Máy siêu âm vật lý trị liệu

Chị A có đặt 1 câu hỏi như sau: ” Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh xương khớp, cụ thể là bệnh đau lưng và viêm khớp dạng thấp. Tôi đã đi khám và được điều trị bằng máy siêu âm vật lý trị liệu biết được rằng máy siêu âm trị liệu có thể điều trị được bệnh này, nên tôi muốn hỏi máy siêu âm trị liệu là gì, tại sao máy siêu âm lại điều trị được và nơi để tôi có thể nhận tư vấn cũng như mua máy ở đâu uy tín, tôi xin cảm ơn.”

 

Và để giải đáp cho câu hỏi bên trên, bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ được máy siêu âm xương khớp là gì ?, cơ chế hoạt động của máy siêu âm vật lý trị liệu các bệnh xương khớp, các chống chỉ định, cũng như 1 số bệnh thường gặp nên sử dụng máy, nơi hỗ trợ tư vấn & mua máy…v.v…

Máy siêu âm trị liệu là gì ?

1. MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU LÀ GÌ ?

  • Máy siêu âm trị liệu/ Siêu âm trong vật lý trị liệu là máy tạo ra sóng siêu âm bằng cách sử dụng dòng điện xoay chiều. Khi sóng siêu âm đi vào cơ thể có tác dụng chữa bệnh.
  • Sóng siêu âm được sử dụng trong vật lý trị liệu tần số từ 1 – 3 MHZ nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
  • Siêu âm cần thực hiện qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaseline…). Trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện siêu âm trị liệu, người điều trị sẽ lót giữa da và đầu phát một lớp mỡ hoặc gel để siêu âm qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào cơ thể.

Máy siêu âm trị liệu sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần lên tinh thể trong đầu phát sóng siêu âm . Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi tinh thể nở to ra, nó sẽ ép các vật chất lại, khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự thay đổi ấy hình thành nên sóng siêu âm.""Từ

2. TÁC DỤNG CỦA MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU LÀ GÌ ?

a) Tác dụng cơ học của sóng siêu âm được tạo ra bởi máy siêu âm trị liệu

  • Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”.
    Tần số lớn 3MHz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz. Sự thay đổi áp lực là nguyên nhân của:
    – Thay đổi thể tích tế bào.
    – Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá.
    – Thay đổi tính thấm màng tế bào.
    – Tăng chuyển hóa.
    Ngoài ra sự giao động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt ( còn tuỳ vào chế độ liên tục hay xung ) nhưng đây là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều tới tác dụng điều trị.Khoảng cách tác dụng còn phụ thuộc vào tần số sử dụng:
    + Tần số 1 Mhz tác dụng trong khoảng từ 5-8 cm dùng cho vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng. vùng mông, vùng đùi…
    + Tần số 3 Mhz tác dụng trong khoảng từ 2-3 cm dùng cho vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, lồi cầu…

b) Tác dụng nhiệt của sóng siêu âm được tạo ra bởi máy siêu âm trị liệu

"<yoastmark
Siêu âm trị liệu dùng điều trị tại các phòng khám
  • Nhiệt trong sóng siêu âm trị liệu làm tăng hoạt động của tế bào, giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng oxy, chất dinh dưỡng, tăng quá trình đào thải và thúc đẩy quá trình viêm sớm kết thúc, đồng thời mang đến sự thư giãn cho người bệnh. Sử dụng siêu âm trị liệu trong thời gian dài, đúng cách (theo chỉ định của bác sĩ) có thể giải quyết được hoàn toàn các hiện tượng viêm

c) Tác dụng sinh học của sóng siêu âm được tạo ra bởi máy siêu âm trị liệu

  • Giãn cơ do dao động của sóng siêu âm trị liệu tác dụng lên các thụ thể thần kinh và bóc tách các sợi cơ
  • Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu tổ chức và nhiệt độ
  • kích thích quá trình kích thích sinh học tái sinh tổ chức
  • tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi.

d) Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học

Năng lượng sóng âm chỉ truyền được nhờ va chạm giữa các phân tử của môi trường truyền âm. Khi va chạm, các phân tử của một lớp môi trường sẽ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng và kéo các phân tử của lớp bên cạnh dao động và dịch chuyển theo. Kết quả là các dao động phân tử sẽ lan truyền trong môi trường. Và sóng âm chính là sự lan truyền các dao động đó trong một môi trường đàn hồi.

