Trong bài viết này Công Nghệ Y khoa sẽ giúp bạn biết được tầm nguy hiểm và cách điều trị viêm tuyến sữa
1. Viêm tuyến sữa là gì?
Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng các mô vú, ống sữa bị đau, viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ống sữa, cũng như một hoặc hai bên vú cùng lúc.
Bệnh thường xảy ra ở một bên vú. Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm có sự xuất hiện của vi khuẩn nhưng nhiều trường hợp thì không. Và tùy vào từng tình trạng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Viêm tuyến sữa được phân chia thành hai loại chính là:
- Viêm tuyến sữa không nhiễm trùng.
- Viêm vú nhiễm trùng.
2. Biểu hiện & triệu chứng viêm tuyến sữa các mẹ cần chú ý
Viêm tuyến sữa là dạng nhiễm trùng ở nữ giới có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường phổ biến ở các bà mẹ lần đầu cho con bú, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi thấy các biểu hiện của viêm tuyến sữa dưới đây chị em tuyệt đối không được chủ quan mà hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ nhé:
- Ban đầu là cảm giác có hạch hoặc khối cứng ở ngực, ngực mẩn đỏ.
- Sau đó là cảm giác đau vú, chạm vào thấy nóng ngực.
- Cơ thể liên tục mệt mỏi, đau nhức ngực thậm chí đau nhức toàn thân.
- Ngực có hiện tượng căng tức, sưng đau là biểu hiện viêm tuyến sữa thường thấy.
Biểu hiện viêm tắc tuyến sữa là đau tức ngực
- Khi cho con bú bị đau và nóng rát liên tục ở đầu vú.
- Da quanh ngực đỏ, suy nhược, chảy nước mắt nhiều.
- Có biểu hiện sốt từ 38,3o C.
- Nặng hơn sẽ sốt, đau đớn rất khó chịu, tuyến sữa có mủ.
3. Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến sữa
- Có các nguyên nhân sau đây gây ra tình trạng viêm tuyến sữa bao gồm:
Nhiễm khuẩn gây ra viêm tuyến sữa
Vi khuẩn sẽ luôn tồn tại trên da người. Tất cả mọi người đều có vi khuẩn trên da và vi khuẩn thường vô hại. Nhưng nếu vi khuẩn có thể xâm nhập qua da, chúng có thể sẽ gây ra nhiễm trùng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào mô vú thông qua vết nứt ở da gần hoặc xung quanh núm vú, chúng có thể gây tình trạng viêm tuyến sữa.
Tắc nghẽn ống dẫn sữa
Các ống dẫn sữa mang sữa từ các tuyến vú đến núm vú. Khi các ống dẫn này bị tắc, sữa sẽ tích tụ trong vú gây viêm và có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Những nguyên nhân khác gây ra viêm tuyến vú

Cho bé bú chỉ 1 tư thế cũng có thể gây ra viêm tuyến sữa
Những nguyên nhân sau đây có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến vú ở phụ nữ:
- Những người cho con bú trong vài tuần đầu sau khi sinh
- Những mẹ có núm vú bị đau hoặc nứt
- Chỉ sử dụng một tư thế để cho con bú
- Mặc áo ngực ôm sát vào bầu ngực hoặc núm vú
- Đã từng có tiền sử bị viêm tuyến vú trước đó
- Phụ nữ bị suy nhược cơ thể
Trong những tình huống kể trên, mẹ sẽ có nguy cơ bị tích sữa ở một hoặc cả hai bên vú. Nặng hơn nữa là bị nhiễm trùng mô vú.
4. Các phương pháp điều trị viêm tuyến sữa hiện nay
Một số phương pháp được áp dụng hiện nay như:
- Đối với những trường hợp viêm vú nhẹ, thường không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là người mẹ phải thực hiện các bước cải thiện tích cực. Chẳng hạn như, không nên dừng cho con bú bên vú bị viêm. Việc cho con bú sẽ phần nào giúp thông ống dẫn sữa, tránh cho tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm máy hút sữa để hút hết lượng sữa còn sót lại.
- Trong trường hợp nặng hơn, bệnh viêm tuyến vú có thể dẫn đến những biến chứng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, lúc này mẹ nên ngừng cho con bú bên vú bị viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc giảm đau an toàn cho bà mẹ đang cho con bú. Như acetaminophen và ibuprofen trong trường hợp nhẹ. Hoặc bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như cephalexin, dicloxacilin để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng.
- Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau tại nhà, chẳng hạn như chườm khăn ấm hoặc gạc trước và sau khi ăn để giảm cảm giác đau. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ cùng với chế độ ăn uống khoa học góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
- Trong một số trường hợp viêm tuyến vú phát triển thành áp xe vú, phẫu thuật có thể được chỉ định. Áp xe có thể được chọc hút hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm, sau đó điều trị bằng kháng sinh
5. Dùng máy siêu âm trị liệu để trị viêm tuyến sữa
Video giới thiệu các dòng máy siêu âm đa tần trị và phòng ngừa tắc sữa
Dành cho phòng khám, bệnh viện, các bác sĩ tập bệnh tại nhà, cá nhân tự điều trị
Máy siêu âm trị liệu đa tần BTL
Máy siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP1
Máy siêu âm kết hợp điện xung UT2
- 1 Số dòng Máy siêu âm hiện có:



Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh ✅ Tìm phòng khám gần nhà ✅Tìm người tập VLTL tại nhà ✅Thiết bị tập VLTL-PHCN |
Hotline ☎: 090.282.3651 |
Website ?: congngheykhoa.com Website ?: dieutrivatlytrilieu.com Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt |