Viêm khớp gối
Dịch trong ổ khớp là thành phần đặc biệt có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp dẫn đến viêm khớp gối. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.
Tràn dịch khớp gối là gì?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương. hoặc các nguyên nhân bất thường trong khớp làm hạn chế vận động khớp gối. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân của tràn dịch khớp gối?
Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch khớp gối gồm có:
- Tràn dịch sau các chấn thương: Các loại chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương. Giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,…
- Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,…
- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.
Làm thế nào để nhận biết viêm khớp gối tràn dịch?
Dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện tràn dịch khớp gối là tình trạng khớp gối nổi mẩn đỏ kèm sưng và phù nề. Khi so sánh 2 bên khớp gối có thể nhận ra sự lớn hơn bất thường của bên tràn dịch do bao khớp dày lên. Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nặng nề bên khớp tổn thương và rất hạn chế vận động khi đi lại hoặc khó gấp duỗi. Theo thời gian nếu không được can thiệp thì các cơ xung quanh sẽ yếu dần khiến khớp ngày càng không vững cùng với cơn đau dai dẳng.
Những biểu hiện kể trên có thể được phát hiện từ bản thân người bệnh, tuy nhiên để xác định chính xác tình trạng tràn dịch khớp gối thì một số xét nghiệm có thể hỗ trợ đắc lực như:
- Công thức máu: Chủ yếu để xác định tình trạng viêm nhiễm hoặc viêm khớp dạng thấp
- Chụp X-quang: Phát hiện các vấn đề như gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp hoặc bệnh lý u xương
- Chụp MRI: Dùng để phát hiện kỹ hơn bất thường về xương và cả phần khớp như gân, dây chằng và các sụn
- Chọc hút dịch khớp: Việc hút dịch khớp này sẽ giúp xác định bản chất của dịch trong khớp, từ đó chẩn đoán được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh
Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm mà không gây nhiều biến chứng, tuy nhiên thực tế nhiều người bệnh chủ quan với tình trạng bệnh của mình khiến tình trạng khi đến các cơ sở y tế là đã trầm trọng. Ngoài gây hạn chế vận động khớp gối do tình trạng sưng viêm, các biến chứng có thể gặp như nhiễm trùng khớp do chọc hút dịch khớp nhiều lần hoặc thậm chí là phá hủy khớp và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị viêm khớp gối tràn dịch
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh nhưng thường có các phương pháp phổ biến sau:
Điều trị bằng thuốc:
Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và thuốc kháng viêm corticosteroid uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc cần được theo dõi nghiêm ngặt bởi bác sĩ điều trị, đặc biệt là đối với thuốc có tác dụng phụ như corticoid.
Điều trị xâm lấn:
Việc lượng dịch tồn đọng trong khớp không chỉ hạn chế vận động mà còn làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu. Vì vậy việc chọc hút sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh nhân. Chọc hút có thể kết hợp với cả tiêm corticoid để điều trị. Ngoài ra, nội soi khớp giúp chẩn đoán và điều trị các tổn thương như sụn, dây chằng hoặc thoái hóa khớp. Cuối cùng khi tổn thương thoái hóa khớp quá nặng bệnh nhân cần được phẫu thuật để điều trị
Tự chăm sóc khi bị tràn dịch khớp gối. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều nhằm giảm thiểu trọng tải mà khớp gối phải chịu đựng. Chườm đá và kê cao chân sẽ giúp tuần hoàn phía chi dưới được thuận lợi và giảm sưng nề
Ngoài ra, để phát hiện và điều trị kịp thời tràn dịch khớp gối bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thăm khám định kỳ để phát hiện các bệnh lý mạn tính như thoái hóa hay viêm khớp dạng thấp, gout
- Dùng thuốc điều trị nguyên nhân trực tiếp gây nên tràn dịch khớp gối hoặc đeo nẹp theo yêu cầu điều trị
Hơn hết, cần phải nhớ rằng mọi biện pháp điều trị triệu chứng chỉ có thể làm giảm biểu hiện bệnh. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể khi phát hiện các biểu hiện đầu tiên. Việc điều trị gốc rễ nguyên nhân mới giúp cho bệnh không tái phát và tiến triển thành mạn tính.
Điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng:
- Siêu âm trị liệu giúp tăng tuần hoàn, tăng trao đổi oxy và chất dinh dưỡng. Tăng quá trình thực bào các tế bào viêm. Đồng thời làm giảm viêm, giảm sưng, đau, giảm lượng dịch tụ trong khớp.
- Điện xung trị liệu giúp giảm đau tạo cảm giác thoải mái. Hoạt động nhẹ nhàng cho người bệnh, giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn.
- Sóng xung kích shockwave: Là loại sóng âm mang năng lượng cao tác động đến các điểm đau. Giúp thúc đẩy quá trình liền mô, tái tạo gân, cơ, các mô mềm bên trong khớp gối. Bệnh nhân sẽ thấy giảm triệu chứng sưng, đau rõ rệt qua từng liệu trình điều trị.
- Tia laser cường độ cao: Với bước sóng rộng và cường độ mạnh nhất hiện nay. Loại tia này có khả năng kích thích sâu đến các mô xương. Giúp tái tạo tế bào và chữa đau hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường tuần hoàn máu và oxy nuôi dưỡng sụn khớp.
- Vật lý trị liệu: Mỗi bài tập sẽ được thiết kế riêng phù hợp với từng bệnh nhân. Nhằm mục đích tăng cường hệ cơ ở vùng đầu gối, cải thiện khả năng vận động khớp gối. Dựa theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần chăm chỉ luyện tập sau khi chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất. Nhất là những trường hợp đã có biến chứng nặng.
Thận trọng:
Bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh. Xét nghiệm của từng bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Khớp gối đảm nhiệm chức năng di chuyển linh hoạt và giữ thăng bằng cho cơ thể. Vì vậy khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần đi khám ngay. Tuyệt đối không có tâm lý chủ quan, khiến bệnh trở nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại.
Đồng thời để phòng ngừa tràn dịch khớp gối và các bệnh xương khớp nói chung. Mỗi chúng ta nên duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động vừa sức, tập luyện thể thao đúng cách. Không để xảy ra chấn thương và nên khám sức khỏe định kỳ.
– Được chia sẻ bởi Công Nghệ Y Khoa MDT –
Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:
- Máy siêu âm điều trị các bệnh xương khớp
- Bệnh viêm gân
- Cách điều trị bệnh Gout ( gút )
- [ TOP ] Bệnh Viện Và Phòng Khám Điều Trị Vật Lý Trị Liệu Tốt Nhất Ở TP.HCM 2021
- Viêm khớp thái dương hàm
- Co thắt cơ và những nguy cơ tiềm ẩn?
- Điều trị Gai cột sống
- Tê bì chân tay và Giải pháp
- Hội chứng cổ vai cánh tay
- Hội chứng đau vai gáy
- Vật lý trị liệu đau lưng
- Viêm đa khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp gối
- Siêu âm trị liệu
- Thoái hóa cột sống cổ
- Đau mỏi cổ vai gáy
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Suy van tĩnh mạch trị như thế nào?
- Máy siêu âm điều trị giá bao nhiêu
- Vì sao bị tắc sữa?
- Điều trị tắc sữa như thế nào ?
- Thông tắc sữa tại nhà
- Trị viêm tuyến sữa bằng siêu âm
- Điều trị siêu âm tắc tia sữa
- Phòng ngừa tắc tia sữa ở bà mẹ cho con bú
Theo dõi thêm các thông tin liên quan về VLTL- PHCN tại đây.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!