi là quá trình tế bào đáp ứng ít hơn với một kích thích dưới ngưỡng kéo dài. Như vậy để tạo ra thế tác dụng, một kích thích tăng chậm hơn phải có cường độ lớn hơn so với một kích thích tăng nhanh hơn.

Khi thế tác dụng xuất hiện, nó kích thích việc tạo ra thế tác dụng khác tại các vùng kế bên trên màng tế bào. Đó là quá trình lan truyền thế tác dụng dọc sợi thần kinh. Với các kích thích sinh lý, sự lan truyền chỉ theo một hướng. Thế tác dụng do kích thích điện lan truyền theo cả hai hướng. Nhưng chỉ các thế lan truyền theo hướng sinh lý mới gây tác dụng. Xung thần kinh chính là sự lan truyền thế tác dụng theo một hướng.

Tốc độ lan truyền thế tác dụng phụ thuộc vào kích thước sợi thần kinh và lớp vỏ myelin. Sợi càng lớn có tốc độ càng nhanh, và vỏ myelin cho phép thế tác dụng lan truyền nhanh hơn nữa. Với sợi vận động Aα đường kính lớn có vỏ myelin, tốc độ xung thần kinh lên tới 120 m/s; trong khi với sợi dẫn cảm giác đau cấp tính Aδ đường kính trung bình, có vỏ myelin, tốc độ không quá 36 m/s; còn với sợi đau mạn tính C đường kính nhỏ, không vỏ myelin, tốc độ nhỏ hơn 2 m/s.

Khử cực tế bào cơ

Cuối thế kỉ XIX, các nhà khoa học thấy cơ mất chi phối thần kinh không đáp ứng với xung điện vốn đủ mạnh để kích thích cơ còn phân bố thần kinh. Cơ còn phân bố thần kinh co vì dòng điện khử cực các sợi thần kinh vận động của nó. Cơ mất chi phối thần kinh vẫn có thể co, nhưng chỉ với xung điện 10 ms hoặc dài hơn. Các xung điện đó khử cực màng tế bào cơ một cách trực tiếp. Vì cơ mất chi phối thần kinh không còn khả năng thích nghi, nên các xung điện tăng chậm cũng có thể dùng để kích thích. Đó là lý do các dòng lũy thừa thường dùng để kích thích cơ mất chi phối thần kinh.

Điện phân dẫn thuốc (Electrophoresis for drug delivery) dòng Galvanic

Một phương pháp sử dụng dòng điện để đưa các chất hoặc thuốc qua da hoặc các mô khác trong cơ thể. Cơ chế hoạt động của quá trình này chủ yếu dựa trên hiện tượng di chuyển của các ion trong môi trường có điện trường. Cụ thể:

  1. Dòng điện tạo ra điện trường: Khi một dòng điện một chiều được áp dụng qua các điện cực đặt trên bề mặt da hoặc mô, một điện trường được tạo ra. Điện trường này có thể tác động lên các ion thuốc hoặc các phân tử thuốc mang điện trong dung dịch dẫn thuốc.

  2. Chuyển động của các ion thuốc: Các ion thuốc mang điện tích sẽ di chuyển theo chiều của điện trường. Các ion mang điện tích dương (cation) sẽ di chuyển về phía cực âm, trong khi các ion mang điện tích âm (anion) sẽ di chuyển về phía cực dương.

  3. Thẩm thấu qua da hoặc mô: Điện trường giúp tăng cường sự thẩm thấu của các ion thuốc qua lớp biểu bì hoặc màng tế bào, là rào cản tự nhiên đối với các phân tử thuốc. Nhờ có điện trường, các ion thuốc có thể vượt qua lớp màng bảo vệ và đi vào sâu bên trong cơ thể, giúp đạt được hiệu quả điều trị mà không cần sử dụng phương pháp tiêm truyền.

  4. Sự thay đổi tính thấm của màng: Điện trường còn có thể làm thay đổi tính thấm của màng tế bào hoặc lớp biểu bì, giúp thuốc dễ dàng xuyên qua và đạt được nồng độ cần thiết trong các mô mục tiêu.

  5. Điều chỉnh liều lượng và tốc độ thẩm thấu: Việc thay đổi cường độ của dòng điện, thời gian áp dụng điện trường và loại thuốc sử dụng có thể giúp điều chỉnh liều lượng và tốc độ thẩm thấu của thuốc vào cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Điện phân dẫn thuốc là một phương pháp hứa hẹn trong điều trị một số bệnh, đặc biệt là trong việc điều trị tại chỗ, vì nó có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc đi qua hệ tuần hoàn toàn thân.

Tác dụng của các dòng điện:

Phần dưới chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của các dòng điện xung trị liệu, bao gồm các dòng điện sau: Tens, Nemec, RUSS, Trabert 2-5, kích thích điện thần kinh và cơ, NMES, kích thích điện chức năng (FES), dòng cường độ thấp (LIS).

Các dòng điện được ứng dụng trong lâm sàng nhằm đạt các mục tiêu như sau:

  1. Tăng sức mạnh cơ.
  2. Cải thiện kiểm soát vận động.
  3. Kích thích cơ mất chi phối thần kinh hoặc cơ ghép.
  4. Giảm thoái hóa cơ không hoạt động.
  5. Tăng tầm vận động khớp
  6. Giảm nề.
  7. Tăng tuần hoàn.
  8. Tăng khả năng bơm máu và bạch huyết của cơ.
  9. Giảm trương lực cơ bất thường (co cứng cơ).
  10. Giảm co thắt cơ.
  11. Tăng nhận biết cảm giác.
  12. Tăng tốc độ và sự chính xác trong vận động.
  13. Ngừa loạn dưỡng cơ trong giai đoạn bất động.
  14. Tạo thuận co cơ tích cực.
  15. Khuyến khích lành vết thương.
  16. Cải thiện tư thế.
  17. Cung cấp sự hỗ trợ chỉnh hình.
  18. Trợ giúp đi lại, ngồi xe đạp hoặc các hoạt động tăng cường chức năng tim mạch khác.
  19. Kích thích liền xương.
  20. Giảm đau.
  21. Đưa thuốc qua da (ion di).
  22. Giảm run và cải thiện chức năng bàn tay.

Cần nhấn mạnh rằng, không phải mọi tác dụng trên đều đã được khẳng định qua các thử nghiệm RCT tiêu chuẩn. Vì thế khi quyết định dùng kích thích điện, nhà trị liệu cần cân nhắc lựa chọn loại dòng và tham số điều trị thích hợp cho từng trường hợp bệnh lý cụ thể; cũng như ghi chép đầy đủ qui trình và diễn tiến điều trị để có thể tổng kết và đánh giá chính xác tác dụng của can thiệp.

TENS

Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation – kích thích thần kinh bằng xung điện qua da.

TENS là một phương pháp giảm đau không can thiệp, không dùng thuốc, dùng cho cả trường hợp đau cấp tính hoặc mãn tính. Có thể thay đổi tần số (1 – 150Hz) và thời gian xung (10-400us) nên có khả năng kích thích các sợi thần kinh chọn lọc cho phổ điều trị rộng từ cấp tính đến mãn tính. TENS kinh điển có tần số cao, cường độ thấp và giảm đau qua cơ chế đóng cổng tại sừng sau tủy gai do kích thích các sợi cảm giác đường kính lớn Aβ; TENS kiểu châm cứu có tần số thấp, cường độ cao và giảm đau qua cơ chế giải phóng  β-endorphin và các morphine nội sinh khác do kích thích sợi dẫn xung động đau đường kính nhỏ Aδ; còn TENS mạnh có tần số cũng như cường độ rất cao và giảm đau qua cơ chế hoạt hóa các con đường ức chế đau hướng xuống, do kích thích tất cả các sợi Aβ, Aδ và C. Ngoài ra còn có kiểu kết hợp, khi TENS kinh điển được tải nhờ các tần số mang thấp, nên có thể có tác dụng tổng hợp của TENS kinh điển và TENS kiểu châm cứu.

Máy điện xung trị liệu Twin Stim 4 là 1 thiết bị điện trị liệu cầm tay mini với 2 dòng điện TENS, NMES. Có khả năng điều chỉnh các thông số dòng điện sao cho hiệu quả điều trị tốt nhất ở các giai đoạn bệnh lý khác nhau, từ cấp tính tới mãn tính và từ các giai đoạn cơ yếu, tăng trương lực cơ, tăng độ bền cơ.

Tác dụng:

  • Dạng chữ nhật 2 pha đối xứng, có thời gian nghỉ có tác dụng kích thích cơ.
  • Dạng chữ nhật xoay chiều có tác dụng kích thích làm lành vết thương.
  • Dạng chữ nhật 2 pha không đối xứng dùng trong giảm đau (dòng thường dùng), dựa vào tần số chúng ta có:
    • TENS Thấp (1-10Hz), thời gian xung dài (150-400us) được chỉ định trong bệnh lý mãn tính.
      • Kích thích điện sợi dẫn đau Aδ có thể giải phóng enkephalin tại tủy gai, phóng thích β-endorphin và endomorphin từ tuyến yên vào dịch não tủy và các morphine nội sinh khác tại mức trên tủy gai. Điều đó dẫn tới tác dụng giảm đau. Các thiết bị TENS kiểu châm cứu phát xung điện tần số thấp, cường độ cao có ưu thế trong cơ chế này. Chúng được dùng để điều trị đau bán cấp, đau mạn và đau do quá tải.

