Viêm khớp thái dương hàm

Dạo gần đây, rất nhiều người liên hệ web và đặt câu hỏi về bệnh viêm khớp thái dương hàm, để nhằm đưa ra cái nhìn rõ nhất về căn bệnh này, bài viết ngày hôm nay sẽ làm sáng tỏ, khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm…

 

1. VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM LÀ GÌ ?

  • Trên tổng thể xương mặt, chỉ có duy nhất khớp thái dương hàm là khớp động. Phần khớp này gồm có phần diện khớp của phần xương hàm dưới và toàn bộ phần diện khớp của xương thái dương, bao khớp, các dây chằng khớp, phần đĩa khớp và phần mô sau đĩa. Vai trò của khớp thái dương hàm là đảm nhận giúp hàm có thể đóng và mở trong các hoạt động nói, ăn, nuốt…
Cấu trúc phần cơ thái dương hàm

=> Bệnh viêm khớp thái dương hàm hay còn có tên gọi khác là loạn khớp thái dương hàm hoặc bệnh viêm khớp hàm thái dương. Đây là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn của khớp hàm với các khối cơ mặt liên quan và có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng trật khớp thái dương hàm. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức khó chịu do các đợt co thắt cơ có tính chu kỳ xảy ra hay sự “lệch pha” của khớp nối giữa xương hàm với xương sọ… 

2. NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM ?

Các nguyên nhân viêm khớp thái dương hàm bao gồm:

  • Sụn khớp bị tổn thương do viêm khớp.
  • Khớp bị hư hại do một cú đánh hoặc tác động khác.
  • Đĩa khớp bị mòn hoặc di chuyển ra khỏi vị trí của nó.
  • Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của rối loạn khớp thái dương hàm không rõ ràng.

Trong đó đau khớp thái dương hàm nguyên nhân trực tiếp bao gồm:

  • Gặp các vấn đề về tâm lý: giấc ngủ kém, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm thường xuyên.
  • Do gen di truyền.
  • Sai lệch khớp cắn do răng, xương, nghiến răng, mài răng và niềng răng.
  • Thiếu chất nhầy và sụn.
  • Do mất răng.
  • Chấn thương hàm.
  • Sai tư thế hoạt động cổ, đầu, gáy,…
  • Các loại viêm khớp khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Cấu tạo các cơ chính

3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Các chấn thương và viêm ở hàm như viêm khớp thường dẫn đến chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết:

  • Đau hàm.
  • Đau nhức trong và xung quanh tai.
  • Khó nhai hoặc khó chịu trong khi nhai.
  • Đau nhức mặt.
  • Cứng khớp, dẫn đến khó mở hoặc đóng miệng.
  • Nhức đầu.
  • Khi cắn khó chịu.
  • Cắn không đều.
Vị trí cơ thái dương hàm

+ Đau nhức dữ dội ở khớp thái dương hàm: Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, khó chịu ở một bên hoặc cả hai bên khớp thái dương. Khi mới xuất hiện chỉ là cơn đau nhẹ, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, về sau khi hạch ở vùng cổ sưng to thì cơn đau nhức càng dữ dội, nhất là ở vị trí nổi hạch, khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu.

+ Không thể cử động khớp hàm: Trường hợp bệnh tiến triển nặng, cơn đau liên tục diễn ra khiến người bệnh sẽ không thể cử động khớp hàm. Lúc này, bệnh nhân có thể đối diện với tình trạng viêm khớp thái dương hàm mạn tính, không thể há miệng được.

+ Mỏi hàm, xuất hiện tiếng lục cục khi nhai: Tình trạng mỏi hàm diễn ra liên tục, đôi khi chỉ một cử động nhẹ ở hàm cũng khiến người bệnh đau đớn. Kèm theo đó là những tiếng kêu lục cục xuất hiện trong miệng, khiến cho việc nhai thức ăn gặp nhiều khó khăn.

+ Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt: Người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai… Một số có thể bị sốt, nóng, khó chịu trong người, nhất là vào chiều tối. Đặc biệt, khi hạch nổi càng lớn thì sức khỏe của bệnh nhân càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Bệnh có biểu hiện khó khai hoặc khó chịu trong khi nhai.

+ Cơ nhai phì đại, biến dạng khuôn mặt: Rất nhiều bệnh nhân nổi hạch gặp phải tình trạng cơ nhai phì đại, sưng to làm cho khuôn mặt bị mất cân đối, thậm chí biến dạng. Việc nói chuyện và thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ mặt sẽ bị ảnh hưởng thậm chí là khó khăn.

+ Giãn khớp quai hàm: Viêm khớp quai hàm nổi hạch có thể gây ra tình trạng giãn khớp. Lúc đầu, người bệnh chỉ bị dính giữa phần đĩa khớp với các đầu xương, khi bệnh càng nặng sẽ gây thủng đĩa khớp, phá hủy các đầu xương khiến khớp bị xơ cứng. Lúc này, người bệnh sẽ không thể há miệng do khớp hàm không thể hoạt động như bình thường.

+Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch không gây ảnh hưởng đến tính mạng: nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống cũng như thực hiện các hoạt động nói. Để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra cơ hàm bằng cách chụp X-quang. Hoặc một số trường hợp cần thiết khác có thể cho chụp cộng hưởng từ (MRI) và nội soi khớp để chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

4. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị viêm khớp thái dương hàm sẽ có sự khác nhau nhất định. Các phương pháp thường được áp dụng gồm:

  • Điều trị bằng thuốc Tây

Khi bị viêm khớp thái dương hàm mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Cụ thể gồm có: Paracetamol hoặc các thuốc giảm đau NSAIDs như: Diclofenac hoặc Meloxicam,… Người bệnh cũng được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm Corticoid và thuốc giãn cơ Eperisone,… để hỗ trợ kiểm soát bệnh.

Lưu ý: Người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.

  • Biện pháp hỗ trợ

Các phương pháp vật lý trị liệu như: Chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage, chiếu tia hồng ngoại,…. sẽ được áp dụng cho người bị viêm khớp thái dương hàm mức độ nhẹ. Phương pháp giúp kích thích tuần hoàn máu, làm giãn cơ, giải phóng áp lực cho dây thần kinh. Đem lại tác dụng giảm đau hiệu quả.

  • Phẫu thuật

Trong một số trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được tư vấn điều trị bằng cách phẫu thuật. Phương pháp giúp loại bỏ tổn thương và khôi phục chức năng hàm cho người bệnh. Tuy vậy việc phẫu thuật không thể đảm bảo hiệu quả 100% và chi phí thực hiện cũng là con số không hề nhỏ.

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng người bệnh có thể phải sống chung với nó suốt đời. Do đó mọi người nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tình trạng này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn

  • Điều trị vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị bằng máy siêu âm trị liệu mini:

a. Dành cho phòng khám, bệnh viện, các bác sĩ tập bệnh tại nhà, cá nhân tự điều trị

Chúng ta phải hiểu được siêu âm trị liệu là gì:

  • Đầu tiên siêu âm trị liệu không thuộc loại sóng điện từ
  • Siêu âm trị liệu/ Siêu âm trong vật lý trị liệu (phonophoresis) là một phương pháp vật lý trị liệu bằng cách sử dụng sóng siêu âm giúp làm lành vết thương và dẫn truyền thuốc qua da. 
  • Sóng siêu âm được sử dụng trong vật lý trị liệu tần số từ 1 – 3 MHZ nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
  • Siêu âm cần thực hiện qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm (thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaseline…). Trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất. Khi thực hiện siêu âm trị liệu, người điều trị sẽ lót giữa da và đầu phát một lớp mỡ hoặc gel để siêu âm qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào cơ thể.

Để tạo ra sóng siêu âm, kỹ thuật viên sẽ sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần lên tinh thể trong đầu phát sóng siêu âm . Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi tinh thể nở to ra, nó sẽ ép các vật chất lại, khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự thay đổi ấy hình thành nên sóng siêu âm.

Siêu âm trị liệu sẽ có ba tác dụng chính:

a) Tác dụng cơ học 

Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể”.
Tần số lớn 3MHz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz. Sự thay đổi áp lực là nguyên nhân của:
– Thay đổi thể tích tế bào.
– Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hoá.
– Thay đổi tính thấm màng tế bào.
– Tăng chuyển hóa.
Ngoài ra sự giao động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt ( còn tuỳ vào chế độ liên tục hay xung ) nhưng đây là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều tới tác dụng điều trị.Khoảng cách tác dụng còn phụ thuộc vào tần số sử dụng:
+ Tần số 1 Mhz tác dụng trong khoảng từ 5-8 cm dùng cho vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng. vùng mông, vùng đùi…
+ Tần số 3 Mhz tác dụng trong khoảng từ 2-3 cm dùng cho vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay, ngón tay, lồi cầu…

b) Tác dụng nhiệt:

Siêu âm trị liệu dùng điều trị tại các phòng khám

  • Nhiệt trong sóng siêu âm trị liệu làm tăng hoạt động của tế bào, giúp giãn cơ, giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng oxy, chất dinh dưỡng, tăng quá trình đào thải và thúc đẩy quá trình viêm sớm kết thúc, đồng thời mang đến sự thư giãn cho người bệnh. Sử dụng siêu âm trị liệu trong thời gian dài, đúng cách (theo chỉ định của bác sĩ) có thể giải quyết được hoàn toàn các hiện tượng viêm

c) Tác dụng sinh học: 