1. Sóng ngang và sóng dọc – Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học

Có hai kiểu truyền sóng trong môi trường rắn, đó là sóng ngang và sóng dọc. Với sóng dọc, sự dịch chuyển của các phân tử môi trường trùng với phương truyền sóng; còn với sóng ngang, sự dịch chuyển phân tử vuông góc với phương truyền sóng. Trên con đường truyền sóng, có vùng mật độ phân tử cao hơn, gọi là vùng nén (các phân tử nằm gần nhau hơn) và vùng mật độ phân tử thấp hơn, gọi là vùng giãn (các phân tử nằm xa nhau hơn) (hình 7.1). Mặc dù sóng dọc truyền được cả trong chất rắn và chất lỏng, sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn. Vì mô mềm chứa nhiều nước, nên siêu âm truyền qua nó theo hình thức sóng dọc; tuy nhiên khi đến xương, nó lại truyền theo hình thức sóng ngang.

2. Tần số truyền sóng – Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học

Tần số âm nghe thấy nằm trong khoảng từ 16 Hz tới 20 kHz. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz. Siêu âm dùng trong điều trị có tần số nằm trong vùng từ 1 tới 3 MHz. Tần số âm càng cao, sự tản mát càng thấp và âm càng dễ hội tụ hơn. Trong tổ chức sinh học, tần số siêu âm càng thấp, độ xuyên sâu của nó càng cao. Siêu âm tần số cao bị hấp thụ nhiều tại các lớp tổ chức bề mặt nên có độ xuyên sâu thấp.

Truyền năng lượng siêu âm trong tổ chức sinh học
Hình 7.1: Trong mô mềm siêu âm truyền dọc, còn trong xương thì truyền ngang.

3. Tốc độ:

Tốc độ siêu âm truyền qua một môi trường liên quan trực tiếp với mật độ của môi trường đó. Môi trường đậm đặc hoặc rắn chắc hơn sẽ có tốc độ truyền âm lớn hơn. Với tần số 1 MHz, tốc độ của siêu âm trong mô mềm là 1540 m/s, trong khi trong xương là 4000 m/s.

4. Sự suy giảm:

Khi truyền qua các tổ chức sinh học, siêu âm sẽ suy giảm năng lượng và tắt dần. Sự suy giảm đó hoặc do sự hấp thụ của mô, hoặc do sự tiêu tán và tán xạ, xuất phát từ các hiện tượng phản xạ và khúc xạ (định luật cosine).

Siêu âm truyền qua các tổ chức nhiều nước và hấp thụ tại các tổ chức nhiều protein, nơi nó có khả năng sinh nhiệt lớn nhất. Khả năng xuyên sâu của siêu âm phụ thuộc vào tần số và các đặc trưng sinh học của tổ chức. Độ xuyên sâu và độ hấp thụ tỷ lệ nghịch với nhau (định luật Grotthus – Draper). Sự hấp thụ tăng khi tần số tăng, nên năng lượng truyền tới các tổ chức nằm sâu giảm đi. Tổ chức nhiều nước có độ hấp thụ nhỏ, còn tổ chức nhiều protein có độ hấp thụ lớn. Chẳng hạn mỡ có độ hấp thụ tương đối nhỏ, trong khi cơ có độ hấp thụ lớn hơn nhiều. Thần kinh ngoại biên hấp thụ siêu âm nhiều gấp hai lần cơ. Xương hấp thụ siêu âm nhiều hơn các tổ chức khác (bảng 7.1).

Môi trường truyền âmSự hấp thụ
(đơn vị tương đối)
Độ xuyên sâu
(cm)
Nước11200
Huyết tương2352
Máu6020
Mỡ3904
Cơ vân6632
Thần kinh ngoại biên11931

Khi sóng siêu âm tới ranh giới giữa hai loại tổ chức khác nhau, một phần năng lượng sẽ bị tán xạ do phản xạ và khúc xạ. Phần năng lượng bị phản xạ, và do đó phần năng lượng truyền tới các tổ chức sâu hơn phụ thuộc vào độ lớn tương đối của âm trở giữa hai môi trường. Âm trở là đại lượng được tính bằng tích số của mật độ và tốc độ siêu âm trong môi trường khảo sát. Nếu âm trở của hai môi trường bằng nhau, toàn bộ năng lượng siêu âm sẽ được truyền từ môi trường thứ nhất sang môi trường thứ hai. Giá trị hai âm trở càng khác nhau, sự phản xạ càng lớn và phần năng lượng truyền qua càng nhỏ (bảng 7.2).

Mặt ngăn cách% phản xạ
Mô mềm / không khí99,9
Nước / mô mềm0,2
Mô mềm / mỡ1,0
Mô mềm / xương15 – 40

Siêu âm từ đầu dò tới không khí hầu như bị phản xạ toàn phần. Siêu âm có thể truyền qua mỡ. Nó phản xạ và khúc xạ tại bề mặt cơ. Tại mặt ranh giới giữa mô mềm và xương, một phần không nhỏ năng lượng siêu âm bị phản xạ. Khi siêu âm phản xạ tại mặt ngăn cách giữa hai tổ chức có âm trở khác nhau, tia phản xạ có thể hợp với chùm tia mới tới, làm cho năng lượng tổng cộng tăng lên, tạo ra cái gọi là sóng đứng hoặc “điểm nóng”, có thể làm tổn thương mô. Di chuyển đầu siêu âm liên tục hoặc dùng siêu âm xung khi điều trị có thể giảm thiểu nguy cơ tạo các điểm nóng đó.

3. ĐẦU PHÁT SÓNG SIÊU ÂM 

    • Khi các điện cực được đặt cạnh tinh thể thạch anh, truyền điện áp vào tinh thể tạo nên dao động. Dao động của thạch anh truyền vào màng rung kim loại, phát ra sóng siêu âm.
    • Các máy siêu âm trị liệu hiện nay thường có tần số từ 1-3 MHz, 1-4 đầu dò.
    • Ngoài ra, máy siêu âm trị liệu được xử lý các thông số kỹ thuật từ thân máy chính.
    • Hiện nay, Sóng siêu âm trị liệu được sử dụng ngày càng phổ biến do tính an toàn nhưng lại hiệu quả, đồng thời tầm giá đa dạng, dễ dàng trang bị ngay cả với các cá nhân hoặc phòng khám mới khởi nghiệp.
    • Đối với một máy siêu âm trị liệu cần có dải tần số từ 1-3Hz, 30 liều điều trị từ 0,1-3 Watt/cm2. Các mức giá từ 20 triệu đến 30 triệu.
    • Các dòng máy có giá từ 50 triệu, nên có nhiều hơn 1 đầu dò.
    • Đầu phát sóng siêu âm cấu tạo gồm các điện cực, tinh thể thạch anh và một màng ngăn bằng kim loại có khả năng rung khi thạch anh dao động.

4. CÁC CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU 

a. Chỉ định sử dụng máy siêu âm trị liệu

  • Bệnh đau lưng
  • Bệnh đau cổ – vai – gáy
  • Co thắt cơ
  • Viêm khớp thái dương hàm
  • Viêm gân
  • Viêm gân quanh khớp vai
  • Viêm gân nhị đầu
  • Viêm gân cơ chóp xoay
  • Tennis Elbow
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Gân duỗi ngón cái
  • Ngón tay lò xò
  • Gân xương bánh chè
  • Gân gót
  • Viêm khớp / thoái hóa khớp/ viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp gối
  • Thoái hóa khớp gối
  • Viêm khớp dạng thấp các khớp bàn tay, ngón tay
  • Viêm khớp khuỷu vai
  • Viêm khớp vai
  • Điều trị viêm tắc tuyến sữa, tắc tia sữa 
  • Phòng ngừa sẹo dính….
  • Bệnh Gout ( Gút )

b. Các chống chỉ định không nên dùng máy:

  • Các vùng da mất cảm giác
  • Không siêu âm vào cột sống ở vùng mới mổ, cắt cung sau đốt sống
  • Khối U, ung thư, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nhiễm khuẩn, đái tháo đường, người mang máy tạo nhịp tim…
  • Không siêu âm vào các cơ quan: mắt, tim, thai nhi, tủy, não, tinh hoàn,.

5. THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY ĐANG CÓ NHỮNG LOẠI MÁY SIÊU ÂM TRỊ LIỆU NÀO? 

Máy siêu âm trị liệu BTL – 4710 Smart

  • Giá tham khảo: 4x.000.000 VND (Để có giá tốt nhất vui lòng liên hệ chúng tôi, Hotline: 090 282 3651)

Máy siêu âm trị liệu BTL 4710 Smart là dòng máy với đầu phát siêu âm đa tần số 1&3 Mhz có thiết kế khoa học, có thể kiểm tra tiếp xúc da bệnh nhân bằng đèn báo hiệu và âm thanh. 

Máy Siêu Âm Trị Liệu tốt nhất 2024
Máy siêu âm BTL 4710 và phụ kiện kèm theo của máy

Có sự chọn lựa giữa thao tác trên nút bấm cao su và màn hình cảm ứng: Với tính năng này giúp tăng tuổi thọ của máy, tránh được hiện tượng liệt cảm ứng hay liệt nút bấm từ đó giảm thiểu tối đa được chi phí bảo hành và sửa chữa.

