Điện xung trị liệu có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng-hiệu quả 2025

Máy điện xung trị liệu là thiết bị hiện đại hỗ trợ giảm đau và thư giãn cơ, làm mạnh cơ hiệu quả. Để đạt kết quả tối ưu, bạn cần biết định nghĩa rõ ràng điện xung trị liệu có tác dụng gì, cách sử dụng đúng cách đúng quy trình. Hãy cùng Công Nghệ Y Khoa làm theo hướng dẫn từ chuyên gia và lưu ý lựa chọn cường độ phù hợp với tình trạng cơ thể.

Định nghĩa máy điện xung trị liệu

Điện xung trị liệu:
Dựa trên các nguồn khác nhau, phù hợp chặt chẽ với định nghĩa của trị liệu bằng điện. Điện xung trị liệu là một phương pháp trong vật lý trị liệu, sử dụng các xung điện tần số thấp hoặc trung bình trong thời gian ngắn để kích thích thần kinh và cơ bắp qua da, nhằm giảm đau, cải thiện chức năng cơ và hỗ trợ phục hồi chức năng. Theo Wikipedia: Electrotherapy definition and applications, trị liệu bằng điện bao gồm các phương pháp chữa trị đa dạng, bao gồm sử dụng các thiết bị như kích thích não sâu cho các bệnh thần kinh và dòng điện để tăng tốc quá trình chữa lành vết thương. 
Máy điện xung trị liệu:
Nhấn mạnh đến việc sử dụng các thiết bị hoặc máy cụ thể để đưa các xung điện này, phân biệt nó với các phương pháp trị liệu thủ công hoặc khác không phải dựa trên điện. Điều này được hỗ trợ bởi Spine-health: All About Electrotherapy and Pain Relief overview, mô tả các đơn vị trị liệu bằng điện là các thiết bị hoạt động bằng pin kết nối với các miếng dán điện cực keo dính đặt trên da để đưa các dòng điện nhẹ.

Mặc dù kích thích điện đã được ứng dụng trong lâm sàng từ hàng ngàn năm trước. Nhưng các quan niệm và thực hành hiện đại chỉ xuất hiện sau khi Melzack và Wall đưa ra lý thuyết kiểm soát cổng về cơ chế đau năm 1965. Điều đó dẫn tới một số cách tiếp cận khác nhau đối với kích thích điện. Nhất là với một số dòng kinh điển như dòng faradic, dòng Bernard hoặc dòng siêu kích thích 2 – 5. Là các dòng đã được ứng dụng trước thời điểm 1965.

Trong khi các nước Tây Âu vẫn dùng tương đối nhiều các dòng kinh điển (tài liệu hướng dẫn lâm sàng của hãng Enraf-Nonius năm 1991 nói khá nhiều về dòng Bernard và dòng siêu kích thích, thậm chí với một số chỉ định không thật chuẩn). Thì các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Ca-na-đa, Anh hoặc Úc hầu như chỉ dùng các dòng hiện đại, ngoại trừ dòng trung tần.

Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng đó, trong các thiết bị tổ hợp, các nhà sản xuất vẫn trang bị đầy đủ các loại dòng kích thích truyền thống và hiện đại. Mặc dù một số dòng hầu như không còn được sử dụng (như dòng Bernard hoặc dòng 2 – 5). Với hiểu biết đầy đủ về cơ chế tác dụng và qui trình thực hành. Một nhà trị liệu có thể sử dụng hợp lý các loại dòng khác nhau trong lâm sàng, mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.

Sự phổ dụng của kích thích điện trong điều trị lâm sàng
Sự phổ dụng của kích thích điện trong điều trị lâm sàng

 Phân loại máy điện xung trị liệu

Máy điện xung trị liệu được phân loại dựa trên các dòng điện có trong máy. Các dòng điện này được phân loại dựa vào các thông số chính như tần số, cường độ và chiều của dòng điện hoặc phân loại theo tác dụng điều trị của dòng điện.

Phân loại theo chiều của dòng điện.

Dựa vào các thông số sau đây dòng điện được chia thành 2 loại:
– Dòng điện 1 chiều DC (direct current): các điện tử trong dòng điện này luôn luôn đi theo 1 hướng giống nhau với cường độ không đổi gọi là dòng điện 1 chiều hay dòng Galvanic và cường độ thay đổi tạo thành các dạng xung khác nhau gọi là dòng điện 1 chiều ngắt quãng. Các dòng một chiều thường dùng để đưa thuốc, kích thich cơ mất chi phối thần kinh và khuyến khích làm lành vết thương (với cường độ nhỏ) Hình 4.1
dòng điện 1 chiều trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.1: Dòng 1 chiều
– Dòng điện xoay chiều AC (alternating current): Các điện tử trong dòng điện này có đặc tính thay đổi sang chiều đối diện và liên tục thay đổi điện tích. Dòng này được chia ra thành dòng điện xoay chiều đối xứng và không đối xứng thường có dạng hình Sin. Có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa độ rộng và tần số trong các dòng xoay chiều: khi tần số tăng, độ rộng sẽ giảm và ngược lại. Hình 4.2, 4.3
Sơ đồ dòng điện xoay chiều trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.2: Dòng xoay chiều
Tương quan tỷ lệ nghịch giữa tần số và thời gian xung của dòng xoay chiều trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.3: Tương quan tỷ lệ nghịch giữa tần số và độ rộng trong dòng xoay chiều.

Phân loại theo tần số xung.

Tần số xung là số chu kỳ xung được lặp đi lặp lại không đổi trong thời gian 1 giây. Đơn vị: Hz.
– ví dụ: dòng xung hình Sin dao động 50 lần trong 1 giây được gọi là dòng điện có tần số 50Hz.
Dựa trên các thông số này, dòng điện trong máy điện xung trị liệu được chia ra làm 4 loại:
– Dòng điện 1 chiều (Galvanic) có tần số tương đương với 0.
– Dòng điện tần số thấp có tần số từ 1Hz-800Hz (dòng Tens).
– Dòng điện tần số trung bình có tần số từ 800Hz-10.000Hz (Russ).
– Dòng điện tần số cao có tần số trên 10.000Hz (HV).

Phân loại theo tác dụng điều trị:

Có 3 loại:
Dòng điện có tác dụng kích thích cơ:
– Bao gồm các dòng điện 1 chiều ngắt quãng, dòng Faradic, dòng điện xung hình chữ Nhật, dòng Kotz và dòng điện xoay chiều đối xứng đặc biệt  (EMS).
Dòng điện có tác dụng giảm đau:
– Bao gồm dòng điện 1 chiều, dòng Diadynamic, dòng Trabert, dòng giao thoa, dòng Tens.
Dòng điện có tác dụng điện phân:
– Dòng Galvanic

Các thông số có trong máy điện xung trị liệu.

Các thông số thường xuất hiện trong 1 máy điện xung trị liệu bao gồm: Cường độ (Intensity(mA/Vol)), Tần số (Frequency(Hz)), Thời gian xung (Duration (µS/mS)), CC/CV, phân cực âm, dương, thời gian xung lên (ramp up), thời gian xung xuống (Ramp down), thời gan làm (contraction), thời gian nghỉ (release)

Cường độ (intensity):

– Có đơn vị là mA hoặc Vol dựa vào chế độ dòng điện là chế độ dòng điện không đổi hay điện áp không đổi.
– Cường độ là 1 yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bằng các dòng xung điện cùng với tần số và thời gian xung.
– Khi cường độ dòng điện được tăng lên thì sẽ xảy ra các hiện tượng về ngưỡng cảm giác như sau:
  • Ngưỡng dưới cảm giác: BN chưa có cảm giác khi tăng cường độ nhẹ.
  • Ngưỡng cảm giác: BN có cảm giác châm chích hoặc tê bì từ nhẹ đến rõ rệt.
  • Ngưỡng vận động: Co cơ có thể thấy rõ rệt.
  • Ngưỡng đau: Co cơ mạnh và BN có cảm giác đau buốt

Thời gian xung (Duration).

– Thời gian xung hay độ rộng xung là thời gian từ khi bắt đầu pha đầu tiên đến khi kết thúc pha cuối cùng của xung điện. Bên cạnh đó chúng ta có độ rộng pha là thời gian của một trong nhiều pha của một xung điện.

– Chúng thường được đo bằng mi-cro-giây (μs) hoặc mi-li-giây (ms); trong đó 1 μs = 10-6 s; và 1 ms = 10-3 s.

– Để tạo ra sự co cơ thì thời gian kích thích phải đủ dài. Thời gian và cường độ của 1 xung điện có mối liên hệ lẫn nhau. Cho nên khi cường độ được tăng lên thì thời gian xung có thể giảm xuống.

– Tuy nhiên nếu cường độ thấp dưới ngưỡng vận động thì cho dù có tăng thời gian xung lên cũng không gây ra được sự co cơ.

Dòng xung một pha với tần số 3 và 9 Hz trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.9: Dòng xung một pha với tần số 3 và 9 Hz.
Độ rộng xung, độ rộng pha và khoảng cách xung với dòng xung hai pha và một pha trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.10: Độ rộng xung, độ rộng pha và khoảng cách xung với dòng xung hai pha và một pha.

Tần số xung (Frequency).

Tần sô là 1 thông số của kích thích điện cho phép thời gian hồi phục cho các đơn vị vận động, được tính bằng đơn vị Hz.
  • Kích thích điện với tần số dưới 20Hz gây ra sự co cơ đồng bộ với các xung điện.
  • Tần số từ 20 đến 100Hz tạo ra sự rung giật cơ.
  • Tần số trên 100Hz, các kích thích liên tực tiếp nối quá nên tạo ra sự co cơ không đồng bộ với xung điện.
  • Tần số 5000Hz, sợi thần kinh sẽ đáp ứng các kích thích với số lượng tối đa và sẽ bị loại trừ trong 1 thời gian nhất định, sau đó các sợi thần kinh sẽ không còn đáp ứng nữa. Hiện tượng này có thể được loại trừ bởi việc ngắt quãng dòng điện.
  • Khi tần số tăng lên trên 10.000Hz, các xung điện trở nên quá ngắn do đó không thể khử cực các sợi thần kinh, kết quả là các kích thích co cơ sẽ bị loại trừ. Trái lại dòng điện vẫn tiếp tục đi qua các mô và tạo thành năng lượng nhiệt.

Dòng điện không đổi và điện áp không đổi (CC/CV).

Trong máy điện xung trị liệu hiện nay đang sử dụng cả dòng điện không đổi (Constant Currents) và điện áp không đổi (Constant Voltage).
  • Dòng điện không đổi nên được lựa chọn trong các trường hợp các điện cực được cố định sát trên cơ thể người bệnh trong suốt cuộc điều trị vì cường độ dòng điện đưa vào sẽ ổn định khi được tiếp xúc tốt. Khi này tăng cường độ thì sẽ tăng mA.
    • VD: Điều trị điện cực cố định trên 2 cơ dựng sống
  • Điện áp không đổi nên được chọn trong các trường hợp bề mặt điều trị lồi lõm khiến điện cực khố áp sát bề mặt da, cơ co thắt mạnh hoặc người điều trị phải thường xuyên di chuyển điện cực để kích thích cơ. Ngoài ra điện áp không đổi cũng được sử dụng trong kỹ thuật điện xung-siêu âm kết hợp. Khi này tăng cường độ sẽ tăng Vol
    • VD: Điều trị bằng bút điện cực, siêu âm kết hợp điện xung

Phân cực âm, dương.

Trong 1 máy điện xung trị liệu luôn có 2 cực đỏ đen để phân biệt chiều của dòng điện, đối với các dòng điện xoay chiều đổi chiều liên tục thì cực âm dương không quan trọng nhưng đối với các dòng điện 1 chiều có tác dụng làm mạnh cơ hoặc điện phân dẫn thuốc cần lưu ý cực âm dương để đặt điện cực đúng vị trí và đưa thuốc vào đúng cực.
Trong đó:
  • Cực âm (-): màu đen gắn trên bó cơ/ điểm vận động.
  • Cực dương (+): màu đỏ gắn trên gốc thần kinh/ nơi thần kinh đi nông ngoài da/bó cơ

Các thông số khác:

Khoảng cách xung: Khoảng thời gian giữa các xung (hình 4.10).

Khoảng cách pha: Thời gian giữa các pha của một xung (hình 4.11).

Khoảng cách pha với dòng xung hai pha trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.11: Khoảng cách pha với dòng xung hai pha.

Thời gian tăng/Thời gian giảm: Thời gian tăng (rise time) là thời gian để dòng điện tăng từ 0 tới giá trị đỉnh trong một pha bất kỳ. Thời gian giảm (decay time) là thời gian dòng giảm từ giá trị đỉnh về 0, cũng trong một pha (hình 4.12).

Thời gian mở/tắt: Thời gian mở (on time) là thời gian mà khi đó một bó các xung hoàn chỉnh xuất hiện. Thời gian tắt (off time) là thời gian giữa các bó xung, khi không có dòng điện. Chế độ này thường chỉ dùng khi kích thích cơ. Trong thời gian mở, cơ co; còn trong thời gian tắt, cơ nghỉ để tránh mỏi. Các thời gian mở/tắt nối tiếp nhau cũng là cố gắng bắt chước các pha co và nghỉ tự chủ mang tính sinh lý. Quan hệ giữa thời gian mở và tắt thường biểu diễn bằng tỷ số. Chẳng hạn khi kích thích cơ 10 ms rồi nghỉ 50 ms, tỷ số mở/tắt sẽ là 1:5 (hình 4.13).

Chu trình hoạt động: Tỷ số giữa thời gian mở và tổng thời gian mở và thời gian tắt.

