Định nghĩa kéo cột sống cổ lưng:
Kéo cột sống cổ lưng là phương pháp dùng một lực để kéo giãn cột sống hoặc một đoạn cột sống nhằm mục đích điều chỉnh những rối loạn cơ học trong một số bệnh của cột sống hoặc để giảm đau và làm thư giãn các nhóm cơ ở cột sống.
Việc áp dụng phương pháp kéo cột sống để điều trị rất đa dạng và thường phụ thuộc vào phản ứng lâm sàng của người bệnh hơn là những nhận định chủ quan của người điều trị. Công ty Công Nghệ Y Khoa MDT sẽ gửi cung cấp đầy đủ kiến thức về định nghĩa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, lưu ý, kỹ thuật kéo cổ và kéo lưng trong bài viết này!
Các loại kéo cột sống cổ lưng:
Kéo giãn có 2 chương trình chính gồm kéo giãn liên tục, kéo ngắt quãng. Tất cả các chương trình khác thực chất cũng chỉ là từ 2 chương trình này. Hiện nay các thiết bị máy kéo cột sống cổ lưng điện trên thị trường đều trang bị sẵn 2 chế độ kéo giãn liên tục, kéo ngắt quãng và các chế độ kéo khác có thể kể tới như kéo điều hòa, kéo hình Sin, hình thang, hình tam giác,…. Công ty Công Nghệ Y khoa MDT chuyên cung cấp các thiết bị giường kéo cột sống cổ lưng như giường kéo tạ, giường kéo điện kéo điện cho tính năng kéo cổ ngồi và nằm, kéo lưng nằm sấp và ngửa, kéo khớp háng, dụng cụ kéo giãn cột sống..
Kéo liên tục hay kéo tĩnh (Sustained or Static Traction):
- Lực kéo giãn đều và ổn định được duy trì trong thời gian từ vài phút đến 30 phút.
- Trọng lượng kéo lớn để có tác dụng làm tách rời các cấu trúc cột sống.
- Lực kéo có thể là treo vật nặng hoặc là dùng thiết bị bằng máy kéo.
– Kéo liên tục (Sustained traction): Là duy trì một lực kéo không đổi trong suốt thời gian điều trị. Trong chương trình này có thống số gồm lực kéo, thời gian kéo (thời gian điều trị), số lần dừng và thời gian cho mỗi lần dừng. 2 thông số sau có ý nghĩa tính toán nấc tăng lực. Do tính an toàn máy nên không thể ngay tức khắc đạt được lực kéo. Quá trình này phải tăng từ từ. Mỗi lần tăng gọi là nấc tăng lực.
Ví dụ: Lực kéo là 20kg, số lần dừng là 4, thời gian dừng là 10s thì cơ chế tăng lực sẽ được xác định như sau: Mỗi lần dừng tương ứng một lần tăng lực, tức trong trường hợp này mỗi lần tăng 5kg. Sau 10s thì tăng một lần cho đến khi đạt 20kg. Tại thời điểm này máy sẽ duy trì lực kéo này đến hết thời gian duy trì lực trước khi tiến hành giảm theo 4 nấc như trên để tiến đến kết thúc điều trị.
Kéo ngắt quãng hay gián đoạn (Intermittent Traction):
- Lực kéo giãn không đều theo chu kỳ.
- Thường được sử dụng trên thiết bị bằng máy.
- Có thể điều chỉnh theo thời gian và trọng lượng khi kéo và khi nghỉ theo ý muốn của người điều trị.
– Kéo ngắt quãng (Intermittent traction): Là quá trình kéo – nghỉ lặp đi lặp lại trong thời gian điều trị. Các thông số bao gồm thời gian dừng và số lần dừng nhằm tính toán nấc tăng lực.
- Lực nền tức là lực kéo nhỏ nhất trong quá trình kéo. Lực nền được chỉ định như là lực nhỏ nhất có thể để chống lại các lực ma sát, lực quán tính của đốt sống.
- Lực kéo là lực cao nhất máy đạt được.
- Thời gian duy trì lực để xác định thời gian kéo của lực nền và lực kéo.