        Với TENS kiểu châm cứu, thường dùng điện cực bút tác dụng lên huyệt hoặc điểm trigger. Cách tìm điểm trigger tương tự như cách tìm điểm vận động đã trình bày ở trên.

        Các bước tiến hành sau đây có thể là lựa chọn tối ưu để tăng cường phóng thích các morphine nội sinh:

        1. Cường độ dòng cao, đủ gây co cơ mạnh.
        2. Độ rộng xung lớn, khoảng 200 – 350 μs.
        3. Tần số xung 1 – 5 Hz.
        4. Điện cực tích cực cần đặt tại huyệt hoặc điểm trigger.
        5. Thời gian mở 30 – 45 giây.
        6. Thời gian điều trị 30 phút; có thể 2 lần một ngày.
        7. Chọn ví trị và số lượng điểm tác động phù hợp với tình trạng bệnh lí.
        8. Nếu thành công, tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi bắt đầu điều trị khoảng 30 phút và kéo dài 5 – 7 giờ.
        9. Nếu không thành công, chọn thêm điểm tác dụng, nhất là phía cơ thể đối diện; hoặc dùng nhĩ châm.
    • TENS cao (50-100Hz), thời gian xung ngắn (10-75us) được chỉ định trong bệnh lý cấp tính.
      • Theo lý thuyết của Melzack và Wall, kích thích các sợi xúc giác Aβ đường kính lớn tốc độ nhanh sẽ giúp các nơ-ron trung gian phóng thích dynorphin, GABA và enkephalin để đóng cổng đau tại sừng sau tủy gai. Vì thế tín hiệu đau theo các sợi dẫn đau Aδ và C đường kính nhỏ tốc độ chậm bị chặn tại tủy gai nên ít tới các trung khu thần kinh cao hơn. Do đó cảm giác đau giảm hoặc mất hẳn. Các xung điện độ rộng nhỏ, tần số cao và cường độ thấp từ các thiết bị TENS kinh điển có thể tác dụng qua cơ chế này. Chúng thích hợp để điều trị các chấn thương cấp, đau cấp, đau sau phẫu thuật và đau cơ xương khớp.

        Qui trình điều trị dưới đây là cần thiết để thu được hiệu quả giảm đau tối đa:

        1. Cường độ dòng chỉ ở mức cảm giác, nên không gây co cơ.
        2. Độ rộng xung nhỏ, khoảng 50 – 80 μs.
        3. Tần số xung cao, khoảng 50 – 100 Hz.
        4. Thời gian mở: liên tục.
        5. Thời gian điều trị: theo nhu cầu bệnh nhân, có thể 24/24 giờ.
        6. Nếu thành công, sự giảm đau xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng ít phút sau khi bắt đầu can thiệp.
        7. Nếu không giảm đau, thay đổi vị trí và cách đặt điện cực và tiến hành điều trị lại. Nếu vẫn không có kết quả, dùng cách tiếp cận khác.
        8. Bất cứ thiết bị nào có tham số thích hợp đều có thể dùng.
    • Các kích thích mạnh trên sợi dẫn đau C có thể hoạt hóa hệ ức chế đau hướng xuống, theo kiểu “đau ức chế đau”. Qua hai con đường tín hiệu hóa nhờ serotonin và noradrenaline, hệ ức chế ly tâm này sẽ đóng cổng đau tại tủy gai, dẫn tới tác dụng giảm đau. Các thiết bị TENS mạnh với độ rộng xung lớn, tần số và cường độ rất cao có ưu thế trong cơ chế này. Chúng được dùng trong điều trị đau mạn cường độ mạnh và đau có nguồn gốc thần kinh.

      Qui trình điều trị sau là thích hợp để hoạt hóa hệ điều biến đau hướng xuống:

      1. Cường độ dòng rất cao, ngay dưới mức gây đau.
      2. Độ rộng xung rất lớn, 1 – 10 ms.
      3. Tần số xung rất cao, từ 200 Hz trở lên.
      4. Thời gian mở 30 – 60 giây.
      5. Thời gian điều trị 20 – 30 phút hàng ngày.
      6. Điện cực đặt tại huyệt hoặc điểm trigger.
      7. Số lượng huyệt và điểm trigger phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý.
      8. Nếu thành công, tác dụng xuất hiện sau 30 phút và kéo dài nhiều giờ.

      Nếu không thành công, chọn các điểm kích thích khác.

Giao thoa- Nemec

4- pole interference ( Giao thoa 4 cực), 2-pole interference- (Giao thoa 2 cực)

Hiện tượng giao thoa sảy ra khi có hai hoặc nhiều sóng cùng tác động đồng thời tại một điểm hoặc một loạt điểm trong một môi trường như giao thoa ánh sáng, giao thoa âm thanh, giao thoa điện từ.

