Bài 61: Nhiệt trị liệu

Ở trong bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu Bài 61: Nhiệt trị liệu (Lưu ý bài viết dài và có nhiều kiến thức chuyên sâu, mọi người chú ý đọc hết để hiểu rõ tránh việc hiểu sai hoặc không hiểu làm ảnh hưởng tới bài tiếp theo) 

Bài 61: Nhiệt trị liệu

1. Tắm xoáy nóng và tấm đắp nóng – Nhiệt trị liệu 

Cơ sở lý thuyết:

Nhiệt trị liệu làm tăng nhiệt độ tổ chức, tạo phản ứng xung huyết và tăng tiết mồ hôi. Nguyên do của phản ứng chưa được hiểu rõ. Nó có thể liên quan với phản xạ tủy gai hoặc do các sợi trục thần kinh cảm giác có nhiều nhánh, do đó nhiệt có thể tạo thế tác dụng chạy ngược tới vùng kích thích qua các nhánh khác của cùng một sợi trục. Điều đó dẫn tới sự phóng thích histamine hoặc acetylcholine gây giãn mạch. Các chất đó làm giãn hệ mao mạch cục bộ (xung huyết). Nói chung các đáp ứng chuyển hóa thường ngược nhau đối với nhiệt và lạnh; nhưng đáp ứng vận mạch thì không như vậy. Sau 30 phút tác dụng, lạnh cũng có thể làm tăng chứ không giảm nề (phản ứng săn tìm).

Tác dụng trên các hệ chức năng:

Hệ tim phổi:

Với mức nhiệt cao, nhiệt độ cơ thể tăng. Vì nhịp tim tăng, thể tích tống máu và nhịp thở không có khả năng duy trì cung lượng tim hiệu quả. Như một hệ quả, huyết áp giảm. Bệnh nhân tim mạch khó thích ứng được với áp lực bổ sung đó đối với hoạt động của tim.

Hệ nội tiết:

Nhiệt kích thích giải phóng histamine, bradykinine và các chất hoạt mạch khác để điều hòa cân bằng dịch và các chất điện giải.

Hệ tiêu hóa, tiết niệu, phụ khoa:

Nhiệt làm tăng tốc độ chuyển hóa tại chỗ. Tốc độ chuyển hóa tăng hoặc giảm 13% khi nhiệt độ tăng hoặc giảm 1oC. Nhiều thay đổi xuất hiện bên dưới vùng tăng nhiệt bề mặt. Chúng bao gồm giảm hoạt tính tiêu hóa, thư giãn cơ ruột và giảm nhu động. Vì thế áp nóng vùng bụng có thể giảm đau bụng kinh. Dùng nhiệt thường xuyên sẽ làm tăng nhiệt độ nội tạng, do đó tăng chất thải chuyển hóa và tăng hoạt tính thận.

Hệ da:

Nhiệt độ mô dưới da tăng do sự dẫn nhiệt. Da tăng tiết mồ hôi. Mô mỡ dưới da có tác dụng ngăn chặn sự dẫn nhiệt. Da thường bị xung huyết, vùng xung huyết giảm khi giảm chiếu nhiệt. Mức đỏ da kéo dài là dấu hiệu của xung huyết có đốm, với các vạch trắng và đỏ xen kẽ nhau. Đó là dấu hiệu cảnh báo bỏng da.

Hệ cơ xương khớp:

Thư giãn cơ xuất hiện do sự giãn mạch. Độ kéo giãn collagen tăng khi dùng nhiệt. Các loại mô sợi không đàn hồi, bao khớp, gân và mô sẹo có thể kéo giãn do thay đổi các tính chất dẻo và nhớt. Nhiệt cũng làm giảm cứng khớp do giảm áp lực tại các cấu trúc xung quanh.

Hệ thần kinh cơ:

Tín hiệu nhiệt từ các thụ thể cảm giác trong da sẽ truyền qua các sợi hướng tâm về vùng hạ đồi và vỏ não, nơi cảm giác nhiệt được cảm nhận tại mức ý thức. Hệ thần kinh trung ương cảm thụ và điều hòa nhiệt để duy trì sự hằng định bên trong cơ thể. Khi quá nhiệt, xuất hiện phản ứng báo động (fight or flight). Các tận cùng thần kinh sẽ trấn dịu với mức nhiệt nhẹ hoặc trung bình. Nhiệt cũng có tác dụng giảm đau, qua tác dụng đóng cổng đau (với mức nhiệt nhẹ hoặc trung bình) và hoạt hóa hệ ức chế đau hướng xuống (với mức nhiệt cao).

Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:

Giãn mạch cục bộ xuất hiện do tăng nhu cầu dưỡng chất và do kích thích tế bào mast phóng thích histamine. Hệ mạch máu tại các tổ chức bên dưới sẽ co trước khi giãn. Áp suất mao mạch và tính thấm màng tế bào tăng, có thể dẫn tới nề. Tăng mất máu vùng đang xuất huyết. Nhiệt chống chỉ định với bệnh nhân mất điều hòa nhiệt. Bệnh nhân rối loạn mạch máu ngoại biên cũng có thể không đáp ứng được với sự tăng nhu cầu chuyển hóa. Do tốc độ chuyển hóa tăng, hoạt tính các thực bào và bạch cầu, cũng như dòng máu tuần hoàn đều tăng. Vì thế nhiệt được dùng để gia tốc quá trình lành vết thương và tăng thải trừ các sản phẩm viêm và nề.