- Như vậy với cách kéo này máy sẽ tiến hành tác động lực từ lực nền và tăng dần đến lực kéo. Sau khoảng thời gian duy trì, máy lại nghỉ để về lại lực nền rồi duy trì lực kéo này một thời gian trước khi tăng trở lại. Quá trình này cứ thế sẽ lặp đi lặp lại.
Ví dụ: lực kéo là 20kg, lực nền là 10kg, số lần dừng là 4, thời gian dừng là 10s, thời gian nghỉ là 30s. Như vậy máy bắt đầu kéo từ lực là 10 thay vì là 0 như ở trường hợp trên. Cứ 10s tăng 1 lần, một lần tăng 2,5kg sao cho sau 4 lần tăng sẽ đạt 20kg. Tại đây máy duy trì kéo 20kg này trong vòng 30s và bước vào chu trình giảm về đến 10kg cũng sau 4 lần. Tại giá trị 10kg máy lại duy trì trong 30s trước khi vào chu trình tăng lặp lại.
Kéo điều hòa (Harmonic Traction):
Cũng tương tự quá trình kéo ngắt quãng nhưng khi máy đạt đến lực kéo hoặc đạt đến lực nền là nhanh chóng thay đổi ngay mà không có thời gian duy trì lực. Quá trình này như mô tả bởi quá trình kéo ngắt quãng và thay vì thời gian nghỉ là 30s thì bây giờ là 0s. Quá trình kéo giãn điều hòa được dùng để giải tỏa căng thẳng trong quá trình kéo dãn cho bệnh nhân.
Kéo giãn bằng tay (Manual Traction):
Người điều trị dùng tay để tạo ra lực kéo trên đoạn cột sống cần điều trị, có thể cảm nhận được sự đáp ứng của người bệnh nhưng không thể xác định được mức độ của lực kéo.
Kéo giãn bằng tư thế (Positional Traction):
Người điều trị đặt bệnh nhân ở các tư thế khác nhau, có thể dùng gối, bục hoặc túi cát chêm lót để tạo ra những lực kéo trên các cấu trúc của cột sống.
Kéo giãn bằng trọng lực (Gravitational Traction):
Được thực hiện bằng cách cột chặt bờ dưới khung sườn, sau đó cho bệnh nhân nghiêng xuống tư thế thẳng đứng trên giường xoay. Trong tư thế này trọng lượng của hai chân và hông (khoảng 40% trọng lượng cơ thể) được kéo xuống bởi trọng lực tạo ra một lực kéo trên cột sống thắt lưng.
Tác dụng điều trị của kéo cột sống cổ lưng:
Kéo cột sống cổ lưng có nhiều tác dụng đã được kiểm chứng có hiệu quả trên lâm sàng. Những tác dụng có thể kể tới như các tác dụng cơ học, tác dụng điều trị (thoát vị nhân đĩa đệm, hẹp lỗ liên đốt sống, giảm đau, thư giãn cơ,..).
Tác dụng cơ học:
- Kéo giãn các cơ cạnh cột sống
- Làm căng trên bề mặt bao khớp và dây chằng
- Làm rộng các lỗ gian đốt sống
- Làm thẳng các chỗ cong của đốt sống
- Tạo ra sự phối hợp giữa kéo và trượt trên các bề mặt khớp
- Làm phẳng và kéo các chỗ lồi của nhân đĩa đệm vào trong các khoảng đĩa
Thoát vị nhân đĩa đệm (Herniated nucleus pulposus):
Cần một lực kéo đủ mạnh để làm tách rời các đốt sống và làm căng các dây chằng sau có tác dụng làm giảm áp suất bên trong khoang đĩa và làm phẳng các chỗ lồi của đĩa đệm.
Việc kéo giãn chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn vì áp suất trong khoang đĩa sẽ nhanh chóng được cân bằng. Nếu kéo giãn trong thời gian dài thì áp suất sẽ tăng lên.
Nhằm tránh phản tác dụng do tăng áp lực bên trong khoang đĩa thì thời gian điều trị nên ít hơn 10 phút với kéo liên tục và ít hơn 15 phút đối với kéo ngắt quãng.
Hẹp lỗ liên đốt sống (Narrowing of the intervertebral foramen):
Những triệu chứng rễ thần kinh có thể giảm đi khi ta dùng một lực kéo đủ mạnh để kéo giãn các đốt sống đồng thời làm mở rộng các lỗ gian đốt sống.
Thời gian kéo giãn không nên quá 10 phút đối với kéo liên tục.
Giảm di động khớp (Hypomobility of the joint):
Kéo giãn cột sống có thể làm di động các khớp bị giới hạn tầm vận động do lực kéo theo chiều dọc sẽ làm trượt các diện khớp.
Giảm đau (Relief of pain):
Tác dụng giảm đau là do:
Lực kéo kích thích các cơ quan cảm thụ cơ tính (Mechano Receptors) và ức chế cơ quan cảm nhận đau ở mức độ tủy sống.
Các đốt sống được tách rời sẽ làm tăng tạm thời các lỗ gian đốt sống, do đó sẽ giảm chèn ép lên rễ thần kinh.
Lực kéo giãn làm tăng tuần hoàn, giảm xung huyết và duy trì các quá trình trao đổi chất.
Thư giãn cơ (Muscle relaxation):
Lực kéo giãn sẽ làm các cơ bị co cứng được thư giãn do phản xạ cơ cơ bị ức chế. Để đạt được sự thư giãn cơ cần thời gian kéo giãn từ 20 – 25 phút.
Chỉ định điều trị của phương kéo cột sống cổ lưng:
Phương pháp kéo cột sống cổ lưng thường được khuyến nghị cho các đối tượng sau:
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị lệch ra ngoài vị trí bình thường, gây chèn ép lên dây thần kinh.
- Đau thần kinh tọa: Đau lan từ thắt lưng xuống chân do chèn ép dây thần kinh tọa.
- Hẹp ống sống: Tình trạng này khiến ống sống thu hẹp lại, gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
- Đau lưng mãn tính: Các cơn đau kéo dài liên tục hoặc tái phát nhiều lần ở lưng.
- Co thắt cơ lưng và cổ: Giúp giảm căng cơ, co thắt cơ.
- Cứng cột sống: Kéo giãn giúp tăng cường sự linh hoạt, nhất là ở những người bị thoái hóa cột sống.
- Thoái hóa cột sống: Làm giảm đau và cải thiện chức năng cột sống bị thoái hóa.
Chống chỉ định phương kéo cột sống cổ lưng:
Không phải ai cũng phù hợp với phương pháp kéo cột sống cổ lưng. Những trường hợp sau đây không nên thực hiện:
- Loãng xương nặng: Xương yếu có thể bị gãy hoặc tổn thương khi kéo giãn.
- Khối u cột sống: Phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ lây lan của khối u.
- Viêm nhiễm cột sống, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống có các cầu xương nối các đốt sống: Kéo giãn có thể làm tăng tình trạng viêm và đau.
- Gãy xương cột sống: Bất kỳ tổn thương hoặc gãy xương cột sống nào cũng không nên kéo giãn do nguy cơ làm tổn thương nặng thêm.
- Viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý viêm khớp khác: Những tình trạng này có thể làm giảm sự ổn định của cột sống, kéo giãn có thể gây tổn thương.
- Phụ nữ có thai, đang có kinh nguyệt
- Cột sống không ổn định: Nếu có sự bất thường về cấu trúc hoặc di lệch nghiêm trọng ở cột sống, việc kéo giãn có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chấn thương cột sống có gãy xương biến dạng.
- Loãng xương nặng
- Người bệnh già, suy kiệt
- Trẻ em
- Cao huyết áp, các bệnh tim nặng
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp kéo cột sống cổ lưng
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng máy kéo giãn cột sống, hãy đảm bảo bạn đã được bác sĩ kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng. Việc này giúp xác định xem phương pháp này có phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn hay không.
Chọn máy kéo giãn phù hợp: Có nhiều loại máy kéo giãn cột sống, bao gồm máy kéo tự động và máy kéo thủ công. Việc lựa chọn máy mang những đặc tính, tín năng, kích thước phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của mỗi người. Một số máy chỉ phù hợp cho các phòng khám chuyên khoa và cần được điều chỉnh bởi chuyên gia.
Thiết lập lực kéo đúng cách: Lực kéo phải được điều chỉnh phù hợp với thể trạng và bệnh lý của người bệnh. Nếu lực kéo quá mạnh, nó có thể gây tổn thương cho cột sống hoặc cơ bắp. Do đó, lực kéo nên được thiết lập theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tư thế và vị trí kéo giãn: Khi sử dụng máy, cần đảm bảo cơ thể ở tư thế thoải mái và đúng vị trí. Đặc biệt là cột sống phải được giữ thẳng và không bị cong vẹo. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau trong quá trình kéo giãn, nên dừng lại ngay và thông báo cho bác sĩ hoặc chuyên gia.
Không tự ý sử dụng máy tại nhà: Việc tự ý sử dụng máy kéo giãn cột sống tại nhà mà không có hướng dẫn từ chuyên gia có thể gây hại cho cột sống. Nếu muốn áp dụng tại nhà, cần có sự giám sát và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu.
Kỹ thuật kéo cột sống cổ lưng:
Góc kéo (Angle of pull):
Cột sống cổ:
Tư thế trung tính: đầu và cổ thẳng, lực kéo theo chiều dọc, có tác động nhiều ở các đốt sống cổ trên.
Tư thế gập cổ 35°, lực kéo giãn nhiều phía sau gáy và các đốt sống cổ dưới.
- Gặp cổ ở các góc khác nhau khi kéo sẽ tác động vào các đốt sống khác nhau.
Cột sống thắt lưng:
Góc kéo lớn: >30° có tác động làm xoay xương chậu ra sau, kéo giãn cơ vùng thắt lưng đồng thời làm tách rời mặt khớp phía sau của các đốt sống thắt lưng.
Lực kéo thẳng theo chiều dọc thân mình: có tác động làm tách rời các đốt sống thắt lưng theo chiều dọc và làm di động trên các bề mặt khớp.
- Các góc kéo khác nhau sẽ tác động vào các đốt sống khác nhau khi kéo.
Lực kéo (Amount of force):
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tư thế người bệnh, trọng lượng cơ thể, mức độ ma sát của giường, phương pháp kéo giãn.
Không có trọng lượng trung bình chung cho tất cả người bệnh. Cách tốt nhất là nên bắt đầu bằng lực kéo nhỏ hơn mục tiêu điều trị, sau đó sẽ tăng dần lên và xem sự đáp ứng của người bệnh cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Theo nhiều tài liệu khác nhau thì trọng lượng trung bình để đạt hiệu quả trong việc kéo giãn cột sống là:
Cột sống cổ: từ 1/12 đến 1/7 trọng lượng cơ thể, phổ biến là 1/10 trọng lượng cơ thể
Cột sống thắt lưng: từ 1/4 đến 1/2 trọng lượng cơ thể, phổ biến là 1/3 trọng lượng cơ thể
Thời gian kéo giãn (Duration of traction):
Phụ thuộc vào trọng lượng kéo và mục tiêu điều trị.
Theo nguyên tắc: trọng lượng kéo càng cao thì thời gian kéo giãn càng ngắn.
Thời gian điều trị trung bình: từ 10 phút đến 30 phút.
Hướng dẫn thực hiện kéo cột sống cổ lưng bằng máy:
Máy kéo giãn cột sống là thiết bị y tế chuyên dụng được thiết kế để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe của cột sống. Thiết bị này hoạt động bằng cách tạo ra lực kéo để kéo giãn các đốt sống. Hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh.
Công dụng chính của máy kéo giãn cột sống như giảm đau nhức. Ngoài ra giúp cải thiện sự linh hoạt và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống.