Dòng giao thoa được sử dụng khi cho đồng thời 2-4 dòng xung xoay chiều trung tần có tần số giao động từ 2000Hz đến 10000hz tương tác lẫn nhau gây nên 1 dòng xung mới (AFM) có tần số điều biến bằng hiệu của 2 dòng xung. Quang phổ 10hz cho phép sau khi giao thoa tần số còn lại sẽ giao động trong khoảng 10Hz

  • ví dụ: 1 dòng 4000Hz và 1 dòng 3900Hz, tại điểm giao nhau tạo ra AFM 100Hz.

Sử dụng hai sóng ngược pha tạo ra sóng mang cho khả năng tác động sâu hơn so với dòng Tens. Cho khả năng điều trị những vùng lớn như lưng/vai,…Khả năng giảm đau tập trung tại trung tâm của điểm giao thoa

Tác dụng: Thay đổi theo các yếu tố được điều chỉnh như cường độ, tần số, biên độ xung nhịp nhàng hay ổn định và cách đặt điện cực.

  • Giảm đau:
    • Dòng giao thoa có thời gian xung ngắn với tần số điiều biến nhịp nhàng giữa 80-100Hz sẽ kích thích các sợi thần kinh lớn và có tác dụng giảm đau theo thuyết “cổng kiểm soát” tại sừng sau tủy sống vì nó làm ức chế sự dẫn truyền cảm giác đau của các sợi thần kinh nhỏ.
    • Dòng giao thoa có tần số thấp khoảng 15Hz thường được chọn để ức chế cơ đau mãn tính do nó kích thích các sợi thần kinh nhỏ làm gia tăng việc giải phóng Endorphin vào máu.
  • Kích thích vận động: 
    • Các cơ còn phân bố thần kinh sẽ đáp ứng khi dùng dòng giao thoa có tần số từ 1-100Hz.
    • Sự co cơ này còn tùy thuộc vào hình dạng và thời gian xung.
    • Bệnh nhân sẽ có cảm giác kích thích nhẹ và sâu khi co cơ, tuy nhiên bệnh nhân không thể thực hiện động tác tự ý theo dòng điện như với dòng Faradic.
  • Giảm phù nề:
    • Dòng giao thoa với tần số từ 1Hz-10Hz nhịp nhàng sẽ tạo ra 1 lực bơm đẩy có tác động trên các sợi thần kinh tự động làm giãn nở các mạch máu và tăng sự lưu thông máu.
    • Cả 2 yếu tố này sẽ giúp việc hấp thu và lưu chuyển các chất dịch do đó làm giảm phù nề
Hình thái giao thoa với hai cặp điện cực đặt vuông góc trong môi trường đồng nhất với điểm đau là nơi giao nhau của 2 dòng từ đó cho hiệu quả điều trị của dòng giao thoa trong tác dụng của các dòng điện xung trị liệu
Hình 5: Dòng giao thoa

RUSS- kích thích cơ kiểu Nga.

Dòng Nga được phát triển tại Mỹ và Canada sau khi nhà khoa học Nga Yadou M. Kots thuyết trình về tác dụng của dòng điện kích thích cơ trong việc tăng cường sức mạnh trong các chuyến bay vũ trụ. Vì thế nó được gọi là dòng Nga. Đó là các dòng xung hai pha tần số trung bình (2 – 10 kHz). Xung có độ rộng 50 – 250 μs, khoảng cách xung 25 – 125 μs; khi tần số tăng thì độ rộng xung giảm. Chúng có thể là dòng hình sine hoặc dòng xung vuông với khoảng cách xung cố định.

Để cường độ dòng hiệu dụng dễ chịu với bệnh nhân, dòng Nga thường được phát với chế độ xung bao 50 Hz, khoảng cách giữa các xung bao 10 ms (chế độ điều biên). Điều đó làm giảm cường độ dòng tổng cộng, nhưng cường độ đỉnh xung vẫn đủ cao để tạo sự co cơ thỏa đáng.

Qua nghiên cứu của một số tác giả, kết quả đạt được như sau:

  • Tốc độ co cơ đạt tối đa sau 10-15 lần điều trị.
  • Sức cơ tăng 40% sau 20-25 lần điều trị, có hiện tượng phì đại cơ nhưng giảm nhanh.
sơ đồ dạng sóng của dòng điện Nga trong tác dụng của các dòng điện xung trị liệu
Hình 6: Dòng RUSS

Dòng Trabert 2-5 – Dòng ULTRA-REIZ

Hình xung của dòng Trabert trong tác dụng của các dòng điện xung
Hình 7: dòng Trabert

Dòng Trabert 2-5 hay còn gọi là dòng Ultra-Reiz là dòng điện xung điện 1 chiều hình chữ nhật có thời gian xung là 2ms và thời gian nghỉ là 5ms, tần số 143Hz.