Thời gian tăng lên/Thời gian giảm đi: Thời gian tăng lên (ramp up) là thời gian để dòng tăng từ 0 tới giá trị cực đại trong một thời gian mở bất kỳ. Nó khác thời gian tăng, là thời gian để dòng tăng trong một pha. Thời gian giảm đi (ramp down) là thời gian để dòng giảm về 0 trong một thời gian mở bất kỳ. Nó khác thời gian giảm, là thời gian để dòng giảm chỉ trong một pha.

Thời gian tăng và thời gian giảm trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.12: Thời gian tăng và thời gian giảm.
Thời gian mở và thời gian tắt với dòng hai pha trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.13: Thời gian mở và thời gian tắt với dòng hai pha.
Thời gian tăng lên và thời gian giảm đi trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.14: Thời gian tăng lên và thời gian giảm đi.

Chế độ tăng lên và giảm đi thường dùng để tạo “sự khởi đầu dễ chịu” cho bệnh nhân, khi dòng điện tăng dần từ mức dưới cảm giác tới mức cảm giác trước khi đạt mức co cơ (hình 4.14).

Các tác dụng của máy điện xung trị liệu.

Tác dụng của máy điện xung trị liệu dựa vào loại dòng điện có trong máy. Những dòng điện khác nhau sẽ tác động vào trong cơ thể theo cách khác nhau và cho hiệu quả điều trị khác nhau. Máy điện trị liệu hàng đầu đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị vật lý trị liệu tại bệnh viện và phòng khám chính là máy điện xung trị liệu BTL. Máy điện xung trị liệu BTL có đầy đủ 18 dòng điện với các dòng có thể kể tới như: Galvanic, TENS, Dyadinamic, xung 1 chiều ngắt quãng, tiếng Việt, danh sách bệnh lý cài sẵn, hiệu chỉnh thông số cụ thể,.. điều trị đa dạng các mặt bệnh.

Các tác dụng có thể kể tới khi sử dụng máy điện xung trị liệu là: giảm đau; kích thích thần kinh, cơ cho cơ còn chi phối thần kinh và mất chi phối thần kinh; điện phân dẫn thuốc.

Tác dụng giảm đau của máy điện xung trị liệu.

Máy điện xung trị liệu có nhiều dòng điện khách nhau trong đó có các dòng điện khi sử dụng điều trị cho tác dụng giảm đau. Những dòng điện có thể kể tới như

  • Cơ chế kiểm soát cổng: Của Melzack và Wall. Các dòng điện xung giảm đau có tác dụng kích thích chọn lọc các sợi thần kinh lớn có bao myelin nhóm II, III sẽ gây ức chế thần kinh ở mức độ tủy sống. Tác dụng này sẽ làm ngăn cản sự dẫn truyền cảm giác đau về tủy sống của các sợi thần kinh nhỏ nhóm IV không có bao myelin.
  • Thuyết về sự phóng thích Endorphin: Dưới tác động của dòng diện xung tần số thấp và cường độ cao như dòng Burst TENS có tần số 2-5Hz sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương sản xuất ra chất Morphin nội sinh có tác dụng giảm đau. Ngoài ra dòng Tens thông thường tần số cao và cường độ thấp lại có tác dụng làm phóng thích morphin nội sinh ở mức độ tủy sống.
  • VD: dòng tens, dòng giao thoa 2 cực, giao thoa 4 cực, Trabert 2-5

Tác dụng điện phân dẫn thuốc trong máy điện xung trị liệu.

Muốn sử dụng tính năng điện phân dẫn thuốc của máy điện xung trị liệu thì yêu cầu bắt buộc là máy phải có dòng điện Galvanic. Dòng Galvanic là dòng điện 1 chiều đều, không thay đổi về cường độ và chiều của các electron.

  • Ion hóa: Khi hòa tan muối vào trong nước, số muối này sẽ phân tác thành các ion Na (+) và Cl (-). Đó là hiện tượng ion hóa và dung dịch đó được gọi là điện giải.
  • Khi cho dòng điện 1 chiều vào 1 dung dịch điện giải thì nó sẽ di chuyển các ion về hướng cực đối diện.
  • Cơ thể con người được xem là 1 khối chứa nước và muối (điện giải) được bao bọc bởi da. Thông thường da không hấp thụ nước nhưng dòng Galvanic có thể làm thẩm thấu các dụng dịch xuyên qua da từ cực (+) đến cực (-) và ngược lại để mang các ion vào trong cơ thể.
  • Người ta áp dụng tính chất này để đưa các dược phẩm ở dạng dung dịch vào cơ thể bằng dòng điện 1 chiều Galvanic hoặc dòng diện 1 chiều có tần số trung bình là 8000Hz với chu kỳ 95%.
  • Tác dụng này được áp dụng trong điều trị tại chỗ bằng thuốc và được gọi là kỹ thuật diện phân hay điện di ion thuốc.
  • Khác biệt giữa dòng Galvanic và dòng điện tần số trung bình ở chỗ BN có cảm thấy dễ chịu hơn khi được điện phần bằng dòng diện trung tần.
  • Các dược phẩm thường dùng:
    • Diclofenac Sodium (+): viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
    • Ketoprofen (-): viêm lồi cầu, viêm chóp xoay, thoái hóa khớp.
    • Dung dịch EDTA (-): vôi hóa gân cơ.