Kéo cột sống cổ (Tư thế ngồi):
Đặt người bệnh ngồi với lưng tựa sát vào lưng ghế. Ghế ngồi phải vững chắc để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Mang đai cổ vào người bệnh, không quá chặt hoặc lỏng lẻo. Hỏi cảm giác người bệnh xem có khó chịu chỗ nào không. Tránh đai chèn vào khí quản của người bệnh
Mở khóa chốt hai rãnh trượt của giường kéo.
Điều chỉnh chế độ kéo (liên tục hay ngắt quãng), thời gian và trọng lượng kéo trên máy.
Nhấn nút khởi động để máy hoạt động.
Hết thời gian máy sẽ tự động tắt.
- Lưu ý: Trong quá trình kéo không di chuyển đầu, không ngủ, không sử dụng điện thoại, không nói chuyện. Nếu có trục trặc khi kéo hãy nhấn công tắc khẩn cấp hoặc đưa tay ra hiệu với kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
- Kết thúc kéo: Làm ngược lại những bước đã làm ở trên.
- Bấm reset máy.
- Khóa giường.
- Tháo đai.
Kéo cột sống cổ (Tư thế nằm ngửa):
Chuẩn bị đai kéo cổ thẳng
Hướng dẫn người bệnh nằm thẳng, cân đối giữa giường và đai kéo cổ.
Cố định đai kéo cổ cân bằng, tránh bị chèn vô khí quản của người bệnh.
Móc đai vào máy kéo.
Để ghế kê chân dưới nhượng chân của người bệnh.
- Điều chỉnh chế độ kéo (liên tục hay ngắt quãng), thời gian và trọng lượng kéo trên máy.
Nhấn nút khởi động để máy hoạt động.
Hết thời gian máy sẽ tự động tắt.
- Kết thúc kéo: Làm ngược lại những bước đã làm ở trên.
- Bấm reset máy.
- Khóa giường.
- Tháo đai.
- Hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng, ngồi dậy.
Kéo cột sống thắt lưng (Tư thế nằm ngửa):
- Chuẩn bị đai kéo ngực và hông thẳng
Người bệnh nằm ngửa và cân đối giữa giường, vùng thắt lưng phải để trần và đặt ngay chỗ tách rời của giường kéo để tránh ma sát.
Cân chỉnh đai ngực và hông.
Cột đai hông: Vén áo, cân chỉnh đai hông giữa mào chậu, siết lực tối đa.
Cột đai ngực: Căn đều hai bên, siết lực vừa đủ
Để ghế kê chân dưới nhượng chân song song với mặt giường.
- Móc đai kéo vào máy kéo
Mở khóa chỗ tách rời của giường kéo.
- Chọn thời gian, chế độ kéo, trọng lượng kéo trên máy.
Nhấn nút khởi động để máy hoạt động.
Khi hết thời gian điều trị máy sẽ tự tắt và có âm báo.
Khóa chốt lại giường trước khi cho người bệnh xuống.
- Kết thúc kéo: Làm ngược lại những bước đã làm ở trên.
- Bấm reset máy.
- Khóa giường.
- Tháo đai.
- Hướng dẫn người bệnh nằm nghiêng, ngồi dậy.
VIII. Những điều cần lưu ý:
Thủ tục kéo cột sống chỉ khi chỉ có hiệu quả tạm thời, do đó cần phải có phối hợp hoàn thiện với các phương pháp khác trong chương trình điều trị.
Không có một quy trình điều trị chung cho tất cả các trường hợp. Kinh nghiệm của người điều trị, phản ứng của bệnh nhân sẽ quyết định phương cách, thời gian và mức độ điều trị.
Theo dõi Công Nghệ Y Khoa MDT để cập nhật những phương pháp trị liệu mới hiệu quả nhất cùng những dòng máy trị liệu tiên tiến nhất. Chúng tôi có cung cấp mẫu sản phẩm máy kéo giãn cột sống tiêu chuẩn châu Âu, thích hợp đầu tư cho những bệnh viện, phòng khám cao cấp. Liên hệ chúng tôi theo số Hotline:090.282.3651 để nhận được mức giá ưu đãi nhất.