Dòng điện này thích hợp để kích thích chọn lọc các sợi thần kinh lớn. Như đã đề cập ở trên hình dạng dòng điện các đơn giản.

Trabert đưa ra 1 số kỹ thuật kỹ thuật kết hợp tác dụng theo phản xạ đốt đoạn tại cột sống.

Trabert mô tả 4 vị trí đặt điện cực phù hợp với lý thuyết điện trị liệu theo phân đoạn. Điện cực được đặt theo vùng cần điều trị.

Cường độ phải được tăng cho đến khi cơ co thắt. Sự co cơ phải có thể sờ được hoặc nhìn thấy được. Sự co thắt có thể góp phần làm cải thiện chuyển dịch của bơm (cơ chế bơm). Ngay sau khi sự co cơ bắt đầu giảm, cường độ dòng điện phải được tăng lên.

Trong thực hành cường độ dòng điện được tăng lên sau mỗi phút. Giới hạn chịu đựng của bệnh nhân thường đạt tới sau 5 đến 7 phút, sau đó không tăng cường độ thêm nữa.

Trong một số trường hợp, cường độ dòng điện cơ thể đạt đến 70-80mA. Việc tăng cường độ cần phải dùng tới các miếng sponge dày trên 1cm và phải thấm ướt. Nếu cần, phải thêm nước trong khi điều trị.

Các điện cực phải được cố định chặt tại vùng điều trị. Do có sự co thắt cơ nên việc cố định bằng túi cát là chưa đủ.

Thời gian điều trị tối đa là 15 phút.

Dòng kích thích điện thần kinh và cơ.

ELECTRICAL STIMULATION OF NERVE AND MUSCLE.

Đây là dòng điện có thể gây kích thích các sợi thần kinh vận động để tạo ra sự co cơ mà nó chi phối.

Đối với các cơ mất phân bố thần kinh, các sợi cơ có thể đạt được kích thích trực tiếp bởi 1 loại dòng điện phù hợp gọi là dòng điện 1 chiều ngắt quãng.

Thời gian xung được sử dụng trong điều trị thường nằm trong khoảng từ 0.01ms dến 3s. Dòng xung điện có thời gian kích thích dưới 10ms gọi là xung ngắn, thường được sử dụng để kích thích các cơ còn phân bố thần kinh như là dòng Faradic có tần số xung thông thường là 50-100 lần/sec.

Các dòng điện xung có thời gian lớn hơn 10ms được gọi là xung dài, được sử dụng để kích thích các cơ mất phân bố thần kinh như là dòng điện 1 chiều ngắt quãng. Dòng xung này có tần số lặp lại ít hơn dòng xung ngắn.

Trong máy điện xung trị liệu đa tần BTL có 18 dòng điện với các dòng điện 1 chiều, xoay chiều, điện phân, giao thoa, dòng Nga đủ để điều trị đa dạng các bệnh lý khác nhau. Khả năng chỉnh thông số chi tiết từng dòng bệnh cho hiệu quả điều trị từ cấp tính tới mãn tính, tiếng Việt giúp dễ dàng tìm hiểu thông tin máy để điều trị bệnh.

Mục tiêu:

  • Làm tăng trương lực cơ.
  • Cải thiện tuần hoàn và dinh dưỡng.
  • Làm mạnh cơ.
  • Phục hồi cảm giác cho cơ.
  • Giãn, nghỉ cơ co cứng.
  • Khảo sát sự đáp ứng của kích thích điện cho thần kinh vận động và mô cơ.
  • Chống teo cơ và ngừa xơ hóa mô cứng.

NMES (Neuromuscular Electrical Nerve Stimulation)

Mục tiêu chính của NMES là cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những bệnh nhân bị teo cơ và ở những người khỏe mạnh. Cơ chế của NMES chủ yếu liên quan đến loại sợi cơ và tần số kích thích, mặc dù gần như chắc chắn có các thông số khác có ảnh hưởng (ví dụ: dạng sóng, kiểu kích thích, điện cực). Do đó, các bác sĩ cần thiết lập các thông số kích thích điện trước khi điều trị.

Có các dạng sóng: Xung hai pha không đối xứng, xung hai pha đối xứng, xung hai pha đối xứng với thời gian nghỉ 2 pha.

Cách chỉnh thông số dòng EMS/NMES

 IAIIAIIB
Định nghĩaLà loại tế bào co giật chậm, chứa nhiều myoglobin tạo ra lực thấp nhưng duy trì hoạt động hiếu khí trong thời gian dài mà không bị mỏi. Được sử dụng để tăng độ bền bỉ.Loại tế bào co giật nhanh, chứa ít myoglobin hơn tế bào IA, có khả năng tạo lực và thời gian duy trì hoạt động kỵ khí trung bình.Loại tế bào co giật nhanh. Khả năng tạo ra hoạt động với lực lớn trong thời gian ngắn.
Mục đíchTăng độ bền các sợi cơTăng sức mạnh cơTăng sức mạnh cơ
Tần số10-40Hz50-70Hz70-100Hz
Thời gian xung200-500µs200-500µs200-500µs
On time5-15s3-10s3-10s
Off timeGấp 2-5/on timeGấp 2-5/on timeGấp 2-5/on time
Thời gian15-30 phút15-30 phút15-30 phút
Số lần dùng1-2 lần/ngày1-2 lần/ngày1-2 lần/ngày

Thông số dòng NMES

Kích thích điện chức năng – lịch sử – đặc điểm – tác dụng

Lịch sử của kích thích điện chức năng (FES).

  • Từ giữa những năm 1980, các nhà khoa học đã dùng dòng điện điều khiển bằng máy tính để kích thích hệ thần kinh ngoại biên nhằm trợ giúp các hoạt động chức năng, như đi lại hoặc cầm nắm. Ban đầu được dùng cho người bệnh chấn thương cột sống hoặc đột quị, kích thích điện chức năng FES (functional electrical stimulation) dùng các thiết bị kích thích nhiều kênh do một bộ vi xử lý điều khiển để tái hoạt hóa nhiều cơ một cách đồng bộ, giúp người bệnh có thể thực hiện một chức năng vận động nào đó. Kỹ thuật này khá hiệu quả để trợ giúp một số rối loạn chức năng trong ngắn hạn; và nhiều cố gắng đang được tiến hành để đánh giá hiệu quả của nó trong dài hạn (hình 9).

Đặc điểm của kích thích điện chức năng.

  • Phần lớn các kỹ thuật FES dùng điện cực bề mặt, vốn không dính lâu trên da nên khó giữ vị trí tác động ổn định. Để dùng FES hàng ngày, cần cấy điện cực, thậm chí cả thiết bị kích thích, trực tiếp vào cơ hoặc thần kinh. Hiện chưa có một hệ thống như vậy trong lâm sàng.
  • Hệ thống điều khiển FES cũng cần cải tiến để vừa an toàn vừa tiện dụng với người bệnh. Nó phải có các chương trình điều trị cài đặt, đồng thời phải có khả năng điều chỉnh hệ tham số một cách thích hợp. Khả năng phản hồi khép kín như thế vẫn là một thách thức đối với giới nghiên cứu.
Kích thích điện chức năng ở chân
Hình 9: Kích thích điện chức năng (nhấp vào đề xem them)
  • Phương thức kích hoạt các chương trình đó cũng là một thử thách không nhỏ. Các bộ đóng ngắt điều chỉnh nhờ bước chân hoặc động tác vai là lựa chọn hiện nay. Ra lệnh bằng giọng nói cũng là một lựa chọn đáng xem xét.

Tác dụng lâm sàng của kích thích điện chức năng FES.

  • Có một số ứng dụng lâm sàng nổi bật. Ban đầu FES được dùng cho bệnh nhân đột quị để trợ giúp gập mu bàn tay hoặc bàn chân. Tiếp theo nó được dùng cho người bệnh tổn thương cột sống không hoàn toàn vẫn còn khả năng đứng thẳng nhưng không thể gập cơ thể khi xoay.
  • FES mang lại nhiều lợi ích, giúp người bệnh đứng, di chuyển, leo cầu thang… Bệnh nhân tổn thương cột sống dùng FES để tập trên xe đạp lực kế, giúp tăng sức bền tim phổi. Nó giúp người liệt dùng cơ bàn tay và cánh tay thực hiện các chức năng cầm nắm. FES cũng hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân liệt nửa người điều chỉnh trật khớp vai nhẹ.

Dòng cường độ thấp (LIS)

Một trong các loại thiết bị kích thích điện thế thấp là thiết bị cường độ thấp LIS (low-intensity stimulator), với cường độ dòng nhỏ hơn 1 mA, trong khi giá trị tương ứng của các thiết bị điện thế thấp nằm trong dải mA.

Tuy được gọi là thiết bị kích thích cơ vi dòng, thiết bị không dùng để kích thích thần kinh hoặc cơ (vì cường độ dòng điện quá nhỏ). Nó thường phát các dòng xung vuông một và hai pha với tần số từ 0,3 tới 50 Hz. Độ rộng xung rất dài, nằm trong khoảng 1 – 500 ms. Nhiều thiết bị chọn chế độ dòng không đổi (hình 10).

Các dòng kích thích đặc biệt dùng trên da mặt trong tác dụng của các dòng điện xung trị liệu
Hình 10: Vi dòng kích thích tái sinh.