Tác dụng kích thích thần kinh và cơ trong máy điện xung trị liệu.

Dòng điện trong máy điện xung trị liệu có tác dụng kích thích thần kinh và cơ là dòng điện có thể gây kích thích các sợi thần kinh vận động để tạo ra sự có cơ mà nó chi phối.

Đối với các cơ mất chi phối thần kinh, các sợi cơ có thể được kích thích trực tiếp bởi 1 loại dòng điện phù hợp gọi là dòng điện 1 chiều ngắt quãng.

Thời gian xung được sử dụng trong điều trị thường nằm trogn khoảng từ 0.01ms đến 3s.

Dòng điện xung có thời gian kích thích cơ dưới 10ms được gọi là xung ngắn thường được sử dụng để kích thích các sơ còn phân bố thần kinh.

Các dòng diện xung có thời gian lớn hơn 10ms được gọi là xung dài, được sử dụng để kích thích các cơ mất phân bố thần kinh như là dòng điện 1 chiều ngắt quãng. dòng xung này có tần số lặp lại ít hơn dòng xung ngắn.

VD: Dòng điện 1 chiều ngắt quãng, EMS/NMES, RUSS/KOTZ

Cách sử dụng máy điện xung trị liệu đúng cách.

Để kích thích tế bào cơ hoặc thần kinh hiệu quả, cần quan tâm tới các tham số kích thích và qui trình ứng dụng như sau:

  1. Dòng một chiều hoặc xoay chiều.
  2. Điện trở mô.
  3. Mật độ dòng.
  4. Tần số xung
  5. Cường độ xung.
  6. Độ rộng xung.
  7. Sự phân cực.
  8. Đặt điện cực.

Thay đổi các tham số và qui trình ứng dụng nói trên sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả lâm sàng của dòng kích thích điện.

Dòng một và hai pha – Lựa chọn tham số kích thích

Để hiểu sự co cơ dưới tác dụng của kích thích điện, cần lưu ý tới các kích thích lặp hơn là các kích thích riêng lẻ. Nếu dòng một pha liên tục là kiểu dòng duy nhất trong một thiết bị kích thích điện, cơ chỉ co khi cường độ dòng tăng tới ngưỡng. Một khi màng tế bào đã tái cực, chỉ một sự thay đổi khác của cường độ dòng mới tạo được sự khử cực và sự co tiếp theo (hình 4.15).

Khác biệt lớn nhất giữa các dòng một pha và hai pha là tác dụng hóa học của dòng một pha. Tác dụng đó chỉ rõ rệt khi kích thích liên tục trong một thời gian dài. Thay đổi hóa học xuất hiện khi thời gian kích thích không nhỏ hơn 1 phút, và có thể tích lũy suốt thời gian điều trị. Kiểu dòng này có mặt trong hầu hết các thiết bị điện thế thấp. Còn trong các thiết bị điện thế cao, độ rộng xung điện thường cố định và ngắn nên không gây tác dụng hóa học, trừ khi thời gian điều trị kéo dài hàng giờ.

ở cùng 1 mức cường độ, độ rộng xung khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng co cơ khác nhau trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.15

Một lý thuyết về dòng điện thế cao một pha giả định rằng, điện trường của dòng một chiều làm tăng vận chuyển các protein mang điện về hệ mạch bạch huyết, do đó làm giảm phù nề sau chấn thương.

Tổng trở mô – Lựa chọn tham số kích thích

Tổng trở là sức cản của mô đối với dòng điện. Xương và mỡ là các tổ chức có tổng trở cao; trong khi thần kinh và cơ có tổng trở thấp. Nếu một tổ chức tổng trở thấp nằm dưới một vùng tổ chức tổng trở cao, cường độ dòng điện tại đó có thể không đạt tới mức gây khử cực.

Mật độ dòng – Lựa chọn tham số kích thích

Muốn có kích thích, mật độ dòng (lượng dòng trên một đơn vị thể tích) tại thần kinh hoặc cơ cần đủ lớn để tạo khử cực. Mật độ dòng lớn nhất khi các điện cực tiếp xúc da và giảm dần khi dòng điện tới các lớp sâu hơn (hình 4.16). Nếu một lớp mỡ dày nằm giữa điện cực và sợi thần kinh, mật độ dòng có thể không đạt tới mức kích thích. (hình 4.17).