63 chương trình bệnh lý đã được lưu sẵn trong máy: Hiển thị vùng điều trị, tổng số lần điều trị, số lần điều trị/ tuần, số phút, công suất, tần số xung, tần số 1 và 3 MHz điều trị. Với các thông số và vùng điều trị được cài đặt sẵn nên bạn dễ dàng sử dụng để điều trị và tăng tối đa hiệu quả điều trị cho người bệnh, từ đó bạn dễ dàng trở thành nhà trị liệu chuyên nghiệp chỉ với máy siêu âm trị liệu BTL.

Màn hình màu cảm ứng 4.3 ” có thể thay đổi màu, tùy theo sở thích và cảm ứng hiển thị rõ ràng các thông số của máy siêu âm. 

Hiển thị 100% bằng Tiếng Việt, giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng máy cũng như các đặc điểm của bệnh lý.

Enraf 190 – Máy siêu âm trị liệu đáng được đầu tư nhất hiện nay

  • Giá tham khảo: 4x.000.000 – 5x.000.000 VND (Để có giá tốt nhất vui lòng liên hệ chúng tôi, Hotline: 090 282 3651)

Đầu phát sóng siêu âm được thiết kế phù hợp với tay cầm sao cho thoải mái nhất. Thiết kế hoàn toàn dựa trên chức năng và thân thiện với người sử dụng.

Trên đầu siêm âm có bộ phận cảm ứng, nó giúp phát hiện sự tiếp xúc giữa đầu do và vùng điều trị.

Người dùng có thể kết nối cả đầu phát sóng siêu âm tiết diện nhỏ 0,8 cm2 và đầu phát tiết diện lớn 5 cm2 cùng 1 lúc và có thể chạy chế độ cả 2 đầu dò lớn 5cm2 cùng 1 lúc.

Máy siêu âm trị liệu và đầu dò của máy
Máy siêu âm trị liệu Enraf 190

Máy HMS 102n – Giải pháp siêu âm trị liệu hiệu quả 

  • Giá tham khảo: 1x.000.000 VND (Để có giá tốt nhất vui lòng liên hệ chúng tôi, Hotline: 090 282 3651)

Máy điều trị bằng sóng siêu âm trị liệu HMS 102n là một liệu pháp điều trị bằng sóng siêu âm tần số cao 1Mhz để điều trị các bệnh lý mô mềm, vùng viêm gân.Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị các bệnh lý như giảm dày dính sẹo, tắc tia sữa, viêm tắc tuyến sữa…

Với chế độ cảm biến đầu dò chỉ khi tiếp xúc với vùng điều trị thì máy mới phát ra sóng siêu âm. Tính năng này giúp bảo vệ đầu dò, tránh phát sóng ra môi trường ngoài từ đó làm giảm tuổi thọ phát sóng của đầu dò. Bên cạnh đó chúng ta có thể lựa chọn bật hoặc tắt chế độ này để chủ động điều trị cho các vùng gồ ghề, tiếp xúc ít.

Máy Siêu Âm Trị Liệu tốt nhất 2024Máy siêu âm trị liệu HMS 102n
Máy siêu âm trị liệu HMS 102n

 

Roscoe UP2 – Thiết bị siêu âm trị liệu mini hiện đại

  • Giá tham khảo: 5.x00.000 VND (Để có giá tốt nhất vui lòng liên hệ chúng tôi, Hotline: 090 282 3651)

Máy siêu âm trị liệu mini Us Pro 2000 có thể tùy chỉnh 3 mức công suất riêng biệt: L (Low) là mức yếu, M (Medium) mức trung bình, H (Hight) mức cao. Công suất phát ra tối đa lên đến 1.6w/Cm2. Cần lưu ý không khí là chất dẫn sóng siêu âm rất kém, nên khi siêu âm cần phải dùng với gel siêu âm để dẫn năng lượng sóng siêu âm đến da hay nói cách khác là đi vào vùng đau cần điều trị.

Máy siêu âm trị liệu mini Roscoe UP2

Máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng xách tay phù hợp cho công việc cần di chuyển nhiều như: Các kĩ thuật viên vật lý trị liệu tập bệnh tại nhà, điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm tại nhà hoặc cho các bệnh nhân dùng để điều trị tại nhà với các bệnh lý đau, nhức mỏi tay chân, các bệnh lý về gân cơ xương khớp.

Công ty Công nghệ y khoa MDT tự hào là đơn vị tiên phong trong cung cấp máy siêu âm vật lý trị liệu – phục hồi chức năng. Luôn đáp ứng nhu cầu của bạn.

Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Nguyên lý và lý thuyết của siêu âm điều trị đã được nghiên cứu và tổng kết khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc ứng dụng trong các điều kiện lâm sàng cụ thể vẫn còn gây tranh cãi và phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức và kinh nghiệm của kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Vì thế các quy trình điều trị và kết quả ứng dụng khác nhau vẫn xuất hiện khá thường xuyên trong các tài liệu đã công bố.

1. Tần suất điều trị – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Được thừa nhận rộng rãi là quan niệm tổn thương cấp tính cần điều trị với tần suất lớn trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi tổn thương mạn tính đòi hỏi một tần suất nhỏ hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Điều trị siêu âm cần được tiến hành sớm. Tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau chấn thương nhằm tối đa hóa tác dụng lành vết thương. Tổn thương cấp cần được điều trị với mức cường độ thấp hoặc chế độ xung 1 – 2 lần hàng ngày. Trong 6 – 8 ngày cho đến khi hết các dấu hiệu cấp tính như sưng và đau.

Với giai đoạn mạn tính, có thể điều trị cách ngày. Điều trị cần được tiến hành cho đến khi xuất hiện sự cải thiện tình trạng bệnh lý một cách rõ rệt. Với tham số điều trị đã chọn và thiết bị hoạt động ổn định. Nếu không thấy dấu hiệu tiến triển sau 3 – 4 lần điều trị, cần lựa chọn các tham số điều trị khác.

Với câu hỏi thường gặp “Cần bao nhiêu lần điều trị bằng siêu âm?”. Nên lưu ý rằng, hầu hết các nghiên cứu về vấn đề đó được tiến hành trên động vật. Và có vẻ không hợp lý nếu ngoại suy kết quả thu được sang người. Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng, qui trình điều trị hàng ngày có thể thực hiện trong vài ba tuần lễ. Trong quá khứ, con số 14 lần thường được nhắc tới. Một số tác giả ưa thích thời gian hai tuần.

2. Thời gian điều trị – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Trong quá khứ, các sách giáo khoa thường không thống nhất về thời gian cho một lần điều trị. Với giả định nó cần đủ ngắn, chẳng hạn khoảng 5 – 10 phút. Tuy nhiên đó có thể là khoảng thời gian chưa đủ để thu được hiệu quả mong muốn. Thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước vùng điều trị, cường độ siêu âm tính theo W/cm2, tần số, và sự tăng nhiệt độ mong muốn. Như đã nhiều lần nhấn mạnh, sự tăng nhiệt độ theo yêu cầu là mục tiêu của siêu âm điều trị. Nên cần xác định giá trị mục tiêu đó trước khi lựa chọn các tham số tác động (bảng 7.5).

bảng hiệu ứng gồm: hiệu ứng, tăng nhiệt độ, ứng dụng.
Bảng 7.5: Cần xác định mục tiêu trước khi lựa chọn tham số điều trị.

Một quan điểm được thừa nhận rộng rãi cho rằng, nên dùng siêu âm để điều trị vùng tổn thương lớn gấp hai lần ERA (tức gần gấp đôi diện tích đầu siêu âm). Nếu cần tăng nhiệt vùng tổn thương lớn hơn hai lần ERA. Cần tăng thời gian điều trị.

Khi tăng cường độ siêu âm, cần giảm thời gian điều trị và ngược lại. Tuy nhiên sự tăng nhiệt không chỉ phụ thuộc vào cường độ, mà còn vào tần số. Như đã nhận xét ở trên, tần số 3 MHz có tốc độ hấp thụ. Và do đó tốc độ tăng nhiệt, lớn gấp ba lần so với tần số 1 MHz.

Bảng 7.4 đã đưa ra tốc độ tăng nhiệt độ tính theo phút tại các mức cường độ và tần số khác nhau. Dựa trên các số liệu đó, nhà điều trị có thể tìm được thời gian điều trị thỏa mãn mục tiêu cụ thể trong lâm sàng. Chẳng hạn, một bệnh nhân với tầm vận động hạn chế. Vì tổ chức sẹo do căng gân hố khoeo mạn tính tại điểm tiếp gân – cơ.

Vì thế mục tiêu điều trị là sự tăng nhiệt tại cơ cần đủ lớn (tăng 4oC) để thực hiện kéo giãn gân thụ động. Nếu siêu âm tần số 1 MHz được dùng với cường độ 2 W/cm2. Mục tiêu 4oC sẽ đạt được sau 10 phút. Tuy nhiên sau hai phút, bệnh nhân có thể cảm thấy quá nóng. Khi đó đa số kỹ thuật viên điều trị sẽ giảm cường độ mà quên tăng thời gian. Chẳng hạn khi giảm cường độ về mức 1,5 W/cm2, cần tăng thời gian thêm 2 phút. Cũng lưu ý thêm rằng, qui trình điều trị đó được ứng dụng cho các vùng điều trị rộng gấp 2 – 3 lần ERA, và giá trị nhiệt độ đo tại cơ. Trong khi đó, sự tăng nhiệt tại gân nhanh hơn tại cơ đến ba lần.