Hầu hết các thiết bị vi dòng được dùng để kích thích tái sinh xương và tổn thương da. Kết quả tốt nhất đạt được khi kích thích các vết gãy xương dài chậm và không liền. Khi đó thường dùng phương pháp cấy điện cực, với điện cực âm đặt tại vết gãy.

Cơ chế lành vết thương của vi dòng còn đang được thảo luận. Dòng điện vết thương, thế áp điện, kích thích chuyển hóa tế bào và sự tăng trưởng dưới ảnh hưởng của điện trường sinh học là các hiện tượng sinh lý mà các dòng điện cường độ thấp có thể tăng cường, kích thích hoặc thay thế một cách nhân tạo.

Các vi dòng có hai ứng dụng chính trong lâm sàng. Đó là giảm đau và lành vết thương.

Tác dụng giảm đau của vi dòng LIS:

  • Cơ chế giảm đau của vi dòng còn chưa được biết, vì nó không kích thích thần kinh cảm giác và vận động (như các dòng kích thích điện thông thường). Dường như vi dòng tạo ra hoặc thay đổi các dòng điện một chiều trong tổ chức sinh học, do đó làm nhiễu loạn sự dẫn truyền các xung động đau. Nó cũng có thể làm cho màng tế bào nhạy cảm hơn với các chất truyền đạt thần kinh có tác dụng chẹn dòng tín hiệu đau (như các morphine nội sinh, GABA hoặc serotonin…). Cần nói thêm rằng, các nghiên cứu RCT tiêu chuẩn chưa ủng hộ tác dụng giảm đau của dòng điện cường độ thấp.

Lành vết thương:

  • Dòng một pha cường độ thấp thường được dùng để điều trị loét da do tuần hoàn kém. Dưới tác dụng của dòng điện, loét liền nhanh hơn so với đối chứng. Các bước tiến hành sau là thích hợp với mục tiêu này:
    1. Cường độ dòng 200 – 400 μA với da bình thường và 400 – 800 μA với da mất chi phối thần kinh.
    2. Xung điện độ rộng xung lớn hoặc dòng liên tục thường được dùng.
    3. Tần số xung nhỏ.
    4. Dòng một pha là tốt nhất nhưng cũng có thể dùng dòng hai pha. Bất cứ thiết bị nào phát dòng với cường độ dưới mức cảm giác đều dùng được. Tiện lợi nhất là các thiết bị chạy pin.
    5. Thời gian điều trị 2 giờ, sau đó nghỉ 4 giờ. Có thể điều trị 2 – 3 lần một ngày.
    6. Điện cực âm đặt tại vùng tổn thương trong 3 ngày đầu tiên. Điện cực dương đặt xa 25 cm.
    7. Đổi vị trí điện cực sau ba ngày.
    8. Nếu có nhiễm khuẩn, điện cực âm phải đặt tại vùng tổn thương cho đến khi hết nhiễm. Giữ nguyên vị trí điện cực trong 3 ngày tiếp theo.
    9. Nếu kích thước vùng tổn thương không giảm, đưa điện cực âm trở lại vùng bệnh lý trong 3 ngày.

Cũng có qui trình đặt điện cực dương tại vùng tổn thương trong suốt thời gian điều trị mà vẫn đạt kết quả tốt. Các dòng điện thế cao cũng được dùng theo chế độ dương – âm như trên, với lưu ý luôn chỉnh dòng ở mức dưới 1 mA.

Cơ chế lành vết thương của LIS cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên khi được kích thích, các tế bào tăng khả năng phân chia, sự di cư, độ linh động, tăng tổng hợp ADN hoặc collagen. Số lượng thụ thể của các yếu tố tăng trưởng tăng đáng kể khi kích thích vùng tổn thương. Các gradient điện thế sinh học tự nhiên cũng được tăng cường sau kích thích.

Kích thích can xương:

  • Dòng một chiều cường độ thấp cũng là mô thức bổ trợ trong điều trị gãy xương, nhất là với trường hợp chậm hoặc không liền xương. Dòng điện thường được đưa trực tiếp vào vết gãy qua các điện cực cấy tại chỗ hoặc đặt trên bề mặt.
  • Qui trình điều trị sau đây được một số nhà nghiên cứu khuyên dùng:
    1. Dòng điện đủ để bệnh nhân cảm nhận.
    2. Độ rộng xung càng lớn càng tốt.
    3. Tần số xung càng nhỏ càng tốt. Có thể dùng dòng một chiều liên tục.
    4. Thời gian điều trị 1 giờ, 3 – 4 lần hàng ngày.
    5. Điện cực âm đặt ngay bên cạnh vết gãy. Điện cực dương đặt xa dụng cụ cố định xương.
    6. Đánh giá kết quả điều trị hàng tháng.

Kích thích tái sinh gân và dây chằng:

  • Các nghiên cứu về kích thích tái sinh gân và dây chằng bằng LIS còn tương đối ít. Cả hai loại tổ chức đều có thể tạo các điện thế sinh học để đáp ứng với áp lực cơ học đặt lên chúng (hiệu ứng áp điện thuận). Các điện thế này giúp tổ chức tăng trưởng phù hợp với áp lực cơ học, đúng theo định luật Wolff, 1892.
  • Trên động vật thực nghiệm, LIS cho kết quả rất khả quan ở tốc độ hồi phục, tăng hoạt tính nguyên bào sợi, tăng phân chia tế bào gân và tăng tổng hợp collagen. Tuy nhiên, trên lâm sàng, kết quả còn tương đối hạn chế.
  • Để LIS có tác dụng đủ tin cậy, cần các điều kiện sau:
    1. Tế bào phải nhạy cảm với kích thích điện.
    2. Chế độ phân cực phải chính xác.
    3. Cường độ dòng phải phù hợp.

Nếu không đạt kết quả, cần giảm dòng và đổi phân cực dòng. Kích thích yếu có thể tăng hoạt tính sinh lý; trong khi kích thích mạnh ức chế nó (Nguyên lí Arndt – Schultz).

Phòng ngừa và phản chỉ định của kích thích điện

Khi ứng dụng kích thích điện trong thực hành lâm sàng, cần chú ý tới một số cảnh báo và phản chỉ định như sau (bảng 4.1):

Phòng ngừaPhản chỉ định
Cao huyết áp (căn nghiói huyết áp)Trên vùng ngực bệnh nhân dùng bổ tạo nhịp nhân tạo
Loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền hoặc suy tim bẩm sinh (do điện tim trước can thiệp)Trên vùng thân kinh co hoành, thân kinh xương cùng học thiết bị kích thích rẻ lung
Trong ba tháng cuối thai kỳ (có thể dùng TENS để giảm đau)Trên vùng bom Baclofen và các hệ thống truyền thuốc khác
Đột quỵTrên vùng bung, lưng và xung quanh của thai phụ
Rối loạn phản xa thực vậtBệnh nhân không thể phản hồi rõ ràng (trẻ em, người lớn, thất ngôn, chậm trưởng thành so não)
Mất cảm giác (tổn thương cột sống, xo cứng gai rác…), thông xuyên kiểm tra daTrên vùng có nội syc co tác động xấu tới kết quả phẫu thuật (như nối dây chằng, ghép gan…)
Bệnh thần kinh ngoại biên 
Dung cụ có định bệnh trong (gắn xương) 
Bệnh mạch máu ngoại biênVùng u bướu
Bệnh tim: căng giói đầu hiếu chồng mất, thoái nhân, dẫn trong ngực và chaoang trong và sau can thiệpVùng tác huyết khối động tính mạch hoặc vùng viêm tác tính mạch do huyết khối
Trên vùng nhiễm mốDung cụ có định ngoại, dung cụ Lizavor hoặc có định trong tại các lớp bề mặt (vit, đinh, dây…) nếu có co mạnh sẽ xuất hiện
Mô cơ, gan hoặc đầy chướng: chi can thiệp khi bệnh nhân bắt đầu vận động chịu đựngGần vùng ống lọc thần dưới da
Bệnh nhân khiếm khuyết thần thức 
Bệnh có thể nặng thêm khi tăng tuần hoànĐang chảy máu học ura chảy máu
Bệnh nhân so hại, nhạt là với ký thuật nhưng điều cực trong nướcRách da hoặc da kích thích, trí khí dùng kích thích điều để khuyết khí qua trình lành vết thương
Hệ thần kinh chưa trưởng thành (trẻ em) 
Vết gây xương trong vòng 6 tuần 
Guillain-Barré, xo cứng rai rác, hội chứng sau viêm tủy xám (có không được mới)Vùng cứng khớp
Mô sẹo 
Loãng xươngVùng trước có (tránh kích thích thần kinh phế vị và thần kinh co hoành)
Tổn thương thần kinh ngoại biên 
Đi ứng với gel hoặc điện cựcNhược cơ nặng, Charcot-Marie-Tooth (một bệnh thần kinh ngoại biên)
Mỡ dễ chảy máu hoặc nềTrên hoặc gần vết mổ nếu xuất hiện co cơ
Trên vùng ngực nguồn gây ốmGắn thiết bị tự nhiên cao tần đang hoạt động (nhiễu sóng)
Trên vùng đầu hoặc cổ bệnh nhân tiền sử 

Bảng 4.1: Phòng ngừa và phản chỉ định đối với kích thích điện.

Gọi ngay
Nhắn Zalo