Nếu các điện cực gần nhau, vùng có mật độ cao nằm gần bề mặt (hình 4.18A). Nếu các điện cực xa nhau hơn, mật độ dòng sẽ cao hơn tại các lớp sâu hơn, bao gồm cả thần kinh và cơ (hình 4.18B.

dòng điện đi càng sâu thì mật độ dòng càng thấp trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.16: Mật độ dòng với cặp điện cực cùng kích thước đặt gần nhau.
mật độ dòng khác nhau khi sử dụng máy điện xung trị liệu điều trị trên các mô khác nhau
Hình 4.17: Cặp điện cực cùng kích thước đặt gần nhau trên lớp mỡ dày. Dòng điện không thể kích thích thần kinh.
mức độ xuyên sâu của điện xung khác nhau khi khoảng cách 2 điện cực khác nhau trong máy điện xung trị liệu
Hình 4.18: A. Điện cực đặt gần nhau tạo mật độ dòng cao
tại các lớp bề mặt. B. Tăng khoảng cách giữa các điện cực làm tăng
mật độ dòng tại các lớp sâu hơn.

Kích thước, mật độ và vị trí đặt điện cực

Kích thước điện cực cũng làm thay đổi mật độ dòng. Khi kích thước của hai điện cực khác nhau, mật độ dòng gần điện cực nhỏ tăng lên, trong khi mật độ dòng gần điện cực lớn giảm đi. Dùng một điện cực lớn đặt xa vùng điều trị trong lúc đặt điện cực nhỏ (tích cực) gần sợi thần kinh hoặc điểm vận động sẽ thu được hiệu quả lớn nhất tại điện cực nhỏ (hình 4.19).

kích thước điện cực khác nhau sẽ có mật độ dòng khác nhau khi xử dụng máy điện xung trị liệu
Hình 4.19: Mật độ dòng cực đại tại điện cực nhỏ.

Kích thước và vị trí đặt điện cực là một trong những yếu tố quyết định kết quả điều trị. Mật độ dòng cao tại các cấu trúc thần kinh cho phép kích thích hiệu quả mà chỉ dùng dòng cường độ thấp (yếu tố quan trọng đối với sự an toàn của người bệnh). Đặt sai điện cực là một trong những nguyên nhân thất bại lớn nhất trong điện trị liệu.

Tần số

Số lượng các lần co và duỗi của sợi cơ là một hàm số của tần số. Khi một sợi cơ co, nó chỉ có thể đáp ứng với kích thích tiếp theo nếu màng kịp tái cực. Khi đó các sợi tơ cơ còn đang xen phủ nhau (theo lý thuyết sợi trượt trong cơ chế co cơ), nên kích thích thứ hai làm các sợi cơ co ngắn hơn nữa. Sự chồng chập các lần co đơn đó được gọi là co gộp (summation of contraction). Khi số lần co đơn trong một giây tăng lên, các lần co đó có thể không phân biệt được với nhau, dẫn tới sự co cứng (hình 4.20).

Trương lực cơ khi co cứng lớn hơn nhiều khi co đơn. Nó chỉ phụ thuộc vào tần số, chứ không vào cường độ dòng kích thích. Trong thực hành, tần số cao (co cứng) dùng để tăng trương lực cơ do tác dụng co gộp; còn tần số thấp dùng để tăng khả năng bơm máu  và giảm phù nề.

Sự khác nhau cơ bản giữa co cơ bằng điện và co cơ tự chủ là sự đồng bộ khi phóng lực của các đơn vị vận động dưới tác dụng của kích thích điện. Mỗi một lần dùng kích thích điện, cùng một lượng đơn vị vận động sẽ co. Sự đồng bộ này là yếu tố quan trọng khi dùng kích thích điện làm mạnh cơ. Tuy nhiên nó cũng dẫn tới sự mỏi cơ lớn hơn. Đó là vấn đề mà nhà điều trị cần lưu tâm đúng mức.

Lựa chọn tham số kích thích thời gian
Hình 4.20: Cộng gộp các lần co đơn và co cứng.

Cường độ

Tăng cường độ dòng điện từ mức trong hình 4.21A lên mức trong hình 4.21B sẽ làm dòng điện tới được các lớp tổ chức sâu hơn. Kích thích nhiều sợi thần kinh hơn có thể đạt được bằng hai cách: hoặc tăng cường độ dòng của các xung cùng độ rộng (hình 4.28B), hoặc để dòng điện thấm sâu hơn. Dòng điện thế cao có khả năng xuyên sâu hơn dòng điện thế thấp và do đó thích hợp để kích thích các tổ chức nằm sâu. Đó là sự khác biệt rõ rệt nhất giữa hai loại dòng phổ biến này.