  • Giãn cơ do dao động của sóng siêu âm trị liệu tác dụng lên các thụ thể thần kinh và bóc tách các sợi cơ
  • Tăng dinh dưỡng và tuần hoàn do tăng tính thấm của mạch máu tổ chức và nhiệt độ
  • kích thích quá trình kích thích sinh học tái sinh tổ chức

Ngoài ra còn có:

  • Tạo nhiệt 
  • Phi nhiệt
  • Dẫn thuốc (siêu âm di): Có thể sử dụng chế độ tạo nhiệt hoặc phi nhiệt. Siêu âm di này sẽ tạo những vùng có phân tử theo chu kì dày đặc (compression) và thưa (Rarefaction) -> tạo ra những vi bong bóng (MIcroBubble), còn được gọi là sự tạo khoang (Cavitation), những vi bong bóng này có tác dụng làm phá vỡ các liên kết lipid nối 2 tế bào da “dãn”, từ đó sẽ làm cho chất thuốc dễ len lõi giữa các tế bào & thấm sâu (Cơ chế của siêu âm di).

Khi chọn máy siêu âm trị liệu chúng ta nên chú ý tới 2 cái đó là:

BNA (Beam Nonunifomity Ratio) & ERA (Effective Radiating Area).

  • BNA (Beam Nonunifomity Ratio): Nói một cách dễ hiểu thì BNA nó là tỉ lệ không đồng nhất của chùm tia siêu âm. Máy có BNA càng thấp thì chất lượng điều trị của máy càng cao. Người ta quy định BNA của một máy siêu âm trị liệu nên dưới 6:1.
  • ERA (Effective Radiating Area): Là diện tích của cái miếng siêu âm, diện tích càng lớn thì chất lượng điều trị càng tốt.

Thông số của siêu âm trị liệu: 

  • Tần số: + Nếu tổn thương nông thì dùng 3 Mhz
                 + Tổn thương sâu thì dùng 1 Mhz 
  • Duty cycle: + Nếu còn viêm cấp: chế độ phi nhiệt DC < 50% 
                       + Nếu viêm mạn hoặc cần nhiệt kéo giãn gân: Chế độ tạo nhiệt DC tiến gần đến 100% 
  • Thời gian: 8 – 10p 
  • Nếu siêu âm tạo nhiệt: 1 diện tích điều trị không quá 3 lần ERA, không để tốc độ quá 4cm/giây, luôn hỏi cảm giác nóng rát của bệnh nhân 
  • Siêu âm dẫn thuốc ( siêu âm di ): tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng để chọn thông số. Càng ngày thì người ta càng có xu hướng sử dụng siêu âm di + NSAIDs ở giai đoạn sớm để giảm đau viêm khớp giai đoạn cấp. Đặc biệt cho những bệnh nhân bị chấn thương.

Máy siêu âm trị liệu mini được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang trong mình khả năng phát sóng siêu âm vô cùng mạnh mẽ

  • Sự giao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng ” xoa bóp vi thể “. Sự thay đổi áp lực giúp tạo nên cá hiệu ứng:
  • Thay đổi tế bào.
  • Tác dụng bóc tách các sợi mô liên kết và xơ hóa.
  • Thay đổi tính thấm màng tế bào.
  • Tăng chuyển hóa

=> Đối với bệnh viêm khớp thái dương hàm máy siêu âm trị liệu mini tạo giao thoa, dao động mạnh tác động trực tiếp lên khớp thái dương hàm. Làm tăng chuyển hóa cho bản lề khớp hàm. Từ đó giúp hỗ trợ phần lớn trong việc tán sưng, tiêu ung. => giúp các khớp thái dương hàm giảm đau, phục hồi mạnh mẽ.

Dưới đây là một số các loại máy siêu âm trị liệu được bác sĩ và các phòng khám tin dùng:

  • Máy siêu âm trị liệu đa tần BTL 
Máy siêu âm đa tần BTL
Siêu âm trị liệu đa tần BTL
Viêm khớp thái dương hàm
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP1
Viêm khớp thái dương hàm
Siêu âm trị liệu mini ROSCOE UP2
Viêm khớp thái dương hàm
Siêu âm kết hợp điện xung UT2

 


  • 1 Số dòng Máy siêu âm hiện có:
Viêm khớp thái dương hàm
1
Viêm khớp thái dương hàm
3
Viêm khớp thái dương hàm
2

 

Tham khảo thêm một số hội chứng và bệnh thường gặp có liên quan:

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi cần tư vấn và giúp đỡ!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ Y KHOA MDT
✅ Phòng khám điều trị VLTL tại Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
✅ Tìm phòng khám gần nhà
✅Tìm người tập VLTL tại nhà
✅Thiết bị tập VLTL-PHCN
Hotline : 090.282.3651
Website ?: congngheykhoa.com
Website ?: dieutrivatlytrilieu.com
Fanpage ?: dieutrivatlytrilieumdt
Nhắn Zalo
Gọi ngay
Nhắn Facebook
Liên hệ