Dòng máu mao mạch tăng cho phép vận chuyển được nhiều dưỡng chất, oxy và kháng thể tới vùng bệnh lý. Tính thấm mao mạch tăng cho phép vận chuyển dòng máu lạnh hơn tới vùng tổn thương, đồng thời vận chuyển dòng máu nóng hơn ra khỏi vùng tăng nhiệt, giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương mô do quá nhiệt. Mạch máu da bị giãn, dẫn tới giảm huyết áp và giảm dòng máu ngoại biên tức thời. Điều đó dẫn tới tăng nhịp tim và lưu lượng máu ngoại biên lại tăng. Những thăng giáng đó là phản ứng sinh lý tự nhiên, nhưng huyết áp sẽ dần ổn định trong khi nhịp tim tăng để duy trì sự tăng lưu lượng tuần hoàn ngoại biên.

Các sản phẩm liên quan có thể bạn quan tâm:

2. Paraphin – Nhiệt trị liệu 

Cơ sở lý thuyết:

Vì paraphin có nhiệt dung riêng thấp, nó cung cấp một nhiệt lượng thấp hơn nước trên cùng một đơn vị khối lượng. Vì thế paraphin cho cảm giác ít nóng hơn so với nước cùng nhiệt độ. Dầu khoáng hạ nhiệt độ tan chảy của paraphin nên nhiệt dung riêng của hỗn hợp thấp. Điều đó cho phép dùng được paraphin cho da tổn thương đang lành và mới lành, nhất là sau bỏng. Với mọi hệ thống chức năng, tác dụng của paraphin giống các kỹ thuật nhiệt trị khác. Dưới đây là một vài lợi ích bổ sung của kỹ thuật.

Hệ da:

Paraphin giữ mồ hôi và giúp làm mềm da. Độ dẫn nhiệt của mô dưới da tăng. Paraphin được dùng để cải thiện khả năng xếp nếp da tại vùng bị bỏng. Nó cũng có thể tiếp xúc với các bề mặt gồ ghề.

Hệ mạch máu và bạch huyết ngoại biên:

Đáp ứng mạnh mẽ của hệ mạch ngoại biên xuất hiện khi áp dụng kỹ thuật nhúng trong paraphin.

3. Đèn hồng ngoại – Nhiệt trị liệu 

Cơ sở thuyết:

Độ xuyên sâu của bức xạ điện từ phụ thuộc vào bước sóng. Với mọi kỹ thuật nhiệt trị liệu, nói chung tác dụng trên các hệ chức năng tương tự nhau. Dưới đây là một số tác dụng bổ sung.

Hệ da:

Hồng ngoại được chia thành hai vùng: hồng ngoại gần (bước sóng 770 – 1500 nm) và hồng ngoại xa (bước sóng 1500 – 150.000 nm). Sự hấp thụ tối ưu xảy ra khi chùm bức xạ vuông góc với bề mặt da (định luật cosine). Nhược điểm của hồng ngoại là làm khô da hơn mọi mô thức nhiệt khác. Nó không thể dùng cho phần cơ thể không bằng phẳng. Nó làm tăng nhiệt độ dưới da và tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh. 50% năng lượng hồng ngoại vùng 1200 nm thấm được tới độ sâu 0,8 mm và do đó có khả năng xuyên qua da để tương tác với hệ mạnh máu và các tận cùng thần kinh dưới da. Lượng melanin, cấu trúc, độ nhờn, độ khô, độ nhẵn, độ gồ ghề và độ sẫm màu của da là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phản xạ của bức xạ hồng ngoại.

4. Kỹ thuật dòng chất lưu:

Cơ sở lý thuyết:

Kỹ thuật dòng chất lưu cung cấp nhiệt nhờ sự đối lưu. Các hạt cellulose nhỏ được làm nóng và thổi nhờ một luồng khí . Vì thế nó có tác dụng như một chất lưu tuần hoàn. Do chi có thể tự do cử động, nên vận động thụ động và chủ động đều được khuyến khích, nếu không có chống chỉ định. Kỹ thuật này cung cấp dạng nhiệt khô, nên bệnh nhân có thể dung nạp sự tăng nhiệt tốt hơn tắm xoáy nóng. Tác dụng của kỹ thuật trên các hệ thống chức năng cũng giống như các mô thức nhiệt khác. Phần dưới đây cung cấp thêm một vài lợi ích bổ sung.

Hệ mạnh máu và bạch huyết ngoại biên:

Dòng chất lưu có thể tăng nhiệt độ tổ chức, tăng dòng máu và tốc độ chuyển hóa. Kỹ thuật dòng chất lưu với nhiệt độ 46oC có thể tăng dòng máu da 6 lần và tốc độ chuyển hóa 4 lần tại bàn tay người khỏe mạnh. Điều đó khuyến khích quá trình lành vết thương do gia tốc các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.

Đọc tiếp: Bài 62: Siêu âm điều trị ( Bấm để đọc )

Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

Nhắn Zalo
Gọi ngay