Lựa chọn tham số kích thích kích thích sợi thần kinh
Hình 4.21: Kích thích sợi thần kinh. A. Một xung điện với cường độ và độ rộng vừa trên ngưỡng sẽ kích thích các sợi gần nhất và lớn nhất. Các xung điện cùng cường độ tại cùng vị trí sẽ kích thích cùng một lượng thần kinh. B. Tăng cường độ xung sẽ kích thích các sợi nhỏ hơn và xa hơn. C. Tăng độ rộng xung cũng có tác dụng tương tự.

Độ rộng xung

Có thể tăng số lượng sợi thần kinh kích thích bằng cách tăng độ rộng của các xung điện có cường độ như nhau (hình 4.28C), vì tuy cường độ không đổi, nhưng thời gian mở dòng lớn hơn. Phương pháp này đòi hỏi các thiết bị có thể điều chỉnh độ rộng xung. Các thiết bị điện thế thấp thường được thiết kế theo tiêu chí đó; trong khi các thiết bị điện thế cao thường có độ rộng xung cố định.

Độ phân cực

Với thiết bị kích thích điện bất kỳ, luôn có điện cực âm và điện cực dương. Điện cực âm hút ion dương, trong khi điện cực dương hút điện tử và các ion âm khác. Với dòng xoay chiều, các điện cực thay đổi sự phân cực sau mỗi nửa chu kỳ.

Với dòng một chiều, cần phân biệt rõ hai điện cực dương và âm. Trong thời gian điều trị, các điện cực sẽ tạo hiệu ứng phân cực, bao gồm: hiệu ứng hóa học, tạo thuận sự kích thích, và chiều dòng điện (chiều dịch chuyển của các điện tích).

Hiệu ứng hóa học:

Thay đổi pH dưới mỗi điện cực, giãn mạch phản xạ, và vận chuyển các ion trái dấu qua da vào tổ chức (ion di) đều là kết quả của hiệu ứng phân cực. Hiệu ứng kích thích mô là ưu điểm của điện cực âm. Hiệu ứng diệt khuẩn có thể đạt được nhờ cả hai điện cực trong dải cường độ 5 – 10 mA, mặc dù với mức dưới 1 mA, tác dụng rõ hơn tại điện cực âm. Dòng điện thế cao cũng có tác dụng này sau 30 phút điều trị.

Tạo thuận sự kích thích:

Điện cực âm thường dùng để kích thích cơ vì có khả năng khử cực màng tế bào tốt hơn. Tại cực dương, mật độ dòng cũng có thể tăng đủ nhanh để tạo sự kích thích, tuy nhiên ít khi nó được dùng như điện cực tích cực vì đòi hỏi cường độ dòng lớn hơn. Điều đó có thể gây khó chịu cho người bệnh. Nói chung trong điện trị liệu, điện cực âm là lựa chọn tối ưu để kích thích cơ hoặc thần kinh.

Chiều dòng điện:

Trong một số qui trình điều trị, chiều của dòng điện có vai trò quan trọng. Nói chung điện cực âm đặt tại vùng kích thích, điện cực dương nằm xa là lựa chọn thường gặp nhất. Hiệu ứng phân cực thể hiện rõ xung quanh các điện cực. Trong lâm sàng, hiệu ứng phân cực quan trọng trong ion di, kích thích điểm vận động, kích thích thần kinh ngoại biên và trong tác dụng tại các tế bào không bị khử cực.

Cách đặt điện cực:

Khi kích thích cơ, điện cực tích cực thường đặt tại điểm vận động. Các điện cực cần sắp xếp song song với chiều dọc của sợi cơ, vì sau can thiệp, mô-men quay của cơ có thể tăng 64% so với cách sắp xếp vuông góc. Khi dùng kích thích điện để giảm đau, bài toán đặt điện cực có vai trò rất quan trọng.

Các cách đặt điện cực:

  1. Đặt 2 điện cực đối diện nhau.
  2. Đặt 2 điện cực 2 bên.
  3. Đặt 2 điện cực 1 bên.
  4. Đặt 2 điện cực theo chiều dài cơ.
  5. Đặt điện cực trong trường hợp vẹo cột sống.
  6. Đặt điện cực dòng Trabert.
  7. Đặt 4 điện cực dòng tens.
  8. Với dòng giao thoa, dùng các cặp điện cực bắt chéo nhau, sao cho vùng cần kích thích nằm giữa các điện cực. Nếu vùng điều trị nằm gần bề mặt da, đặt điện cực gần nhau. Nếu vùng điều trị nằm sâu dưới da, hoặc khó xác định vị trí đau, cần đặt điện cực xa nhau hơn (hình 4.29).
    Lựa chọn tham số kích thích màu hồng
    Hình 4.22: Nguyên lý dòng giao thoa trong thực hành.

