1. Tắc tia sữa là gì? Tại sao phải phòng ngừa tắc tia sữa?
Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sau khi sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn. Chính vì vậy phải điều trị kịp thời và phòng ngừa tắc tia sữa đúng cách.
Tuy bệnh tắc tia sữa không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ví dụ như viêm vú gây ra nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng. Dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Cần phải phát hiện, điều trị kịp thời cũng như biết cách phòng ngừa tắc tia sữa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển toàn diện cho bé.
2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa
- Vừa mới sinh con: một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực. Do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
- Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: nếu không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa
- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
3. Triệu chứng của tắc tia sữa
- Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là khi sờ vào bầu vú. Mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.
- Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng dần.
- Cảm giác đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra.
- Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.
- Một vài trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.
- Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
4. Các bệnh tuyến sữa thường gặp
- Cương sữa sinh lý sau sinh: là trường hợp sản phụ hay gặp phải ngay sau sinh. Xác suất rất cao và tỷ lệ cương sữa sinh lý sau sinh ngày càng tăng. Nguyên nhân có thể do bầu ngực đã chứa đầy sữa và sẵn sàn cho bé bú. Nhưng sự giãn nở ở núm vú chưa kịp dẫn đến sữa chưa chảy ra ngoài kịp dẫn đến cương tức và khó chịu. Sản phụ có thể đau nhiều và ngực căng cứng. Sau khi sữa chảy ra ngoài thù vô cùng dễ chịu. Đây là tình trạng có thể xử lý tức thì và bé bú được ngay sau khi thông tia.
- Viêm tuyến sữa: Vú gặp phải tình trạng sau khi sữa bị ứ đọng không chảy ra ngoài. Một thời gian sẽ tạo nên phản ứng viêm. Viêm cấp gây sưng nóng đỏ đau cho sản phụ. Khi bạn gặp phải tình trạng viêm cấp thì đừng quên chườm lạnh nhé!
- Tắc tia sữa: là hiện trạng sữa không chảy ra ngoài được gây nên tắc tia. Tắc có thể gặp phải ở 1 tia hoặc nhìu tia. Có thể những cục sữa vón chẹn ngay trên ống dẫn sữa hoặc xoang sữa làm sữa bị kẹt lại. Lâu ngày kết cấu sữa càng đặt lại và càng khó thông hơn.
- Áp xe vú chưa hóa mủ: khi sữa lâu ngay không được thông ra ngoài sẽ gây ra phản ứng viêm. Viêm lâu ngày tạo thành áp xe.
- Áp xe vú đã hóa mủ: vùng áp xe nếu không được xử lý sẽ chuyển thành áp xe có mủ. Lúc này chúng ta cần can thiếp để lấy dịch mủ ra ngoài
- Chai cứng sau áp xe: là tình trạng mô tuyến vú bị chai cứng sau bị tắc, hút mủ áp xe. Cần massge làm mềm, sử dụng máy siêu âm để đứa vú trở lại trạng thái ban đầu.
5. Các phương pháp phòng ngừa tắc tia sữa
- Cho con bú thường xuyên cả 2 bầu ngực. Sau khi bé bú không hết sữa, nên sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài.
- Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ, tập một số bài tập thiền hoặc thể thao
- Xoa bóp: Xoa bóp vùng ngực nhẹ nhàng thường xuyên và đều đặn. Bắt đầu xoa bóp từ bầu vú hướng dần vào trong núm vú để giúp khai thông các tia sữa.
Các máy siêu âm trị và phòng ngừa tắc sữa
Video giới thiệu các dòng máy siêu âm đa tần trị và phòng ngừa tắc sữa
Máy siêu âm đa tần Ấn độ 2 đầu dò
Các bài viết liên quan:
- Các vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
- Hỏi đáp về viêm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc sữa
- Sóng siêu âm trị tắc sữa
- Công nghê sóng siêu âm
- Trị tắc sữa như thế nào?
- Siêu âm là gì?
- Vú được cấu tạo như thế nào?
Tham khảo thêm tại: Điều trị tắc sữa bằng sóng siêu âm đa tần
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!