3. Các phương pháp giảm thiểu sự phản xạ – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Năng lượng siêu âm bị phản xạ nhiều nhất tại mặt ngăn cách giữa kim loại (mặt đầu phát) và không khí và tại mặt ngăn cách giữa không khí và tổ chức sinh học. Để đảm bảo năng lượng được truyền tải tới bệnh nhân nhiều nhất. Cần đặt mặt đầu phát song song với da để chùm siêu âm vuông góc với bề mặt da (định luật cosine). Nếu góc giữa mặt đầu phát và bề mặt da lớn hơn 15o. Phần lớn năng lượng sẽ bị phản xạ và hiệu quả điều trị có thể không như mong muốn.

Có thể giảm thiểu sự phản xạ nói trên bằng cách dùng các môi trường trung gian truyền âm tốt tại mặt ngăn cách. Mục đích của chúng là loại bỏ không khí giữa đầu phát và da để siêu âm có thể dễ dàng truyền tới bề mặt da. Âm trở của môi trường trung gian thường chọn phù hợp với âm trở đầu phát và lớn hơn âm trở da một chút.

Môi trường trung gian cũng cần có độ hấp thụ siêu âm nhỏ để giảm thiểu sự suy giảm khi siêu âm truyền qua. Và nó không được tạo khoang trong quá trình điều trị. Nó cũng cần đủ nhớt để đầu phát siêu âm có thể di chuyển dễ dàng trên bề mặt da.

Môi trường trung gian cần được bôi hoặc đặt trên da. Và đầu phát siêu âm cần được đặt trực tiếp lên đó trước khi cho thiết bị hoạt động. Nếu đầu phát không tiếp xúc với da qua môi trường trung gian hoặc bị nhấc khỏi bề mặt da. Gần như 100% năng lượng siêu âm sẽ phản xạ lại đầu phát và phá hỏng tinh thể áp điện.

Nhiều loại môi trường trung gian đã được dùng trong điều trị siêu âm, như nước, dầu nhẹ, kem giảm đau, túi gel… Trong đó tiện dụng và an toàn nhất là nước và gel siêu âm bôi trực tiếp trên da.

4. Kỹ thuật đặt đầu phát siêu âm – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Tiếp xúc trực tiếp – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu:

Kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp liên quan với sự tiếp xúc giữa đầu siêu âm và da với một lượng gel. Hoặc nước thích hợp nằm giữa. Lượng gel cần đủ lớn để duy trì sự tiếp xúc tốt. Nhưng không lớn đến mức có thể tạo bọt khí khi đầu siêu âm di chuyển trên bề mặt da. Cũng nên bôi một lớp gel mỏng trên bề mặt đầu phát trước khi bắt đầu điều trị (hình 7.11). Kỹ thuật này thường dùng cho vùng tổn thương kích thước lớn hơn đường kính đầu phát. Nếu vùng điều trị nhỏ, vẫn có thể dùng kỹ thuật đó với đầu phát nhỏ.

Có quan niệm cho rằng, cần làm nóng gel trước điều trị. Tuy nhiên điều đó không thật chính xác. Vì siêu âm làm nóng tổ chức qua sự biến đổi cơ năng thành nhiệt năng, chứ không qua sự dẫn nhiệt, nên làm nóng gel cũng không tác dụng tới các tổ chức dưới sâu. Làm nóng gel chỉ có tác dụng tốt lên cảm giác và cảm xúc của bệnh nhân.

Một số nhà sản suất dùng kem giảm đau trộn với gel siêu âm (với tỉ lệ 50% kem giảm đau và 50% gel siêu âm) để có thêm tác dụng giảm đau, bên cạnh tác dụng tăng nhiệt. Tuy nhiên kết quả lâm sàng cho thấy, tác dụng tăng nhiệt giảm đi rõ rệt. Chứng tỏ kem giảm đau hấp thụ siêu âm rất mạnh. Nên khó dùng như môi trường trung gian trong điều trị (bảng 7.6).

Kỹ thuật điều trị siêu âm dùng trên da
Hình 7.11: Siêu âm có thể dùng trực tiếp nhờ dùng gel như môi trường trung gian.
Bảng 7.6: Hai loại kem giảm đau phổ biến (Flex-all và Biofreeze) được trộn với gel siêu âm. Chỉ có gel siêu âm 100% mới tạo được mức tăng nhiệt mạnh, chứng tỏ kem giảm đau hấp thụ siêu âm rất mạnh. Vì thế các nhà sản xuất đề nghị cách tạo hỗn hợp mới: 80% gel siêu âm + 20% kem giảm đau.

Nhúng dưới nước – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu:

Mặc dù dùng trực tiếp cùng với gel siêu âm là kỹ thuật hiệu quả và tiện lợi nhất. Trong một số trường hợp, nhúng dưới nước lại là lựa chọn ưu tiên. Kỹ thuật nhúng dưới nước thường dùng cho vùng tổn thương nhỏ hơn đầu phát. Hoặc vùng điều trị gồ ghề với các đầu xương nhô lên (hình 7.12). Bồn chứa cần có đáy bằng chất dẻo, gốm hoặc cao su. Vì đáy kim loại hoặc thùng tắm xoáy sẽ phản xạ siêu âm. Nên cường độ siêu âm gần đáy tăng quá cao.

Nước máy cũng hiệu quả như nước lọc khí trong kỹ thuật nhúng. Và ít làm nóng bề mặt hơn so với dầu khoáng hoặc glycerin. Đầu phát siêu âm cần được di chuyển song song với bề mặt da từ khoảng cách 0,5 – 1 cm. Cần loại bỏ bọt khí xuất hiện quanh đầu phát hoặc xung quanh vùng điều trị càng nhanh càng tốt. Để tăng nhiệt thỏa đáng, cần tăng cường độ siêu âm 50% so với kỹ thuật trực tiếp.

mô tả người đàn ông đang nhúng nước cho các vùng không bằng phẳng
Hình 7.12: Kỹ thuật nhúng dưới nước thường dùng cho các vùng không bằng phẳng.

Kỹ thuật túi nước – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu:

Khi vùng điều trị không thể nhúng dưới nước, có thể dùng kỹ thuật túi nước. Trong kỹ thuật này, đổ đầy nước vào một bong bóng (hoặc găng tay phẫu thuật, bao cao su…) và đặt lên vùng điều trị. Năng lượng siêu âm sẽ được truyền từ đầu phát tới tổ chức qua túi nước này (hình 7.13). Cả hai mặt trên và dưới của túi cần được bôi gel siêu âm. Nói chung đây là kỹ thuật ít dùng. Gần đây, các túi gel thương mại cũng bắt đầu được sử dụng trong lâm sàng. Kỹ thuật cũng được dùng với các túi bơm đầy gel hoặc silicone cho các mức cường độ lớn hơn.

Hình 7.13: Kỹ thuật túi nước có thể dùng với các bề mặt không bằng phẳng. Tốc độ di chuyển đầu siêu âm 4 cm/s.

5. Di chuyển đầu siêu âm – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Trong quá khứ cả hai kỹ thuật di chuyển và cố định đầu phát đều được sử dụng. Kỹ thuật cố định đầu phát thường dùng cho vùng diện tích nhỏ hoặc với siêu âm xung cường độ trung bình theo thời gian nhỏ. Tuy nhiên vì sự bất đồng nhất của chùm siêu âm, nên phân bố năng lượng trong mô không đều. Có thể dẫn tới các “điểm nóng” nguy hiểm. Khi đầu phát cố định, cường độ đỉnh theo không gian có thể tăng cao, dẫn tới sự phá hủy mô. Kỹ thuật cố định được cho là có thể làm ngưng dòng máu, tạo kết tập tiểu cầu và phá hủy hệ tĩnh mạch. Vì thế nó không còn được dùng trong lâm sàng.

Di chuyển đầu phát siêu âm dẫn tới phân bố năng lượng đồng nhất hơn trong tổ chức sinh học, đặc biệt với đầu phát với BNR nhỏ. Nó cho phép giảm thiểu nguy cơ tổn thương do sóng đứng, đặc biệt tại ranh giới giữa mô mềm và xương. Di chuyển kiểu vòng tròn xen phủ nhau hoặc kiểu vuốt dọc đều có thể được sử dụng. Đầu phát cần di chuyển với tốc độ 4 cm/s trên vùng tổ chức diện tích lớn hơn ERA của đầu phát khoảng 2 – 3 lần.

Tốc độ di chuyển đầu phát phụ thuộc vào BNR; BNR cao đòi hỏi tốc độ lớn để tránh kích thích vùng xung quanh xương và tạo khoang. Tuy nhiên di chuyển quá nhanh làm giảm năng lượng hấp thụ trên một đơn vị diện tích. Khi di chuyển quá nhanh, đầu phát có thể trượt ra khỏi ranh giới vùng cần tác động, nên cũng làm giảm khả năng tăng nhiệt. 