Cần lưu ý rằng kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào cách đặt điện cực. Nếu không thành công, cần thay đổi cách đặt điện cực cho đến khi thu được kết quả mong muốn.

Máy điện xung trị liệu cầm tay Twin Stim 4 (Ts4) là máy điện xung trị liệu chuẩn y khoa với 2 dòng điện được sử dụng nhiều trong điều trị là TENS,NMES. Trong đó TENS để giảm đau, giãn cơ cho các bệnh lý từ cấp tính tới mãn tính và NMES để làm mạnh cơ cho cơ còn chi phối thần kinh như tai biến, chấn thương sọ não, tập gym.

Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng máy điện xung trị liệu

Chỉ định điều trị khi sử dụng máy điện xung trị liệu:

Máy điện xung trị liệu được sử dụng để điều trị các bệnh lý sau:

– Giảm đau sau chấn thương, phẫu thuật, đau thần kinh, đau cơ, xương, khớp…

– Kích thích thần kinh cơ.

– Cải thiện tuần hoàn ngoại vi.

– Liệu pháp ion hóa (điện phân dẫn thuốc bằng xung một chiều)

– Điện phân thuốc cục bộ bằng dòng điện xung trung tần một chiều.

Chống chỉ định khi sử dụng máy điện xung trị liệu:

– Người bệnh mang máy tạo nhịp tim.

– Sốt cao, khối u ác tính, bệnh lao đang tiến triển.

– Mất cảm giác ở vùng điều trị.

– Tổn thương da nơi đặt điều trị

– Viêm da khu trú, huyết khối, viêm tắc mạch

– Trực tiếp lên thai nhi

– Sử dụng liên tục ở cường độ cao quá lâu trên một vùng điều trị

TỔNG KẾT về tác dụng của dòng điện xung trị liệu

  1. Khi có dòng điện với cường độ, tần số và dạng xung thích hợp tác động. Cơ và thần kinh sẽ bị khử cực màng tế bào và do đó bị kích thích.
  2. Chức năng thần kinh và sự co cơ không khác biệt giữa hai cơ chế kích thích (tự nhiên và nhân tạo).
  3. Cơ và thần kinh đáp ứng theo qui luật tất – hoặc – không.
  4. Sự co cơ thay đổi phù hợp với sự thay đổi của dòng điện. Khi tần số kích thích điện tăng, trương lực cơ tăng do co nhiều lần. Khi cường độ dòng tăng, vùng kích thích và số lượng các đơn vị vận động kích thích sẽ tăng theo. Khi độ rộng xung tăng, các đơn vị vận động kích thích cũng tăng.
  5. Co cơ nhờ kích thích điện được dùng trong lâm sàng để tái rèn luyện cơ, tăng khả năng bơm máu, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình loạn dưỡng, làm mạnh cơ và tăng tầm vận động khớp.
  6. Kích thích điện mức cảm giác có thể làm chậm quá trình sưng nề sau chấn thương.
  7. Dòng một pha không đổi có một số tác dụng lâm sàng. Đó là tác dụng phân cực (a-xít hóa hoặc kiềm hóa), tăng tuần hoàn, diệt khuẩn (điện cực âm), vận chuyển và tích tụ các đơn vị xây dựng tế bào cần thiết cho quá trình lành vết thương.
  8. Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS) được dùng để giảm đau.
  9. Tác dụng đóng cổng đau có thể xẩy ra tại nhiều mức trong hệ thần kinh. Phụ thuộc vào dạng kích thích. Kích thích tần số cao, cường độ thấp (TENS kinh điển) đóng cổng tại mức tủy gai. Kích thích tần số thấp, cường độ cao (TENS kiểu châm cứu) giải phóng β-endorphin và các morphine nội sinh khác tại mức tủy gai và trên tủy. Kích thích tần số và cường độ rất cao (TENS mạnh) hoạt hóa các con đường ức chế đau hướng xuống. Tất cả đều dẫn tới tác dụng giảm đau.
  10. Các dòng đặc biệt (dòng cường độ thấp, dòng Nga, dòng giao thoa,…) có tác dụng sinh học tương ứng với đặc trưng vật lý của chúng. Chúng đều được ứng dụng thành công ít nhiều trong lâm sàng.
  11. Kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có bài toán đặt điện cực. Nếu không đạt kết quả mong muốn, cần thay đổi cách đặt điện cực một cách thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Nhắn Zalo