Thiết bị với BNR nhỏ thường cho phép di chuyển đầu phát kiểu vuốt chậm. Vuốt chậm dễ điều khiển với vùng diện tích nhỏ (gấp hai lần ERA). Di chuyển chậm cho phép tạo ra sự đồng nhất trong phân bố năng lượng trong mô; còn di chuyển nhanh có thể không tạo được sự tăng nhiệt thỏa đáng. Nếu bệnh nhân thấy đau, cần giảm cường độ và không quên điều chỉnh thời gian một cách tương ứng. Trong quá trình di chuyển, đầu phát cần tiếp xúc tối đa với da qua môi trường trung gian.

Trong quá trình điều trị, kỹ thuật viên có thể ấn đầu siêu âm trên vùng tác động; và điều đó có thể làm thay đổi kết quả lâm sàng. Áp lực quá mạnh trên đầu siêu âm làm giảm khả năng truyền âm, phá hủy tinh thể áp điện trong đầu phát, và bệnh nhân có thể  khó chịu. Vì thế cần ấn nhẹ đầu siêu âm để tạo một áp lực đủ nhỏ và không thay đổi trong suốt quá trình điều trị.

6. Ghi chép qui trình và kết quả điều trị – Kỹ thuật sử dụng máy siêu âm vật lý trị liệu

Cần ghi chép mọi tham số điều trị để có thể lặp lại các qui trình thành công và điều chỉnh các điều trị thất bại. Các tham số cần ghi bao gồm tần số, cường độ đỉnh theo thời gian lấy trung bình trong không gian, chế độ xung hoặc liên tục, chu trình hoạt động (với siêu âm xung), ERA của đầu phát, thời gian điều trị và số lần điều trị trong một tuần.

Các tham số điều trị điển hình bao gồm: 1 hoặc 3 MHz, 1,0 W/cm2, chế độ xung với chu trình hoạt động 20%, đầu siêu âm 5 cm2, 5 phút một lần và 4 lần một tuần.

Hướng dẫn sử dụng an toàn máy siêu âm vật lý trị liệu

Cho đến nay tại Mỹ siêu âm là loại thiết bị duy nhất có tiêu chuẩn thực hiện liên bang. Các thiết bị sản xuất sau 1979 phải có mức công suất và cường độ chỉ lệch 20% so với thiết kế. Còn thời gian điều trị phải chính xác. Các tham số phải được đo kiểm thường xuyên (6 – 12 tháng một lần, tùy mức độ sử dụng thiết bị nhiều hoặc ít). Nhà sản xuất phải cung cấp số liệu chính xác về ERA và BNR.

Qui trình điều trị sau đây có thể đảm bảo cho sự an toàn của bệnh nhân trong siêu âm điều trị:

  1. Hỏi bệnh nhân (về phản chỉ định và các điều trị đã dùng).
  2. Chọn tư thế bệnh nhân (thoải mái, tiện lợi).
  3. Quan sát vùng điều trị (kiểm tra vết ban, nhiễm khuẩn hoặc vết thương hở).
  4. Chọn đầu siêu âm kích thước hợp lý.
  5. Chọn tần số (1 MHz cho tổn thương sâu, 3 MHz cho tổn thương bề mặt).
  6. Chọn chế độ liên tục hoặc chế độ xung.
  7. Chọn chu trình hoạt động(với siêu âm xung).
  8. Bôi gel siêu âm hoặc chất trung gian thích hợp lên vùng can thiệp.
  9. Chọn thời gian điều trị (nếu tăng nhiệt nhiều: 10 – 12 phút với 1 MHz, 3 – 4 phút với 3 MHz).
  10. Duy trì sự tiếp xúc tốt giữa đầu phát và da (tốc độ di chuyển 4 cm/s với đầu phát  diện tích gấp 2 lần ERA).
  11. Điều chỉnh cường độ tới mức bệnh nhân cảm thấy ấm (nếu quá nóng, giảm cường độ kèm với tăng thời gian hoặc di chuyển đầu siêu âm nhanh hơn).
  12. Để tăng tầm vận động khớp, cần kéo giãn vùng điều trị (siêu âm 2 – 3 phút, và tiếp tục kéo giãn hoặc mát-xa ma sát 2 – 5 phút sau siêu âm).
  13. Khi kết thúc điều trị, vặn mọi nút điều khiển về vị trí zero. Lau sạch gel siêu âm.
  14. Đánh giá hiệu quả điều trị (kiểm tra vùng điều trị, hỏi bệnh nhân).
  15. Ghi chép tham số và kết quả điều trị.

 

Gọi ngay
Nhắn Zalo